Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu 311 Giải pháp phát triển bền vững thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 33)

Nhà nước cấp, tính đến cuối năm 2004 đạt 6.200 tỷ đồng, tỷ lệ vốn tự có/tài sản có rủi ro đạt > 5%, thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế là 8%.

Là một trong số những ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất tại Việt Nam. Đến cuối năm 2004, NHNo&PTNT Việt Nam có quan hệ đại lý với 892 ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân Hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như: Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và 1998, Hội nghị Tín dụng Nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản tháng 4/2003.

NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp. Đến cuối năm 2004 đã tiếp nhận và quản lý có hiệu quả 77 dự án với tổng số vốn 2.783 triệu USD, số vốn qua NHNo&PTNT Việt Nam 2.012 triệu USD, đã giải ngân 788 triệu USD.

Toàn hệ thống có trên 28.000 cán bộ nhân viên, song còn hạn chế về số lượng cán bộ được đào tạo chuyên sâu về quản trị ngân hàng hiện đại, đặc biệt là chưa có cán bộ được đào tạo trực tiếp tại các trường đại học quốc tế lớn.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam. Nam.

2.1.2.1. Về hoạt động huy động vốn.

Với thế mạnh về màng lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước, có quan hệ truyền thống lâu năm với các thành phần kinh tế và các tầng

lớp dân cư, NHNo&PTNT Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng vốn huy động ở mức cao. Giai đoạn 1997-2004 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 31%/năm. Tổng nguồn vốn đến cuối năm 2004 đạt 158.629 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng 20,5% so với đầu năm, số tăng tuyệt đối là 27.001 tỷ đồng. Trong tổng số 158.629 tỷ đồng, nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam là 148.391 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 93,5% tổng nguồn vốn; nguồn vốn vay NHNN là 3.618 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 2,3% tổng nguồn vốn; nguồn vốn uỷ thác đầu tư là 6.620 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,2% tổng nguồn vốn. Về cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ, trong tổng số 158.629 tỷ đồng, nguồn vốn nội tệ: 142.027 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,6% tổng nguồn vốn; nguồn vốn ngoại tệ qui đổi VNĐ: 16.602 tỷ, chiếm tỷ trọng 10,4% tổng nguồn vốn.

Với định hướng tăng trưởng nguồn vốn có tính ổn định nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản. NHNo&PTNT Việt Nam trong những năm gần đây luôn chú trọng huy động vốn có kỳ hạn từ các tầng lớp dân cư, đây là nguồn vốn tuy có chi phí cao hơn so với nguồn vốn huy động từ các tổ chức nhưng bù lại có tính ổn định cao hơn. Từđầu năm 2004 đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện thành công 05 đợt huy động tiết kiệm dự thưởng với giải đặc biệt mỗi đợt là 100 cây vàng “3 chữ A” và hiện đang tập trung triển khai đợt huy động mới nhân giải bóng đá quốc tế Agribank Cup 2005. Tuy chưa đạt được mục tiêu đặt ra là 60% tổng nguồn vốn được huy động từ thành phần dân cư nhưng với những nỗ lực trên, tỷ trọng vốn huy động từ dân cư trên tổng nguồn vốn đang có sự chuyển biến tích cực, nếu như tại thời điểm cuối năm 2003, tỷ trọng này đạt 36% thì đến cuối năm 2004 đă tăng lên 38%. Điều này cho thấy những biện pháp mà NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện là đúng đắn và đang phát huy tác dụng.

Sự biến động về nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu 2.1: Tổng nguồn vốn giai đoạn 1997 – 2004 (Đvt: tỷ đồng) 24.305 31.787 35.629 55.041 70.830 100.078 131.628 158.629 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Nguồn: Báo cáo thường niên 1997 – 2004 của NHNo&PTNT Việt Nam

2.1.2.2. Về hoạt động cho vay và đầu tư tín dụng.

Hoạt động cho vay và đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 1997 – 2004 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 30,6%/năm, xấp xỉ tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Tổng dư nợ đến cuối năm 2004 đạt 142.294 tỷ đồng, tăng 24.421 tỷ đồng (tăng 20,7%) so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ngoại tệ qui đổi VNĐ là 15.343 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,8% tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay ngắn hạn: 79.516 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,9% tổng dư nợ.

Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam chủ yếu tập trung vào các dự án nông nghiệp, nông thôn. Đến cuối năm 2004 có trên 9 triệu hộ gia đình, cá nhân còn dư nợ với tổng số tiền 87.968 tỷ, tăng 14.662 tỷ so với đầu năm, tăng 20%, chiếm tỷ trọng 61,8% tổng dư nợ.

Nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm gần 90% tổng thu nhập của toàn hệ thống, điều này cho thấy nghiệp vụ hoạt đông kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam vẫn chủ yếu là các nghiệp vụ truyền thống.

Sự biến động về tổng dư nợ của NHNo&PTNT Việt Nam được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu 2.2: Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 1997 – 2004 (Đvt: tỷ đồng) 22.484 27.382 32.210 48.548 64.540 88.579 117.873 142.294 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Nguồn: Báo cáo thường niên 1997 – 2004 của NHNo&PTNT Việt Nam

2.1.2.3. Các loại hình sản phẩm dịch vụ cung cấp:

Thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, những năm qua, bên cạnh việc phát triển mạnh nghiệp vụ tín dụng truyền thống, NHNo&PTNT Việt Nam còn chú trọng việc mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ khác như: cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh vàng bạc đá quý, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa card, Master card, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, dịch vụ chi trả thẻ tín dụng, dịch vụ thu chi hộ, làm đại lý bảo hiểm...

NHNo&PTNT Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển nghiệp vụ thẻ, coi đây là một trong 4 nhóm dịch vụ ưu tiến phát triển hàng đầu trong chiến lược kinh doanh toàn ngành từ nay đến năm 2010. Nghiệp vụ thẻ ATM bắt đầu triển khai từ cuối năm 2003, tính đến 31/5/2005 đã có 842.706 thẻ được phát hành, số lượng giao dịch tại ATM là 1.115.232 món với số tiền 843 tỷ đồng, số dư tài khoản ATM: 287 tỷ đồng, số máy ATM đã triển khai: 199 máy. Bên cạnh nghiệp vụ thẻ ATM đã và đang được triển khai mạnh mẽ, từ tháng 7/2004, NHNo&PTNT Việt Nam cũng đã triển khai nghiệp vụ thẻ tín dụng nội địa, tính đến 31/5/2005 đã có 828 thẻ được phát

hành với doanh số giao dịch 0,14 tỷ đồng, dư nợ trên tài khoản 0,54 tỷ đồng, số lượng đơn vị chấp nhận thẻ ký kết hợp đồng đại lý là 32, số lượng POS lắp đặt tại đơn vị chấp nhận thẻ là 30 POS.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng thu nhập do các hoạt động dịch vụ mang lại vẫn còn ở mức rất thấp, chiếm tỷ lệ trên 10% tổng thu nhập.

Những năm tới, NHNo&PTNT Việt Nam sẽ thực hiện các sản phẩm, dịch vụ mang tính ứng dụng công nghệ ngân hàng cao như dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking), dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home-Banking)...

2.1.2.4. Tình hình phát triển công nghệ và hiện đại hoá ngân hàng:

Tiếp tục đề cao vai trò của phát triển và ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động ngân hàng, những năm gần đây, NHNo&PTNT Việt Nam đã triển khai một loạt các chương trình ứng dụng tin học, bao gồm: Hệ thống thông tin báo cáo và giao dịch trực tiếp; Hệ thống truyền tin Fastnet và hệ thống quản lý nhân sự; Nâng cấp kết nối hai chiều và kết nối mạng Online với Kho bạc Nhà nước Trung ương; Xây dựng chương trình giao dịch trực tuyến đồng bộ về cơ chế huy động vốn; Triển khai dự án ngân hàng bán lẻ.

Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn I Dự án hiện đại hoá thanh toán và kế toán khách hàng do Ngân hàng Thế giới tài trợ (dự án WB), đã có 11 chi nhánh cấp I và 115 chi nhánh trực thuộc các chi nhánh cấp I được triển khai dự án WB; triển khai hệ thống chuyển tiền điện tử đến các chi nhánh cấp I và 800 chi nhánh cấp II, III; tổ chức triển khai mạng diện rộng (Wan) đến 102/107 chi nhánh cấp tỉnh, thành phố lớn.

Chiến lược công nghệ tin học của NHNo&PTNT Việt Nam là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tập trung xây dựng phần mềm ứng dụng gắn với dịch vụ tiện ích của ngân hàng và trang thiết bị kỹ thuật, đi đôi với việc đào tạo cán bộ đủ năng lực để tiếp nhận kỹ thuật mới.

2.1.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT Việt Nam.

2.1.3.1. Nhận dạng các đối thủ cạnh tranh của NHNo&PTNT Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

™ Các đối thủ cạnh tranh là ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài:

Hiện nay tham gia hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam có 04 ngân hàng liên doanh và 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong số đó có nhiều ngân hàng lớn trên thế giới với tiềm lực tài chính mạnh như: Citibank (Mỹ), Deustche Bank (Đức), HSBC (Anh), Eximbank (Nhật)...Các ngân hàng này có đặc điểm chung là nguồn vốn tự có lớn, công nghệ hiện đại cùng đội ngũ ngân viên có trình độ cao, năng động và sáng tạo...

Với những ưu thế vượt trội trên, các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn của NHNo& PTNT Việt Nam khi tự do hoá tài chính được thực hiện, các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng Việt Nam sẽ cùng trên một sân chơi bình đẳng, có cùng một khuôn khổ pháp lý, không còn sự phân biệt đối xử giữa các loại hình ngân hàng, các rào cản đối với ngân hàng nước ngoài sẽ bị gỡ bỏ. Khi đó, cạnh tranh sẽ tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực sau đây:

+ Thi trường tín dụng (kể cả bán sỉ và bán lẻ). Cạnh tranh về cho vay sẽ trở nên gay gắt khi các ngân hàng nước ngoài đã hiểu rõ thị trường Việt Nam và môi trường pháp lý đảm bảo cho họ xử lý rủi ro để thu hồi nợ trong trường hợp cần thiết.

+ Giao dịch thanh toán và chuyển tiền. Đây là lĩnh vực có ưu thế của các ngân hàng nước ngoài cả về loại hình và chất lượng dịch vụ. Khi đã tạo

được uy tín, các ngân hàng này sẽ thu hút một lượng đáng kể khách hàng Việt Nam.

+ Dịch vụ tư vấn, môi giới kinh doanh tiền tệ, phát triển doanh nghiệp. Lĩnh vực hoạt động này cũng là lĩnh vực mà các ngân hàng nước ngoài có ưu thế và thu hút sự quan tâm của khách hàng Việt Nam, đặc biệt là dịch vụ liên quan đến chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.

+ Phát hành và thanh toán thẻ.

Ngoài ra, cạnh tranh gay gắt sẽ tập trung vào việc mở rộng đối tượng khách hàng là dân cư dưới những hình thức hoạt động chủ yếu sau:

+ Tăng vốn VND thông qua huy động tiết kiệm dân cư và vốn nhàn rỗi tạm thời của tổ chức phi kinh tế.

+ Mở rộng các loại hình hoạt động, nhất là dịch vụ thu phí như thanh toán, chuyển tiền, tư vấn, môi giới, lưu ký, quản lý danh mục đầu tư của khách hàng.

