Khi đóng vai trò là ngân hàng chiết khấu, ngân hàng thường gặp phải nhiều rủi ro trong nghiệp vụ chiết khấu chứng từ. Theo đánh giá ở câu 11, thì các loại rủi ro mà BIDV có thể gặp khi làm ngân hàng chiết khấu thể hiện trong mô hình dưới đây.
Hình 2.22. Khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu
Khi kiểm tra chứng từ (165 điểm) Do nhà nhập khẩu (130 điểm)
Do chiết khấu miễn truy đòi (127 điểm)
Nguyên nhân bất khả kháng (105 điểm) Do ngân hàng phát hành (103 điểm) Chiết khấu chứng từ bất hợp lệ (87 điểm) Không kiểm soát được tu chỉnh L/C (77 điểm)
Do gửi chứng từ (68 điểm)
Do nghiệp vụđòi hoàn trả (64 điểm)
Có rất nhiều khả năng xảy ra rủi ro Có khả năng xảy ra rủi ro Có nhiều khả năng xảy ra rủi ro 2.4.1.1. Rủi ro khi kiểm tra chứng từ
Theo thứ tự khả năng xảy ra rủi ro, thì loại rủi ro khi kiểm tra chứng từ (do nhiều nguyên nhân được xem là có nhiều khả năng xảy ra nhất cho ngân hàng khi chiết khấu chứng từ cho nhà xuất khẩu. Kết quả khảo sát câu 12 dành riêng cho những rủi ro phát sinh trong quá trình kiểm tra chứng từ của ngân hàng chiết khấu, cho thấy đây là nghiệp vụ có nhiều rủi ro.
Hình 2.23. Khả năng xảy ra rủi ro khi kiểm tra chứng từ
2.4.1.1.1. Rủi ro do kiểm tra chứng từ không tuân thủ UCP
Khả năng xảy ra rủi ro tăng dần 82 điểm Ít có khả năng xảy ra rủi ro
Không tuân thủ UCP (146 điểm)
Chứng từ giả mạo (120 điểm) Thời gian kiểm chứng từ (95 điểm) Thời hạn xuất trình chứng từ (72 điểm) Có khả năng xảy ra rủi ro Ít có khả năng xảy ra rủi ro Có nhiều khả năng xảy ra rủi ro Khả năng xảy ra rủi ro tăng dần 82 điểm
Khi kiểm tra chứng từ của nhà xuất khẩu nếu cán bộ của ngân hàng chiết khấu không vững về nghiệp vụ, không làm theo quy định của UCP để bộ chứng từ sai sót do chủ quan của ngân hàng thì ngân hàng mở hoặc nhà nhập khẩu có thể căn cứ vào những lỗi này để từ chối hoặc trì hoãn thanh toán. Các chi nhánh được khảo sát cho rằng phần lớn do lỗi chủ quan của ngân hàng do không có sự cẩn thận hợp lý khi kiểm tra chứng từ nên khả năng xảy ra là lớn. Kết quả khảo sát cho loại rủi ro đạt sốđiểm là 146 điểm. Dù theo quy định của BIDV, việc kiểm tra chứng từ hàng xuất phải được thực hiện qua hai bước, một là thanh toán viên, hai là bộ phận kiểm soát. Do vậy, sẽ
giảm bớt rủi ro khi bộ chứng từ bị từ chối do lỗi ngân hàng chiết khấu kiểm tra chứng từ không thực hiện đúng các nguyên tắc trong UCP.
2.4.1.1.2. Rủi ro do giá trị hiệu lực của chứng từ
Mặc dù ngân hàng được miễn trách về sự gian lận trong chứng từ như giả mạo chữ ký, con dấu… song không thể tránh khỏi những rủi ro vì bị giảm uy tín đối với khách hàng. Để nhận biết được những dấu hiệu gian lận trong chứng từ thì đòi hỏi nhân viên có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong việc lập các chứng từ ngoại thương. Do đó, đối với BIDV thì loại rủi ro cũng đánh giá là có khả năng xảy ra với sốđiểm là 120. Đây là một loại rủi ro mà nguyên nhân chủ quan xuất phát từ con người, từ năng lực cán bộ ngân hàng và ý định của người lập chứng từ nên rất khó phòng ngừa. Đòi hỏi các ngân hàng phải hết sức cảnh giác khi thực hiện chiết khấu chứng từ cho khách hàng, nhất là những khách hàng mới có quan hệ giao dịch với ngân hàng lần đầu.
