Sử dụng hạn mức tín dụng cho ngân hàng mở

Một phần của tài liệu 196 Biện pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 72)

Cũng như khách hàng là doanh nghiệp, nếu ngân hàng mở không muốn ký quỹ để xác nhận L/C thì BIDV phải xây dựng hạn mức tín dụng cho họ. BIDV cần thận trọng xem xét đến khả năng tài chính và uy tín thanh toán của ngân hàng đó trên thị

trường tài chính quốc tế. Căn cứ vào quy định về cấp hạn mức tín dụng của BIDV, các chi nhánh BIDV sẽ cấp hạn mức tín dụng cho ngân hàng mở L/C. Tuy nhiên, BIDV cần phải hoàn thiện quy trình xây dựng hạn mức cho các ngân hàng để các chi nhánh của mình có thể áp dụng một cách chặt chẽ và chính xác hơn.

3.2.3.3. Xác nhn L/C theo yêu cu ca người hưởng

Theo đánh giá, khi ngân hàng xác nhận theo yêu cầu của người hưởng thì khả

năng xảy ra rủi ro là khá cao. Nói chung, BIDV nên tránh sử dụng hình thức này vì nó chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nếu người hưởng là khách hàng có tình hình tài chính tốt, mức độ tin cậy cao, thì ngân hàng có thể đồng ý xác nhận theo yêu cầu của họ. Tuy nhiên, ngân hàng phải ký kết hợp đồng xác nhận với người thụ hưởng và phân rõ mức

độ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên. Ngân hàng chỉ xác nhận L/C khi mình chính là ngân hàng thông báo để chắc chắn rằng kiểm soát được tất cả các tu chỉnh của L/C

3.2.3.4. Điu kin khác để xác nhn L/C

Bên cạnh điều kiện về ngân hàng mở và về người hưởng, thì ngân hàng cần tiến hành xem xét một cách thận trọng ngân hàng mở, người mở và cả người hưởng.

- Nếu không đáp ứng được một trong những điều kiện trên thì ngân hàng mở

phải là một ngân hàng có uy tín trong thanh toán, hoặc có mối quan hệđại lý tốt với BIDV, nếu ngân hàng mở ở nước ngoài phải đề nghị phòng Quan hệ quốc tế xác định tình hình tài chính của ngân hàng đó.

- Cần xem xét tình hình tài chính của bên mở L/C thông qua ngân hàng mở. Các ngân hàng xác nhận nước ngoài thường thông qua các chi nhánh hoặc văn phòng

đại diện tại Việt Nam để tìm hiểu các doanh nghiệp mở L/C. Do vậy, BIDV cũng cần chú trọng đến việc mở rộng chi nhánh ở nước ngoài. Khi đó, BIDV sẽ mở rộng được thị phần, mạng lưới và phát triển các dịch vụ ngân hàng, thuận lợi rất nhiều trong việc tìm hiểu đối tác nước ngoài.

- Người hưởng L/C phải là khách hàng của BIDV và đã được cấp hạn mức tín dụng. Nếu có thể ngân hàng cũng nên xem xét đến yếu tố hàng hóa và thị trường.

- Ngoài các điều kiện trên, BIDV cần phải kiểm tra nội dung L/C về các điều khoản đảm bảo thanh toán và các điều kiện khác. Cũng như ngân hàng mở, việc xem xét L/C sẽ giúp hạn chế được những rủi ro phát sinh từ người hưởng, từ các điều kiện L/C… Thêm vào đó, BIDV cần phải dành quyền kiểm tra chứng từ và nếu có thể thì thực hiện luôn cả vai trò ngân hàng chiết khấu. Khi thực hiện kiểm tra chứng từ, BIDV cần phải tuân thủ theo quy định của UCP và quy định của ngành, nên tránh tối đa chấp nhận chiết khấu bộ chứng từ bất đồng.

Ngoài ra, BIDV không nên xác nhận cho L/C có những điều khoản không rõ ràng; hoặc chỉ thị của ngân hàng mở là không rõ ràng mà phải xác nhận lại với ngân hàng mở. Thực hiện tốt tất cả các bước trên đều nhằm mục đích đảm bảo tránh được rủi ro cho BIDV trong vai trò ngân hàng xác nhận khi bị ràng buộc trách nhiệm và

Tuy được đánh giá là ít rủi ro hơn nhưng trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận cũng giống như ngân hàng phát hành. Do vậy, BIDV cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tương tự như với ngân hàng phát hành như phân loại khách hàng, xây dựng hạn mức, xem xét người hưởng, kiểm tra kỹ chứng từ và nghiên cứu nội dung L/C...