Ngoài 04 ngân hàng liên doanh và 28 chi nhánh ngân hàng nước ngoài kể trên, hiện nay 43 ngân hàng nước ngoài khác đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, đang trong giai đoạn tìm hiểu nghiên cứu thị trường. Đây sẽ là những đối thủ tiềm ẩn lớn của NHNo&PTNT Việt Nam trong tương lai khi mà các rào cản đối với ngân hàng nước ngoài được gỡ bỏ.

™ Các đối thủ cạnh tranh là các NHTM trong nước:

- Các đối thủ cạnh tranh là các NHTM Nhà nước: Các đối thủ cạnh tranh của NHNo&PTNT Việt Nam là các NHTM Nhà nước hiện nay gồm có: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó ba đối thủ chính là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam, đây là các ngân hàng hiện nắm giữ một thị phần lớn về tín dụng, huy động vốn và thanh toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và đang có những bước chuyển mình để nâng cao năng lực cạnh tranh trước thềm hội nhập:

+ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: Nhắc đến Vietcombank hẳn rất nhiều người trong chúng ta đều biết đó là tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và là một thương hiệu nổi tiếng và có uy tín bậc nhất trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam và khu vực. Là NHTM phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam, Vietcombank còn là trung tâm thanh toán ngoại tệ và chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh các hoạt động cho vay thông thường, Vietcombank còn tăng cường hoạt động qua thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Trong những năm qua, Vietcombank luôn phát huy vai trò là một ngân hàng uy tín nhất trong lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế.

Vietcombank còn đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào các quy trình nghiệp vụ của mình để cung cấp nền tảng cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế như dịch vụ VCB – Online và dịch vụ Connect 24 cho phép khách hàng sử dụng Internet Banking, E-Banking, tiếp cận với tài khoản và dịch vụ ngân hàng tại tất cả các chi nhánh trong hệ thống. Đặc biệt, Vietcombank đã áp dụng tiêu chuẩn ISO trong quản lý kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng như phòng ngừa và giảm rủi ro trong kinh doanh.

Nhờ những bước đi bài bản, nên mặc dù mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng Vietcombank vẫn giữ được thị phần ở mức cao và ổn định. Đến cuối năm 2004, tổng nguồn vốn của Vietcombank đạt trên 120.000 tỷ đồng, tổng dư nợ chiếm 10,6% tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước năm 2004 tăng trên 36% so với năm 2003, đạt 13,6 tỷ USD. Doanh số thanh toán XNK đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 28,5% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Vietcombank cũng là một trong những ngân hàng có vốn lớn nhất trong số các NHTM Việt Nam, đến nay tổng vốn điều lệ và các quỹ của Vietcombank đạt gần 7.000 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ đạt xấp xỉ 4.000 tỷ đồng. Trong hoạt động đối ngoại, Vietcombank đã thiết lập được quan hệ với trên 1.300 ngân hàng tại trên 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với những nỗ lực không ngừng, Vietcombank đã xây dựng được một thương hiệu mạnh “Viecombank” trong nhiều lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là trên thị trường quốc tế trong các giao dịch ngoại thương, phát hành thẻ tín dụng, thẻ thanh toán...và đã được nhiều tổ chức quốc tế trao tặng và công nhận nhiều danh hiệu uy tín như: Giải thưởng “Người dẫn đầu về chiến lược năm 2003” của Visa International, tạp chí Euro Money bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2003”, 5 năm liên tiếp đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do tạp chí The Banker trao tặng, là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Global Finance World bình bầu, được Cục xúc tiến Thương mại và Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng danh hiệu “Thương hiệu mạnh năm 2004”...cùng hàng loạt giải thưởng của các ngân hàng quốc tế như: HSBC, New York Bank, JP Morgan Chase, Deutsche Bank...

Một phần của tài liệu 311 Giải pháp phát triển bền vững thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 33)