2.4.1.1.3. Rủi ro về thời gian kiểm tra chứng từ
Theo UCP, ngân hàng chiết khấu có 7 ngày làm việc để kiểm tra bộ chứng từ và gửi đến đòi tiền ngân hàng mở. Nếu không tuân thủ theo đúng thời gian quy định này thì có thể gặp rủi ro vì mất quyền đòi tiền trong khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ
hoàn hảo và có quyền được thanh toán. Kết quả 95 điểm cho loại rủi ro về thời gian kiểm tra chứng từ là không cao nhưng cũng cho thấy loại rủi ro có thể xảy ra nếu như
ngân hàng chiết khấu BIDV không làm đúng theo quy định.
2.4.1.1.4. Rủi ro về thời hạn xuất trình chứng từ
quyết định của mình cho nhà xuất khẩu. Điều này phần nào hạn chếđược rủi ro khi ngân hàng bị quá thời hạn xuất trình chứng. Kết quả 72 điểm cho rủi ro do thời gian quyết định chấp nhận chiết khấu chứng từ vượt quá quy định làm cho việc nhận hàng hoặc thương lượng của hai bên xuất khẩu và nhập khẩu bị chậm trễ, là thấp và cho thấy loại rủi ro ít có khả năng xảy ra cho ngân hàng chiết khấu BIDV.
2.4.1.2. Rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối hoặc trì hoãn thanh toán
Khi nhà nhập khẩu tìm mọi cách để từ chối hoặc trì hoãn thanh toán thì rủi ro sẽ
thuộc về ngân hàng chiết khấu nếu đã thực hiện chiết khấu cho người xuất khẩu. Kết quả khảo sát câu 11 cho thấy BIDV có nhiều khả năng phải đối mặt với loại rủi ro xuất phát từ nhà nhập khẩu. Với sốđiểm khá cao 130 điểm, rủi ro này đứng thứ hai và được các chi nhánh BIDV chú trọng rất nhiều. Điều này cho thấy, đối với với các loại L/C mà có những mặt hàng nhạy cảm với giá cả thị trường và có trị giá lớn thì ngân hàng chiết khấu cần xem xét bộ chứng từ một cách cẩn thận kể cả những lỗi dù rất nhỏ. Để
tránh trường hợp nhà nhập khẩu dựa vào đó từ chối hoặc trì hoãn thanh toán. Mặc dù trường hợp này ít xảy ra ở BIDV nhưng cũng cần phải có biện pháp phòng ngừa và phải làm thế nào để tìm hiểu được tình hình của nhà nhập khẩu.
2.4.1.3. Rủi ro khi chiết khấu chứng từ không bảo lưu (miễn truy đòi)
Khi quyết định chiết khấu bộ chứng từ miễn truy đòi cho khách hàng, ngân hàng thường phải hết sức cân nhắc vì ngân hàng đã chuyển rủi ro từ khách hàng sang cho ngân hàng. Theo chính sách của BIDV thì khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi thì khách hàng phải đáp ứng các điều kiện về tín dụng, có quan hệ giao dịch tốt với ngân hàng, nhân tố ngân hàng phát hành L/C cũng được xem xét một cách thận trọng và khoản phí cho dịch vụ này khá cao. Theo khảo sát tại BIDV, thì đây là loại rủi ro có
điểm số có nhiều khả năng xảy ra với 127 điểm. Tuy dịch vụ này hiện chưa phát triển và sử dụng nhiều trong hệ thống BIDV, song về lâu dài khách hàng sẽ quan tâm hơn vì họ sẽ bán rủi ro cho ngân hàng để có được quay vòng vốn nhanh hơn và hiệu quả hơn.
2.4.1.4. Rủi ro từ nguyên nhân bất khả kháng
2.4.1.5. Rủi ro do ngân hàng phát hành bị phá sản
Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chiết khấu phần nhiều tùy thuộc vào thiện chí của ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu. Mặc dù theo UCP500, ngân hàng phát hành chỉ từ chối thanh toán trong trường hợp bộ chứng từ có lỗi, nhưng trên thực tế
nhiều trường hợp ngân hàng phát hành từ chối thanh toán do nhà nhập khẩu không thiện chí thanh toán hoặc ngân hàng phát hành gặp khó khăn. Theo điều khoản chiết khấu của UCP500, ngân hàng chiết khấu được phép truy đòi lại nhà xuất khẩu, nhưng nếu nhà xuất khẩu không đủ khả năng hoàn trả thì ngân hàng chiết khấu gặp rủi ro.
