ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DNVVN Ở VN

Một phần của tài liệu 218 Các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam (Trang 47 - 49)

Thực tiễn chỉ ra rằng, DNVVN đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, có khả năng thu hút một nguồn vốn khá lớn trong dân cư, áp dụng công nghệ mới để phát triển sản xuất. Hiện nay, các DNVVN từng bước góp phần tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương, đặc biệt là các vùng nông thôn.

Theo dự kiến của Cục Phát triển DNVVN (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ nay đến năm 2010 sẽ có khoảng 320.000DNVVN được thành lập, trong đó lượng DNVVN trực tiếp tham gia XK chiếm từ 3% đến 6%.

*Ưu tiên phát triển DNVVN ở nông thôn.

Là một nước đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, chú trọng ĐT phát triển các làng nghề truyền thống, đặc biệt là ở nông thôn là việc làm cần thiết. Điều đó không chỉ góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo sự phát triển đồng đều, bền vững, mà còn là biện pháp hữu hiệu thực hiện tích luỹ vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trước mắt cần đẩy mạnh phát triển các DNVVN sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của nhân dân và cho chiến lược XK.

u tiên phát triển DNVVN trong một số lĩnh vực, ngành mà DNVVN có khả năng và ưu thế.

khẩu, công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, các sản phẩm truyền thống… Đặc biệt, VN có ưu thế trong XK các sản phẩm hàng dệt may, sản phẩm da và giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm từ cao su, hàng nông sản … Đây là các sản phẩm có thị trường XK lớn và ổn định, do đó cần ưu tiên hỗ trợ DNVVN trong các ngành nghề, lĩnh vực này.

*Phát triển DNVVN trong mối liên kết bền vững.

Dù ở trình độ nào, DNVVN vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, cùng với các DN lớn tạo thành hệ thống kinh tế hợp lý, có hiệu quả. Các DN này không những không loại trừ lẫn nhau mà còn bổ sung và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Thực tiễn ở các nước trên thế giới cho thấy, các DNVVN đã góp phần to lớn vào khai thác sức mạnh tổng hợp các yếu tố nội lực để phát triển kinh tế. Vì vậy, đổi mới nhận thức về vai trò của loại hình DN này có thểđược coi là việc khuyến khích, hỗ trợ các DNVVN. Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Đức, Anh… về phát triển DNVVN, chúng ta cần đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp lại các DN lớn, tổ chức có hiệu quả các DN lớn để làm công cụ đắc lực cho NN trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Sự phát triển của các DN lớn còn là tấm gương cho các DN nhỏ và là chỗ dựa cho loại hình DN này trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh, như việc thông qua các hợp đồng gia công cho các DN lớn. Việc củng cố lại, mở rộng các tổ chức HTPT các DNVVN, về nguyên tắc cần phân định rõ chức năng của các cơ quan này trong việc hỗ trợ các DNVVN. Đồng thời, phối hợp các hoạt động giữa các tổ chức này, tạo nên sự hỗ trợ toàn diện cho các DN phát triển.

*Trước mắt, tập trung phát triển DNVVN ở một sốđịa bàn trọng điểm, một số thành phố.

Việc tập trung các DNVVN vừa khắc phục được sự yếu kém về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vừa tạo thuận lợi, dễ dàng cho NN trong việc hỗ trợ, quản lý và thực hiện chính sách ưu đãi đối với các DNVVN, đồng thời giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất

cho các DNVVN.

Một phần của tài liệu 218 Các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)