3.2.4. Các biện pháp khi BIDV là ngân hàng thông báo

Ngân hàng thông báo tham gia vào giao dịch tín dụng chứng từ với tư cách là ngân hàng cung ứng dịch vụ chứ không bị ràng buộc trách nhiệm nên được đánh giá là có rủi ro ít hơn. Tuy nhiên, quyền lợi của ngân hàng đi đôi với nghĩa vụ nên khi đóng vai trò là ngân hàng thông báo, BIDV cần quan tâm đến các biện pháp sau:

3.2.4.1. Gi thông báo L/C mt cách kp thi và chính xác

Khi ngân hàng chậm trễ trong việc thông báo L/C sẽ gây ra những thiệt hại làm

ảnh hưởng đến việc giao nhận hàng hóa và việc kinh doanh của cả hai bên đối tác, dẫn

đến việc ngân hàng sẽ bị phạt. Do đó, nếu ngân hàng đồng ý thông báo L/C, phải gửi ngay thư tín dụng đó cho người thụ hưởng một cách nhanh chóng và kịp thời. Đồng thời, ngân hàng thông báo phải gửi ngay quyết định của mình cho ngân hàng mở một cách nhanh nhất. Đối với những L/C nghi ngờ giả mạo, hoặc không thể xác thực được, hoặc người hưởng L/C ở nước thứ ba ở ngoài Việt Nam, nếu BIDV không có khả năng hoặc không muốn thông báo phải gửi thông báo từ chối của mình cho ngân hàng mở

một cách kịp thời bằng các phương tiện thông tin nhanh nhất mà BIDV hiện có.

3.2.4.2. Kim tra tính xác thc ca L/C trước khi thông báo cho khách hàng

Ngân hàng phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của một ngân hàng thông báo theo quy định của UCP và phải tuân thủ đúng theo quy trình thông báo L/C của BIDV. Trước khi thông báo và giao L/C cho khách hàng, phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụđể kiểm tra tính xác thực của L/C để tránh L/C giả mạo. Nếu nhận được L/C bằng thư, các chi nhánh phải nghiêm túc thực hiện kiểm tra chữ ký ủy quyền. Đối với các trường hợp không thể đối chiếu và kiểm tra được chữ ký, chi nhánh phải đề nghị

phòng Quan hệ quốc tế kiểm tra hộ. Phòng Quan hệ quốc tế cần phải yêu cầu các ngân hàng đại lý hàng năm gửi danh sách chữ ký của họ và cập nhật đến từng chi nhánh.

Nếu L/C bằng điện, cần phải kiểm tra xem loại điện L/C có mã Testkey hay không hoặc có đúng không để xác nhận lại với ngân hàng mở. Nếu nhận được những tín dụng thư bằng điện không đầy đủ và không rõ ràng, hoặc do sơ xuất, ngân hàng mở đã tính Testkey sai, thậm chí không có Testkey, tốt nhất các chi nhánh cần yêu cầu ngân hàng mở gởi lại tín dụng thư đó hoặc cung cấp lại Testkey chính xác để kiểm chứng. Nếu không xác thực được theo cách thức trên, ngân hàng không nên thông báo L/C cho người thụ hưởng mà phải xác nhận lại với ngân hàng mở bằng điện, chỉ thông báo L/C cho người thụ hưởng một khi tính chân thực đã rõ ràng.

Khi nhận được L/C, BIDV có thể xem xét những dấu hiệu để nhận biết L/C giả

như sau: thường được gửi bằng thư (bằng dịch vụ chuyển phát nhanh); hoặc số tiền L/C quá lớn mà người hưởng là một khách hàng mới; thường có trong các giao dịch trung gian hoặc chiết khấu theo sựủy quyền của bên thứ 3 và hứa hẹn một khoản hoa hồng hấp dẫn; xuất khẩu đến những nước như Nigeria, Trung Đông…; L/C thường

được đem đến nhiều ngân hàng vào cùng một thời điểm và vào dịp các ngân hàng rất bận và thiếu người (cuối năm, nghỉ lễ); ngày hết hạn của L/C tương đối ngắn…

