Nâng giá tài sản góp vốn

Một phần của tài liệu 225 Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (Trang 42 - 44)

Các công ty liên doanh thường cố tình khai báo tăng giá trị máy móc thiết bị dùng làm vốn góp đầu tư ban đầu.

+ Công ty liên doanh gia cầm Việt Thái, phía Thái Lan góp vốn bằng dây chuyền giết mổ trị giá 400.000 USD nhưng đã kê khống thành 600.000 USD.

+ Một khách sạn liên doanh giữa Tổng công ty du lịch Sài Gòn và Vina Group đã quyết định trị giá thiết bị vật tư của công ty Vina đưa vào liên doanh là 4.340.000 USD nhưng theo công ty giám định quốc tế thì chỉ có 2.990.000 USD, ta thiệt 1.350.000 USD.

Đối với các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc nâng tài sản góp vốn sẽ giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm (nghĩa là lợi nhuận giảm), tác động làm tăng chi phí đầu vào.

Lấy ví dụ, khi doanh nghiệp nâng giá trị lên 1.000 USD với thời gian khấu hao 10 năm thì mỗi năm sẽ đưa vào chi phí 100 USD và như thế có nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm 100 USD và với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% như hiện nay, nhà nước sẽ thất thu 28 USD.

Vừa mới đây, được sự ủy nhiệm của chính phủ, công ty kiểm định quốc tế SGS đã tiến hành giám định thí điểm ở 12 đơn vị FDI thì có tới 6 đơn vị có chêch lệch giá mua vật tư thiết bị nhập khẩu, con số chêch lệch là 14 triệu USD.

Những giao dịch có dấu hiệu chuyển giá thường được thực hiện ở những công ty liên doanh giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài. Điều đó cũng chứng tỏ

rằng bên Việt Nam trong các liên doanh đã thua ngay trên sân nhà. Vì sao ta trở nên bất lợi như vậy ?

Trong giai đoạn đầu mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài, các MNC mới chân ướt chân ráo bước vào nước ta, họ ưa chuộng hình thức liên doanh để tận dụng thị trường có sẵn, kinh nghiệm của đối tác nội địa và ngay cả bản thân ta có chính sách khuyến khích thực hiện theo hình thức liên doanh thường là giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI. Bởi vì trong thời gian đầu hội nhập, chính phủ Việt Nam còn e dè trước sức mạnh của tư bản, liên doanh là hình thức được lựa chọn nhiều để Việt Nam có thể kiểm soát tốt hơn. Hơn nữa đây là cơ hội tốt cho Việt Nam học hỏi cách quản lý của nước ngoài và đồng thời hy vọng sẽ được chia lợi nhuận từ việc liên doanh. Trong giai đoạn 1991 – 1998 các liên doanh chiếm đến 60.85% nguồn vốn FDI, hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 21.52% còn lại là các hình thức khác. Thực tế sau một thời gian chúng ta lại thấy rằng hoạt động của các liên doanh không như chính phủ dự tính, tỷ lệ khai báo lỗ của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN là trên 70%.

Trong hầu hết các liên doanh, phía đối tác góp vốn bằng tài sản còn Việt Nam thường góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Điều này đã có lợi cho phía liên doanh do không tốn tiền đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp, tiền thuê đất. Nhưng phía đối tác chơi không đẹp, họ tìm mọi cách để nâng giá trị máy móc, thiết bị, công nghệ, … để làm tăng phần vốn góp. Bởi vì phía Việt Nam không có năng lực kiểm soát vấn đề này và hơn nữa Luật pháp Việt Nam chưa chuẩn bị đầy đủ ngăn chặn hay có biện pháp chế tài nào. Chúng ta có thể gọi đây là một hành vi không đẹp nhưng nó lại hoàn toàn đúng với thuật ngữ kinh doanh “thương trường là chiến trường”.

Rất nhiều liên doanh vì thua lỗ nặng nề, phía Việt Nam không chịu nổi nên đành chấp nhận bán phần vốn góp luôn cho phía nước ngoài. Một làn sóng mới trong khu vực công ty liên doanh, hàng loạt công ty đã chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài như Công ty liên doanh Coca Cola Chương Dương, Công ty Unilever Việt Nam, Công ty Colgate – Palmolive, … Rất nhiều công ty liên doanh

chuyển hình thức đầu tư thành 100% vốn nước ngoài và gần đây là chuyển đổi hình thức đầu tư của Công ty TNHH Sản Phẩm Tiêu Dùng Toshiba Việt Nam từ doanh nghiệp liên doanh thành tổ chức kinh tế theo hình thức 100% vốn nước ngoài.

Một phần của tài liệu 225 Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (Trang 42 - 44)