Đánh giá về loại rủi ro này, đa số các chi nhánh đều cho rằng khả năng xảy ra cho ngân hàng chiết khấu là không lớn. Kết quả khảo sát ở câu 11 cho thấy với tổng số điểm 103, loại rủi ro này cũng có khả năng xảy ra đối với BIDV khi chiết khấu chứng từ hàng xuất cho khách hàng. Theo quy trình chiết khấu bộ chứng từ của BIDV, ngoài yêu cầu về hạn mức chiết khấu đối với doanh nghiệp xuất khẩu, các chi nhánh phải xem xét đến yếu tố uy tín thanh toán của ngân hàng mở. Những chỉ tiêu đánh giá ngân hàng phát hành là những tiêu chí tham khảo và chưa quy định điều kiện cụ thể như
tình hình tài chính, đánh giá của các tổ chức tài chính thế giới về mức độ uy tín thanh toán... Như vậy, có thể thấy quy trình chiết khấu chứng từ L/C hàng xuất của BIDV tương đối giảm bớt rủi ro gây ra từ phía ngân hàng mở nhưng không phải an toàn tuyệt
đối cho ngân hàng chiết khấu.
2.4.1.6. Rủi ro khi chiết khấu chứng từ bất hợp lệ
2.4.1.7. Rủi ro khác trong nghiệp vụ chiết khấu chứng từ
Ngoài những rủi ro đề cập trên đây, thì một số rủi ro khác được các chi nhánh nhận định là nguy cơ xảy ra không cao. Cụ thể là:
2.4.1.7.1. Rủi ro do không kiểm soát được tu chỉnh L/C
Khi ngân hàng chiết khấu không là ngân hàng thông báo, thì cũng gặp rủi ro do không kiểm soát được tu chỉnh hay hủy L/C. Trường hợp L/C đã tu chỉnh thay đổi tên người hưởng, nhưng người hưởng cũ vẫn tiếp tục sử dụng L/C cũđể chiết khấu ở ngân hàng mà không đưa ra tu chỉnh L/C này, hoặc L/C có thể hủy ngang đã được tu chỉnh hủy, nếu ngân hàng thông báo không thu lại L/C gốc, có thể người hưởng gian lận để
chiết khấu bộ chứng từở ngân hàng khác. Khi đó, ngân hàng chiết khấu trực tiếp chịu hậu quả của loại rủi ro này. Tuy nhiên, rủi ro này được các chi nhánh đánh giá với
điểm số 77 là ít có khả năng xảy ra cho các chi nhánh.
2.4.1.7.2. Rủi ro khi gửi chứng từ
2.4.1.7.3. Rủi ro trong thực hiện hoàn trả tiền giữa các ngân hàng
Rủi ro khi ngân hàng chiết khấu không thực hiện nghiệp vụ đòi hoàn trả như đòi tiền bằng thư hoặc điện, thời gian đòi tiền không đúng quy định của L/C được các chi nhánh đánh giá là ít có khả năng xảy ra với sốđiểm rất thấp 64 điểm, nghĩa là hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, rủi ro này có liên quan đến năng lực của nhân viên ngân hàng.
2.4.2. Rủi ro khi BIDV là ngân hàng phát hành L/C
Trong L/C, ngân hàng phát hành cam kết thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu trả chậm cho người hưởng nếu họ đáp ứng được các yêu cầu của L/C. Do vậy, ngân hàng sẽ thay mặt cho nhà nhập khẩu để làm cho người xuất khẩu tin tưởng giao hàng. Vì tính chất này mà rất nhiều rủi ro xảy ra, có thể xuất phát từ bản thân quy trình thanh toán của ngân hàng phát hành, nhưng phần nhiều là từ doanh nghiệp nhập khẩu, khách hàng mở L/C tại các chi nhánh. Đánh giá khả năng xảy ra những loại rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C được rút ra từ kết quả câu 7 và 8 trong bảng câu hỏi. Từ kết quả khảo sát cho thấy BIDV có thể phải thường xuyên đối mặt những vấn đề sau:
Hình 2.24. Khả năng xảy ra rủi ro khi phát hành L/C
2.4.2.1. Rủi ro từ phía người mở L/C (nhà nhập khẩu) Do nhà nhập khẩu (164 điểm) Do nhà nhập khẩu (164 điểm) Do điều kiện thị trường (160 điểm) Do tỷ giá biến động (147 điểm) Do người thụ hưởng (126 điểm) Do không mua bảo hiểm (84 điểm)
Do không làm theo chỉ thị người mở (81 điểm)
Do đánh L/C sai chính tả (6 điểm) Có khảnăng xảy ra rủi ro Có nhiều khả năng xảy ra rủi ro Ít có khả năng xảy ra rủi ro Khả năng xảy ra rủi ro tăng dần 82 điểm
