Chương 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CÁC KCN TẠI TỈNH ĐỒNG NA
3.1 Các quan điểm cần quán triệt khi đề xuất các giải pháp:
+ Các KCN của tỉnh chẳng những phải góp phần thúc đẩy công cuộc CNH mà còn phải đẩy mạnh sự nghiệp hiện đại hoá các ngành kinh tế của tỉnh. Quan
điểm phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái.
+ Đất đai, tài nguyên và nguồn nhân lực đều có hạn, phải tìm cách sử dụng có hiệu quả nhất. Việc phát triển các KCN cần phát huy tối đa các nguồn nội lực và lợi thế so sánh của tỉnh trong mối liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng và cả
nước nói chung và trong quá trình chủđộng hội nhập.
+ Sự phát triển bền vững của các KCN không chỉ tính đến thời hạn 5-10 năm, mà phải tính xa hơn đến 20-30 năm.
+ Tỷ lệ lấp đầy KCN không chỉ là tiêu chí chủ yếu đánh giá hiệu qủa phát triển KCN.
+ Trị giá gia tăng thêm ở các sản phẩm được xem như là chỉ tiêu chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN.
+ Quan điểm lấy hiệu qủa kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực làm tiêu chuẩn lựa chọn các phương án phát triển. Nguồn nhân
lực là yếu tố quan trọng quyết định đến quy mô và chất lượng của sự phát triển kinh tế trên địa bàn.
+ Quan điểm kết hợp ngay từ đầu phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh.
+ Và căn cứ trên các tiêu chí xếp loại các KCN tại tỉnh Đồng Nai.
Bằng nhiều kinh nghiệm thực tiễn đã khẳng định những yếu tố đảm bảo phát triển thành công KCN là nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển KCN; xây dựng cơ sở hạ tầng KCN nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý; điều chỉnh cơ cấu ngành nghềđẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN; thực hiện tốt cải cách hành chính các hoạt động KCN và người lao động trong KCN phải
được làm việc trong điều kiện an toàn, hợp pháp và được bảo đảm mức sống bình thường hàng ngày.