3.2.4.3. Đảm bo vic giao nhn L/C

Để tránh trường hợp L/C bị thất lạc do dịch vụ vận chuyển không đáng tin cậy, các chi nhánh BIDV phải lựa chọn và hợp tác với những công ty chuyển phát nhanh có uy tín. Đối với những L/C thể hiện tên hoặc địa chỉ người thụ hưởng trong L/C không rõ ràng, hoặc không thể tìm thấy địa chỉ người thụ hưởng, ngân hàng phải yêu cầu ngân hàng phát hành cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Nếu không được bổ sung thêm thông tin hoặc thông tin vẫn chưa chính xác thì các chi nhánh không nên thông báo cho người hưởng mà phải nhanh chóng gửi từ chối thông báo cho ngân hàng mở. BIDV chỉ nên thực hiện giao L/C tại quầy khi người hưởng là khách hàng quen thuộc, khách hàng lớn có uy tín hoặc có thể điều tra thông tin khách hàng trên phương tiện thông tin đại chúng… Ngân hàng nên tránh giao L/C cho người thụ hưởng tại quầy mà nên gửi bằng thư đến cho họ. Trường hợp L/C bị hủy bỏ, ngân hàng phải thu hồi lại L/C gốc, đóng dấu hủy lên bản gốc L/C và lưu giữ trong hồ sơ của ngân hàng.

Trên đây là những biện pháp hữu hiệu mà các chi nhánh BIDV nên áp dụng một cách nghiêm túc vì không chỉ hạn chế và phòng ngừa được những rủi ro bất ngờ

xảy ra do ngân hàng sơ suất, mà nó còn giúp các ngân hàng nâng cao được hiệu quả

hoạt động và phục vụ tốt làm hài lòng khách hàng của mình. Chất lượng phục vụ tốt, hiệu quả công việc và sự tin tưởng của khách hàng vào BIDV sẽ là một động lực lớn

để ngân hàng phát triển bền vững trong tương lai.

3.2.5. Nhóm các biện pháp chung

Bên cạnh những biện pháp cụ trên thể giúp các chi nhánh phòng tránh rủi ro một cách hiệu quả, BIDV cần khẩn trương thực hiện các biện pháp tổng thể sau mà khi

đứng ở vai trò nào cũng yêu cầu ngân hàng phải vận dụng không những hạn chế tối đa những thiệt hại mà còn mở rộng thêm hoạt động dịch vụ cho ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế. Các phòng ban tại Hội sở chính tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ

cần nghiên cứu và triển khai áp dụng những biện pháp sau một cách đồng bộ cho toàn hệ thống, vì nó chính là cơ sở phát huy hiệu quả cho các biện pháp cụ thể trên.

3.2.5.1. Tiếp th và thu hút khách hàng tt, tim năng

Một khách hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ giảm bớt áp lực cho ngân hàng khi đại diện cho họđó trong hoạt động mọi hoạt động thanh toán quốc tế, nhất là trong thanh toán L/C. Theo cơ cấu dư nợ của BIDV, phần lớn vẫn là các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động không hiệu quả, nhất là cho vay xây lắp. Trước mắt, BIDV phải nhanh chóng thay đổi cơ cấu doanh nghiệp vay vốn tại các chi nhánh để tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả ngày càng tăng, chú trọng doanh nghiệp có hoạt

động xuất nhập khẩu, trong khi giảm dần tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, thì BIDV phải chú trọng đến công tác tiếp thị nhiều hơn nữa. Để thu hút những khách hàng tốt và có tiềm năng, các chi nhánh BIDV có thể tăng cường công tác tiếp thị và xây dựng được cơ chế ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy, trước mắt BIDV cần nhanh chóng xây dựng chính sách tổng thể về phối hợp giữa các phòng ban xây dựng chiến lược tiếp thị một cách khoa học, phù hợp để tiếp cận và thu hút khách hàng hiệu quả.

Bộ phận quan hệ khách hàng, tín dụng sẽ tìm kiếm khách hàng thực sự có tiềm năng và thẩm định tình hình tài chính của khách hàng để hỗ trợ bộ phận thanh toán quốc tế

giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế.