Đây là loại rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngân hàng phát hành. Bởi vì ngân hàng buộc phải thanh toán cho người hưởng lợi trong khi không có khả năng thu hồi vốn từ phí nhà nhập khẩu. Nguyên nhân chính là do khi mở L/C ngân hàng không thẩm định đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp nhập khẩu khi giao dịch lần đầu hoặc trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mà ngân hàng không giám sát được như nợ tồn đọng kéo dài, hàng hóa nhập về không thể bán được, hàng hóa bị cưỡng chế do nợ thuế. Kết quả khảo sát câu 7 cho thấy có nhiều nguy cơ xảy loại rủi ro này ra tại các chi nhánh, với sốđiểm cao nhất là 165. Do cơ cấu khách hàng tín dụng của BIDV hiện nay chưa đảm bảo an toàn về vốn vay. Thứ nhất, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo vẫn còn thấp. Nguy cơ xảy ra rủi ro khi cho vay hoặc bảo lãnh thanh toán L/C là rất cao. Thứ hai, cơ cấu cho vay giữa khối doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh tuy có cải thiện song vẫn chưa đạt yêu cầu so với quy định của Ngân hàng Thế giới. Trong cơ cấu nợ quá hạn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu thì tỷ
trọng phần lớn nằm trong khối doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, để hạn chế loại rủi ro này phải có các biện pháp đối với việc đảm bảo nguồn thanh toán, chẳng hạn như biện pháp liên quan đến bộ phận tín dụng, bộ phận thẩm định khách hàng.
2.4.2.2. Rủi ro vềđiều kiện thị trường hàng hóa nhập khẩu
Đây là một loại rủi ro khách quan bên ngoài nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mở thư tín dụng, và một cách gián tiếp tới ngân hàng phát hành. Việc nhập khẩu bằng các thư tín dụng có giá trị lớn cho hàng hóa có giá dễ biến động trên thị trường thường rủi ro rất cao. Các chi nhánh cũng cho rằng
đây là một loại rủi ro có nhiều nguy cơ xảy ra với điểm số rất cao là 160 điểm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của các khách hàng BIDV là các mặt hàng có giá dễ biến
động trên thị trường thế giới và trong nước như phân bón, sắt thép, xăng dầu, thuốc chữa bệnh… Các doanh nghiệp không những nhập thường xuyên mà còn mở L/C với trị giá lớn và có thời hạn L/C dài nên thường gặp rủi ro do giá cả trên thị trường biến
động theo chiều hướng bất lợi. L/C có trị giá cao nếu gặp rủi ro sẽảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động của các chi nhánh.
Nhà nhập khẩu khó có thể lường trước vấn đề biến động của tỷ giá tại thời điểm ký hợp đồng ngoại thương, thời điểm mở và thanh toán L/C (nhất là thanh toán trả
chậm). Nếu tỷ giá biến động theo hướng trượt giá đồng Việt Nam so với ngoại tệ thì các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ bị lỗ do không thể tăng giá hàng hóa vì cạnh tranh rất gay gắt. Ngân hàng cũng không thể tránh khỏi tổn thất nếu như tỷ lệ ký quỹ của doanh nghiệp không đủ bù đắp. Đây là loại rủi ro được nhiều chi nhánh bổ sung và đánh giá là một loại rủi ro có nhiều khả năng xảy ra với sốđiểm khá cao là 147. Loại rủi ro có nhiều khả năng xảy ra, nhất là trong các giai đoạn mà đồng tiền Việt Nam không ổn
định so với đồng ngoại tệ. Các ngân hàng Việt Nam thường xuyên gặp phải loại rủi ro này, cho thấy biến động tỷ giá ảnh hưởng lớn đến cả doanh nghiệp và ngân hàng.
2.4.2.4. Rủi ro từ phía người thụ hưởng
Các giao dịch của phương thức L/C hoàn toàn tách biệt với giao dịch hàng hóa. Do vậy, có trường hợp nhà xuất khẩu giả mạo bộ chứng từđể xuất trình cho ngân hàng
đòi tiền. Các ngân hàng chiết khấu và ngân hàng phát hành không thể kiểm soát được. Với BIDV, loại rủi ro này cũng được đánh giá là có nhiều khả năng xảy ra với điểm số