Đây là hình thức tạo vốn chủ yếu được áp dụng phổ biến hầu hết ở các nước trên thế giới. Ở nước ta hiện nay, các giải pháp tạo vốn qua hình thức tín dụng cho các DNNVV chủ yếu là tín dụng ưu đãi, tín dụng thuê mua và bảo lãnh tín dụng.
Tín dụng ưu đãi là một hình thức hỗ trợ tài chính thông qua việc vay vốn với mức lãi suất thấp (ưu đãi). Hầu hết các nước đều sử dụng tín dụng ưu đãi để hỗ trợ và hướng dẫn sự phát triển của các DNNVV. Ở Vĩnh Long, Tỉnh đã đẩy mạnh việc thực hiện tín dụng ưu đãi để khuyến khích đầu tư và giải quyết những vấn đề xã hội thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ như: quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ cho vay giải quyết việc làm và quỹ hỗ trợ phát triển. Các quỹ này ở các mức độ khác nhau đều đã có tác động đến việc phát triển DNNVV. Trong tình hình hiện nay cần phải thành lập một số hình thức tín dụng để hỗ trợ phát triển DNNVV của Tỉnh:
- Quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV:
Việc thành lập quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV là nhằm hỗ trợ tín dụng trung hạn và dài hạn cho DNNVV, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo lập DN mới và đầu tư phát triển các DN hiện có. Nguồn hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV một phần lấy từ ngân sách nhà nước - trong phần chi đầu tư phát triển, một phần hinh thành từ vốn góp của các tổ chức tài chính tín dụng như các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm…để đảm bảo kịp thời nhu cầu về vốn cho các dự án; đồng thời phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chưc tài chính nước ngoài, các tổ chức tài chính thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV tại Tỉnh Vĩnh Long để nâng cao năng lực hoạt động. Ngoài việc cung cấp cho DNNVV các khoản tín dụng với thời gian vay trả phù hợp với chu trình sản xuất có hiệu quả, quỹ này còn có thể cung cấp các
khoản tín dụng đặc biệt để mua sắm máy móc, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, tin học hóa công tác quản lý….
- Tín dụng thuê mua:
Hiện nay tại Vĩnh Long chưa có bất kỳ một công ty cho thuê tài chính nào.
Tín dụng thuê mua là hình thức tín dụng trung hạn và dài hạn thông qua việc cho thuê tài sản. Bên cho thuê nắm quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tìên thuê trong suốt thời hạn thuê đã được 2 bên thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp động trước thời hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lai hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tín dụng thuê mua có tác động lớn đến việc phát triển kinh tế của tỉnh. Đối với DNNVV, tín dụng thuê mua là hình thức cung cấp vốn thích hợp và có hiệu quả. Vì vậy, tỉnh cần hỗ trợ các DNNVV tăng cường áp dụng hình thức thuê mua tài chính:
+ Phát triển mạng lưới các công ty cho thuê tài chính: miễn giảm thuế thu nhập DN cho các công ty cho thuê tài chính, miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu dùng cho hoạt động thuê mua.
+ Tăng cường vốn hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính: công ty có thể tham gia kết nối với các chương trình hỗ trợ vốn trong và ngoài nước cho các DNNVV nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính ngày càng tăng.
+ Khuyến khích công ty chú trọng hoạt động marketing đưa dịch vụ này chủ động đến với DNNVV, tổ chức các khóa học nâng cao hiểu biết về loại hình tài trợ này cho các DN…
Thuê mua tài chính là hình thức tài trợ cho các DNNVV, dù ít vốn vẫn có thể sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại, phục vụ cho quá trình SXKD.
- Bảo lãnh tín dụng:
đích cấp bảo lãnh cho khoản vốn mà khách hàng vay là các DNNVV không có đủ điều kiện về tài sản chế chấp để vay vốn của các tổ chưc tín dụng. Theo qui định của Bộ tài chính, mức vốn điều lệ tối thiểu của quỹ này là 30 tỷ đồng, được hình thành từ vốn của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp (tối đa không quá 30% vốn điều lệ tối thiểu), từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia góp vốn (bao gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thưc ODA), vốn tự bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng… bảo lãnh tín dụng, về bản chất của nó, mang lại sự hỗ trợ đặt biệt về nguồn vốn cho các DNNVV và đang thu hút sự quan tâm của nhiều DN. Tuy nhiên hình thức này hiện nay vẫn chưa được triển khai rộng rãi. Nguồn tài chính của quỹ bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của các DN mà nó bảo lãnh, do đó mức độ rủi ro cao.
Để giảm bớt rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ, đội ngũ nhân viên phải vừa có năng lực, trình độ, vừa có tâm huyết với mục tiêu, phương châm hoạt động của quỹ để có thể thẩm định đúng đắn tính khả thi của các dự án, theo dõi hiệu quả của các khoản vay.
Về phía nhà nước, cần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và các nhà tài trợ dự án bằng cách cải cách thủ tục hành chính ở lĩnh vực ngân hàng và tài chính giúp hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay và bảo lãnh.
- Tạo điều kiện pháp lý và các thủ tục khác để các DNNVV, đặt biệt là các DN tư nhân tiếp cận kênh vốn vay ưu đãi hoặc được nhận bảo lãnh tín dụng từ nguồn vốn ưu đãi địa phương và quốc gia. Tỉnh cần nhanh chóng xây dựng và công khai hóa các quy định, quy chế, điều kiện được nhận ưu đãi đầu tư trong từng lĩnh vực, từng ngành hay từng sản phẩm, không phân biệt thành phần kinh tế, thậm chí có thể có những điều kiện ưu tiên nào đó đối với các DNNVV nhằm tạo điều kiện cho nhóm DN này phát triển vì đây là một bộ phận rất năng động và quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.