Bảo đảm tiền vay và những vấn đề bất cập:

Một phần của tài liệu 310 Nâng cao và mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thủy sản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 46 - 48)

T DOANH NGHIỆP ổng ồn Phải SLĐ

2.3.2.5. Bảo đảm tiền vay và những vấn đề bất cập:

- Tính đến 31.12.2005 tổng dư nợ khối xuất khẩu là 94 tỷđồng, chiếm 32,86% tổng dư nợ toàn chi nhánh. Trong đó:

+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản (TC,CC,BL): 34,4 tỷđồng, chiếm 36%. + Cho vay không có tài sản bảo đảm: 59,6 tỷđồng, chiếm 64%.

47 - Nếu xét tổng thể, các doanh nghiệp có tổng tài sản cốđịnh chỉ có 610 tỷđồng, nếu đem thế chấp, cầm cố 100%, nếu áp dụng tỷ lệđảm bảo cao nhất là 80%, chỉ đảm bảo được 488 / 2.144 tỷđồng nợ có đảm bảo chỉ đạt 22,80%.

- Phần lớn doanh nghiệp XKTS đang quan hệ với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, tài sản đảm cầm cố thế chấp hết các ngân hàng khác và một thực tếđặt ra là không thể có doanh nghiệp nào dùng vốn tự có để đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị và mua sắm tài sản cố định, đất đai … để thế chấp ngân hàng vay vốn kinh doanh có bảo đảm 100% bằng tài sản mà họ chỉ đầu tư hoàn chỉnh nhà xưởng máy móc thiết bị đủ để sản xuất, còn lại đưa vào vốn lưu động. Nhưng đối với ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu nhu cầu vốn lưu động rất lớn, cho cả khâu thu mua nguyên liệu chế biến và khâu thanh toán, nếu chỉ dựa vào tài sản bảo đảm để cho vay thì không cho vay được bao nhiêu, và có thể mất khách hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại như hiện nay. Nhưng cho vay với số dư nợ hàng trăm tỷ đồng mà không có tài sản bảo đảm là một điều đáng lo ngại. Đây là một áp lực rất lớn đối với công tác tín dụng hiện nay của chi nhánh Cà Mau.

- Trong tương lai, từđây đến năm 2010, theo kế hoạch Chính phủđã giao cho tỉnh Cà Mau phải đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong đó thuỷ sản là 1 triệu USD. Để bảo đảm yêu cầu này Cà Mau cần có thêm khoảng 10 – 15 nhà máy chế biến tôm, 05 nhà máy chế biến thức ăn , nhu cầu vốn cố định và vốn lưu động sẽ tăng từ 2 đến 3 lần hiện nay, mà tài sản cốđịnh thì có hạn, nên việc cho vay không có tài sản bảo đảm sẽ tăng lên, áp lực này ngày càng lớn sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động ngân hàng nếu không có giải pháp sớm.

- Thực tế vừa qua và hiện nay Chi nhánh vẫn chưa áp dụng biện pháp cầm quản kho hàng (trong đó có phần tài sản hình thành từ vốn vay) như là một biện pháp bảo đảm tiền vay bổ sung. Về mặt cơ chế bảo đảm tiền vay, Thông tư 07 của NHNN cho phép tổ chức tín dụng nhận cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay là động sản, nhưng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập: Đó là:

+ Nếu muốn cầm cố tài sản cho an toàn thì ngân hàng phải giữ hàng hoá (giữ chìa khoá kho) hoặc bên vay / hoặc bên thứ ba giữ, nhưng ngân hàng phải có quyền định đoạt tài sản đó. Nghĩa là việc tăng thêm, giảm đi, thay thế, bán … tất cả mọi tác

48 động liên quan đến tài sản phải được sự đồng ý bằng văn bản của ngân hàng. Nhưng đặc điểm của ngành chế biến thuỷ sản là mặt hàng đa dạng, nhiều cỡ, loại khác nhau, và hàng luôn được nhập, xuất kho liên tục theo tiến độ sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy nếu ngân hàng giữ 1 chìa khoá kho thì chỉ có cách là cử người trực kho cùng doanh nghiệp. Trong điều kiện bảo quản hàng hoá phải ở môi trường kho chuyên dùng nhiệt độ - 20° đến - 25° C. Đây là một việc khó thực hiện trong thực tế.

+ Nhưng nếu để cho doanh nghiệp hoàn toàn tự do định đoạt tài sản cầm cố kho hàng như hiện nay mà ngân hàng không cập nhật quản lý được hàng ngày thì mức độ rủi ro lớn, thậm chí vi phạm cơ chế.

+ Ngoài ra còn phải kể đến yếu tố giá cả sụt giảm, làm cho giá cả hàng tồn kho giảm, thì càng khó khăn hơn cho ngân hàng, nếu bán hàng, doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng (mặc dù dự báo chỉ sau 1 hay 2 tháng giá sẽ tăng cao) lúc đó sẽđưa ngân hàng vào thế tiến thoái lưỡng nan. Còn phải kể đến hàng hoá ứ đọng, kém mất phẩm chất … rất nhiều điều khó khăn sẽ xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.

- Cho vay không có bảo đảm thì càng ruỉ ro lớn hơn, mặc dù cơ chế cho phép, nhưng đó là một gánh nặng trách nhiệm của những người trực tiếp cho vay.

- Thủ tục công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm chưa hoàn chỉnh. Những tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị tự làm không có chứng thư sở hữu cơ quan công chứng không công chứng.

- Các phụ lục hợp đồng cũng không được công chứng, việc này chưa thực hiện đầy đủ quy định của BIDV nếu hợp đồng công chứng thì phụ lục hợp đồng cũng phải được công chứng.

Một phần của tài liệu 310 Nâng cao và mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thủy sản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)