Trong nhiều năm qua, các chính sách thuếđều có các quy định ưu đãi cao đối với hoạt động nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.
Ngoài ra, Nhà nước có những chính sách tập trung phát triển mạnh kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, thông tin liên lạc, tạo điều kiện đưa khoa học công nghệ phát triển mạnh.
Tuy nhiên, để phát triển khoa học công nghệ, VN cần phải:
- Tích cực tiếp thu thành quả khoa học và công nghệ đã được tạo ra ở các nước công nghiệp phát triển.
- Mặc dù còn hạn chế nhưng nghiên cứu trong nước vẫn phải đảm nhiệm nhiều vị trí không thể thay thế trong mối quan hệ gắn kết nghiên cứu với sản xuất.
- Thích nghi hoá, nội địa hoá công nghệ nhập. Phổ biến công nghệ nhập và cải tiến, hoàn thiện công nghệ nhập. So với việc nghiên cứu để nắm bắt công nghệ thì những hoạt động này đòi hỏi sự nghiên cứu phải sâu và ở trình độ cao hơn.
- Tập trung vào các ngành mũi nhọn theo phương châm đi tắt, đón đầu. Đồng thời ần phải thiết lập các mối liên kết nghiên cứu - giảng dạy - sản xuất có hiệu quả.
3.4.4. Xây dựng và phát triển thương mại điện tử (TMĐT) cho các DNVVN.
Phát triển TMĐT là xu hướng tất yếu của nền kinh tế. VN đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới nên nếu TMĐT phát triển thì hoạt động kinh doanh của DN cũng sẽ thuận lợi hơn - giảm được chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, dễ mở rộng thị trường - và qua đó nâng cao được khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, VN đang đứng trước không ít khó khăn để phát triển TMĐT. Theo báo cáo đánh giá của Bộ Thương mại, nguồn nhân lực cho TMĐT hiện vừa thiếu vừa yếu. Một nghiên cứu của bộ này cho thấy, phần lớn DN chỉ nghe nói về TMĐT chứ chưa tham gia nhiều (mới có 17.500 trang web); tuyệt đại đa số người dân và cả cơ quan NN chưa biết tới khái niệm giao dịch điện tử; trong khi các trường đại học chỉ mới bắt đầu việc đào tạo về TMĐT. Hơn nữa, môi trường pháp lý và chính sách về TMĐT hiện cũng chưa hình thành. Về khung pháp lý, chúng ta mới xây dựng xong Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự; còn Luật Giao dịch điện tử vẫn chưa có. Đó là chưa
nói đến thực trạng chất lượng của hạ tầng viễn thông, đặc biệt là Internet - công cụ hỗ trợ trực tiếp cho thương mại điện tử - còn kém.
Do đó, NN cần sớm có một chiến lược phát triển TMĐT cũng như các chính sách, giải pháp cụ thể đi kèm, phải giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho DN - cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT, cụ thể:
- Triển khai mạnh mẽ và liên tục việc phổ biến, tuyên truyền, đào tạo về TMĐT. - Nhanh chóng tạo ra môi trường thuận lợi cho TMĐT - ban hành đầy đủ và đồng bộ văn bản pháp luật liên quan.
- Các cơ quan chính phủ cần phải đi đầu trong việc hỗ trợ và ứng dụng TMĐT. - Phát triển hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT trên cơ sở chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.
- Thực thi tốt các quy định pháp luật liên quan đến TMĐT. - Tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế.
Ngoài ra, NN có thể hỗ trợ cho các DNVVN trong lĩnh vực này bằng cách: - NN trực tiếp cấp phát kinh phí hoặc có các biện pháp để huy động các nguồn trợ giúp về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và của các nhà cung cấp dịch vụ internet như: VDC, FPT, …
- Tập trung tất cả các thông tin về DN và công ty thành lập vào một hệ thống cơ sở dữ liệu duy nhất.
- Tổ chức các buổi thảo luận về vai trò của TMĐT, các lớp học về kiến thức, cách sử dụng và khai thác internet, cách thức kinh doanh trên internet, đào tạo nhân lực CNTT mà đối tượng tham gia là các DNVVN…
3.4.5. Cải thiện môi trường cho dịch vụ Phát triển kinh doanh.
DVPTKD là một phần của quá trình sản xuất và nó phải được coi là yếu tố vật chất của sản xuất. Việc tăng cường tuyên truyền giáo dục (thông qua các hình thức phù hợp) nhằm giúp các chủ sở hữu và các nhà quản lý DN nhận thức đầy đủ và rõ
ràng hơn những lợi ích của việc sử dụng các dịch vụ bên ngoài so với hệ thống tự cung, tự cấp của DN là vấn đề cần đặt lên hàng đầu.