3.2.5.2. Nâng cao cht lượng đội ngũ nhân viên

BIDV cần bố trí và đào tạo cán bộ đủ năng lực, trình độ và đạo đức để thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tín dụng. BIDV cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn về kiến thức L/C, UCP, nghiệp vụ bảo hiểm và vận tại ngoại thương, kiến thức về thị trường, hàng hóa… Điều này rất cần thiết để cập nhật các thông tin mới nhất về nghiệp vụ tín dụng chứng từ

thông qua các chương trình tập huấn của Trung tâm đào tạo, các khóa ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan, hội thảo chuyên đề trong và ngoài nước.

Chất lượng cán bộ phải có được từ khâu tuyển dụng, BIDV cần phải có chính sách tuyển dụng cán bộ có nghiệp vụ giỏi và kiến thức tốt về thanh toán quốc tế. Ngoài ra, ngoại ngữ và kỹ năng vi tính là yêu cầu hết sức cần thiết, đòi hỏi rất cao đối với cán bộ thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, BIDV phải có kế hoạch quy hoạch và đào tạo cán bộ quản lý giỏi. Khi ngân hàng có được đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ thì mới có khả

năng thu hút và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

3.2.5.3. M rng và phát trin các sn phm dch v thanh toán quc tế

Chỉ có mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng BIDV mới có thể

tăng thu nhập cho ngân hàng. Đồng thời, khi ngân hàng đa dạng được sản phẩm dịch vụ của mình thì mới có điều kiện cơ hội tiếp xúc thực tếđối với các rủi ro và có nhiều kinh nghiệm về khắc phục rủi ro hơn là chỉ trên lý thuyết. Tại ngân hàng BIDV trung

ương, cần phải nhanh chóng tìm hiểu và nghiên cứu để triển khai rộng rãi các sản phẩm mới tới các chi nhánh. Các chi nhánh khi có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ mới cũng cần thông tin và phối hợp với Hội sở chính để cùng nghiên cứu và triển khai.

3.2.5.4. ng dng công ngh thông tin

Toàn hệ thống BIDV cần nhanh chóng triển khai hiệu quả và an toàn chương trình hiện đại hóa ngân hàng do những ưu điểm của nó là cung cấp thống nhất thông

3.2.5.5. M rng quan hđại lý

Quan hệ đại lý được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới sẽ làm cho uy tín và thương hiệu của BIDV tăng lên nhiều trên trường quốc tế, đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng mọi lúc mọi nơi, nâng tầm chúng ta lên ngang với nhiều ngân hàng thương mại trong khu vực. Với mạng lưới quan hệ đại lý rộng rãi, BIDV sẽ

nhanh chóng hơn trong việc thông báo L/C vì không phải thông qua nhiều ngân hàng thông báo khác. Với sự hỗ trợ của mạng lưới ngân hàng đại lý khắp nơi sẽ giúp BIDV nắm rõ hơn thông tin về đối tác là các ngân hàng, doanh nghiệp, tình hình kinh tế

chính trị, môi trường pháp lý của quốc gia đối tác để có thể tránh được những rủi ro cho mình. Tăng cường thắt chặt mối quan hệđại lý với các ngân hàng lớn trên thế giới

để tranh thủđược sự giúp đỡ về kinh nghiệm chuyên môn, công nghệ và vốn.

3.2.5.6. Hoàn thin và m rng hot động ca trung tâm tài tr thương mi

Với các ưu điểm của trung này là tạo ra một trung tâm xử lý tuyệt hảo, khả

năng đáp ứng yêu cầu xử lý nghiệp vụ ngày càng tăng, giảm thiểu chi phí xử lý và rủi ro, tạo ra quy trình cũng như cách xử lý các nghiệp vụ đồng nhất cho tất cả các chi nhánh. Mặc dù đã xây dựng được trung tâm tài trợ thương mại, nhưng hiện trung tâm vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi. Từ kinh nghiệm của các ngân hàng lớn trên thế giới, ngay từ bây giờ BIDV phải dần dần hoàn thiện các chức năng của trung tâm này. Đồng thời, phát triển và mở rộng phạm vị hoạt động của trung tâm để có thể phát huy tối đa hiệu quả của trung tâm này và giảm thiểu rủi ro do chuyên môn hóa nghiệp vụ trong khâu xử lý chứng từ…

Để giảm thiểu rủi ro trong công tác thanh toán quốc tế nhất là khi giao dịch bằng tín dụng chứng từ, BIDV cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động

Một phần của tài liệu 196 Biện pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)