Tình hình huy động và cho vay của hệ thống Ngân hàng 1 Tình hình huy động

Một phần của tài liệu 175 Nghiên cứu hoạt động tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.2. Tình hình huy động và cho vay của hệ thống Ngân hàng 1 Tình hình huy động

3.2.1 Tình hình huy động

Năm 2008 là năm đầy biến động đối với ngân hàng, nếu như trước tháng 4/2008 các ngân hàng bị khống chế lãi suất trần huy động do hiệp hội ngân hàng đề ra thì từ tháng 4/2008 Ngân hàng nhà nước đã điều hành việc cho vay theo quy

định trần lãi suất, từ đó các ngân hàng chủ động trong việc tăng giảm lãi suất huy động. Ngân hàng nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bản, đặt biệt là trong giai đoạn ngắn từ 22/10/2008 đến 2/2/2009, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh giảm 5 lần lãi suất cơ bản, đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đưa ra các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tiếp tục kiềm chế lạm phát, chủ động ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới.

Hình 3.3: Tình hình lãi suất trong thời gian qua

8.75% 12% 12% 18% 7% 11% 12% 13% 14% 8.5% 14% 15% 14% 12% 6% 12% 10% 8% 17.5% 18% 21% 19.5% 18% 16.5% 15% 12.75% 10.5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 4/2008 19/5/08 11/6/08 21/10/08 5/11/08 21/11/08 5/12/08 22/12/08 2/2/09 Time R a te

Lãi suất cơ bản Lãi suất huy động Trần lãi suất cho vay

Nguồn: Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại

Chỉ trong hai tháng cuối năm 2008, có Ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất đến mười lần, có biểu lãi suất chỉ cách nhau vài giờ nhưng khác “một trời một vực”. Đỉnh lãi suất huy động đã giảm mạnh, từ mức 18%/năm thì nay chỉ còn khoảng 8%/năm, mức thấp nhất là 7%/năm. Lãi suất giảm quá nhanh khiến nhiều người gửi tiền cũng bất ngờ. Nhiều người đáo hạn gởi lại đã phải tiếc nuối khi lãi suất giảm hơn 1 nữa so với trước đây.

Tuy nhiên, nhiều khách hàng đã chọn gửi kỳ hạn 12 tháng ở thời điểm tháng tám và chín thì nay lại khấp khởi mừng vì đang có được mức “siêu” lãi suất, lên đến 18%/năm. Tính ra những khách hàng này hưởng lãi suất còn cao hơn lãi suất

mà Ngân hàng đang cho vay rất nhiều. Nhưng theo các Ngân hàng, số người gửi dài hạn không nhiều vì ở thời điểm đó nhiều người còn lo lắng lạm phát cao nên phần lớn chỉ chọn gửi ngắn hạn, ba tháng trở lại, thậm chí gửi theo kỳ hạn tuần vì lãi suất kỳ hạn tuần cũng ngang ngửa kỳ hạn dài.

Tại các ngân hàng quốc doanh, hiện lãi suất đã xuống khá thấp và ổn định hơn trong những tháng đầu năm 2009. Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) áp dụng lãi suất kỳ hạn 3 tháng là 7%/năm, 12 tháng là 7,7%/năm, còn các kỳ hạn trên 12 tháng đều có mức lãi suất là 7.8%/năm. Tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Quân đội, lãi suất VND kỳ hạn 3 tháng ở mức 7,5%/năm và 12 tháng ở mức 8%/năm; ở Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội thì lãi suất 3 tháng là 7.7%/năm, 12 tháng là 8.2%/năm. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín thì mức lãi suất 1 tháng là 6.825%/năm, 3 tháng là 7.56%/năm, 12 tháng là 8%/năm, cao nhất là 36 tháng với mức lãi là 8.7%/năm. Ngân hàng TMCP Miền Tây cũng điều chỉnh lãi suất mới từ 7.2% - 8.2%/năm, trong đó kỳ hạn 12 - 36 tháng có lãi suất cao nhất 8.2%/năm.

Lãnh đạo của nhiều Ngân hàng cho biết, mặc dù các Ngân hàng đều muốn giảm mạnh lãi suất huy động hơn nữa do lãi suất cho vay đầu ra đã giảm, tuy nhiên các Ngân hàng đều e ngại về khả năng thanh khoản nên không dám giảm mạnh. Đây cũng là lý do mà vốn huy động với kỳ hạn 3 tháng rất được các Ngân hàng cổ phần lẫn Ngân hàng quốc doanh ưa chuộng.

Hình 3.4: Tình hình huy động toàn ngân hàng qua các năm - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt nam

Tình hình huy động vốn của toàn Ngân hàng liên lục tăng trong thời gian qua, mức huy động năm sau luôn cao hơn năm trước. Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, Tổng huy động vốn toàn Ngân hàng tại thời điểm 31/12/2008 ước đạt khoảng 1,364 ngàn tỷ, tăng 18.2% so với thời điểm 31/12/2007.

Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng huy động của toàn ngân hàng (2000 -2008)

47.64%18.2% 18.2% 43% 24% 19.8% 25.8% 36.53% 33.2% 32.08% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nhìn chung, tình hình huy động vốn liên tục tăng từ năm 2002 đến năm 2008, đỉnh điểm là năm 2007 với mức tăng là 47.64%, sang năm 2008 tốc độ tăng trưởng đã chậm lại với mức tăng là 18.2%. Huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng tăng trưởng mạnh góp phần mở rộng hoạt động đầu tư và cho vay ra thị trường.

Vừa qua, ngân hàng nhà nước đã thông báo quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 và quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh, với mức lãi suất được hổ trợ là 4% trong thời gian tối đa là 8 tháng đối với khoản cho vay ngắn hạn và tối đa 24 tháng đối với khoản cho vay trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu 175 Nghiên cứu hoạt động tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)