Chủ DN và nhà quản lý DN phải được hướng dẫn để lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ và để quản lý việc hợp tác kinh doanh đối với các đối tác khác để họ có thể được cung cấp các dịch vụ với chất lượng và giá cảđáp ứng được yêu cầu của mình.
Sửa đổi hệ thống pháp lý và loại bỏ những rào cản không hợp lý làm cản trở các DN gia nhập thị trường hoặc hạn chế nhu cầu đối với sử dụng các DVPTKD.
Các biện pháp cần thực hiện bao gồm:
- Ban hành các quy định mới sửa đổi, bổ sung các quy định hiện có nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của các dịch vụ về tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ và quyền SHTT, các dịch vụ về KT&KT...
- Xem xét và loại bỏ những cản trở không hợp lý về vấn đề chi phí đối với việc sử dụng các dịch vụ bên ngoài bao gồm cả các DVPTKD, loại bỏ hoặc sửa đổi những quy định bất hợp lý dẫn đến việc tuỳ tiện của các cán bộ thuế trong việc áp loại thuế và mức thuế.
- Hạ thấp điều kiện tham gia thị trường mà các nhà cung cấp dịch vụ tiềm năng phải tuân thủ khi gia nhập thị trường, ví dụ nhưđối với dịch vụđào tạo dạy nghề.
- Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp các DVPTKD, tạo một sân chơi bình đẳng giữa các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân, NN, công cộng và nước ngoài.
Chính phủ và các nhà tài trợ cần hỗ trợ cho các nhà cung cấp DVPTKD nhằm tăng cường khả năng cung cấp của họ, đặc biệt là trong các lĩnh vực nguồn nhân lực, máy móc, công nghệ, kỹ thuật và kỹ năng tiếp thị,... cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các DNNN và áp dụng các biện pháp đa dạng hoá khác, đặc biệt đối với các DNNN hiện đang độc quyền cung cấp DVPTKD.
Hàng năm, Chính phủ thông qua các tổ chức và bằng cơ chế thích hợp cần đánh giá khả năng của nhà cung cấp DVPTKD dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện đã đặt
ra. Dựa trên đánh giá này mà Chính phủ nên lập ra một danh sách các nhà cung cấp đạt các yêu cầu của khách hàng sử dụng DVPTKD và sau đó hỗ trợ cho họđể họ có thể tăng khả năng cung cấp DVPTKD cho các DN, đặc biệt là các DNVVNV.
Trong trường hợp không có các nhà cung cấp trong nước, nên cho phép các đại lý độc quyền cung cấp quốc tế được phép cung cấp các dịch vụ tuân thủ các điều kiện nhất định; ở những vùng và khu vực không có các nhà cung cấp địa phương, cần cho phép các đại lý độc quyền cung cấp quốc tế cung cấp các DVPTKD cho các DN địa phương.
Chính phủ và các nhà tài trợ cần hỗ trợ các nhà cung cấp DVPTKD, đặc biệt là các nhà cung cấp DVPTKD cho các DNVVNV dựa trên các nguyên tắc mà các khách hàng DVPTKD có thể lựa chọn các loại hình dịch vụ dựa trên nhu cầu của mình, lựa chọn các nhà cung cấp do Chính phủ chỉ định, đặt ra thời gian cung cấp dịch vụ do chính họ quyết định.
NN cần ban hành nghị định về quản lý và hỗ trợ việc phát triển DVPTKD, nhằm thành lập cơ chế hợp tác, sử dụng các biện pháp hỗ trợ hiện đại và cải thiện hiệu quả và ổn định của việc hỗ trợ của NN đối với thị trường DVPTKD.
Các nhà cung cấp phải ngày càng tăng khả năng cung cấp DVPTKD về cả chất lượng và khối lượng, đặc biệt là khả năng đào tạo các nhà quản lý và đào tạo quản lý nội bộ. Cần áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 đối với quá trình cung cấp dịch vụđể tạo ra những dịch vụ có chất lượng cao hơn.
Các hiệp hội kinh doanh và các hiệp hội ngành nghề cần xây dựng các nguyên tắc và quy định về các tiêu chuẩn chuyên nghiệp và đạo đức kinh doanh đối với tổ chức của mình và tất cả các thành viên phải tuân thủ các nguyên tắc và quy định đó. Thông qua việc tổ chức các khoá đào tạo và các hoạt động khác của các tổ chức này sẽ khuyến khích các thành viên của họ cải thiện chất lượng của mình.