2.2.TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu 120 Quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 31 - 43)

TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1.Tổng quát tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại:

2.2.1.1.Tình hình tăng trưởng huy động:

NHTM là một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh về tiền tệ và tín dụng. Hoạt động kinh doanh cơ bản của các NHTM là các hoạt động đem

lại lợi nhuận cho NHTM bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và hoạt động kinh doanh dịch vụ khác.

Như vậy huy động vốn là một trong các hoạt động đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Qua nghiên cứu, các ngân hàng thương mại có tỷ lệ tăng trưởng huy động khá cao. Năm 2007, ngân hàng An Bình có tốc độ tăng trưởng huy động tăng cao 337%, kế đến là ngân hàng Kỹ thương 156%, ngân hàng Á Châu tuy tốc độ tăng trưởng kém hơn nhưng lại có tổng huy động cao hơn cả, hơn 55 ngàn tỷ đồng.

2.2.1.2.Tình hình tăng trưởng tín dụng:

Nếu như năm 2007, ngân hàng Á Châu có tổng huy động cao hơn hẳn, thì trong tăng trưởng tín dụng, ngân hàng Sài Gòn Thương tín lại có dư nợ tín dụng nhiều hơn, khoảng 35 ngàn tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 136%, cùng tốc

độ tăng trưởng đó là ngân hàng Kỹ thương với dư nợ tín dụng hơn 20 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất vẫn là ngân hàng An Bình, 506%.

2.2.1.3.Hiệu quả hoạt động:

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thể hiện qua nhiều chỉ số, trong đó lợi nhuận trước thuế là một trong những chỉ số quan trọng. Trong 8 ngân hàng nghiên cứu, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng tăng đều đặn qua các năm, trong đó ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long có lợi nhuận trước thuế là thấp nhất khoảng 195 tỷ đồng và ngân hàng Á Châu là cao nhất hơn 2000 tỷ đồng.

Nhìn chung, qua các năm, các ngân hàng đều có tăng trưởng về huy động cũng như tín dụng, đặc biệt là lợi nhuận cũng tăng hàng năm. Đây là dấu hiệu khả quan cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

2.2.2.Tỷ lệ an toàn vốn:

Xét tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần trong thời gian 3 năm gần nhất cho thấy Á Châu có tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động là thấp nhất và đều đặn qua các năm, kế đến là ngân hàng Phương Nam. Bên cạnh đó, MHB và Đông Á có tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động còn khá cao, điều này chứng minh việc sử dụng nguồn tiền cho vay vượt quá nguồn vốn huy động, làm tăng mức độ rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng)

2.2.3.Hệ số nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng Á Châu giảm dần qua các năm và thấp nhất trong 8 ngân hàng đang nghiên cứu, cụ thể là từ 1.66% năm 2005 xuống còn 0.31% năm 2007, điều này cho thấy ngân hàng kiểm soát rủi ro tín dụng tốt, quản lý nợ quá hạn có hiệu quả.

Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các ngân hàng 2005 2006 2007 ACB 1.66% 1.11% 0.31% SACOM 0.88% 0.95% 0.39% ĐÔNG Á 1.26% 1.00% 0.64% AN BÌNH 4.34% 5.15% 2.36% TCB 1.85% 1.43% 1.41% EXIMBANK 1.98% 1.56% 1.51% MHB 3.93% 4.37% 3.36% PHƯƠNG NAM 4.35% 10.82% 8.48%

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng)

Tuy nhiên tỷ lệ này ở ngân hàng Phương Nam vẫn còn khá cao, mặc dù có tăng giảm qua các năm nhưng vẫn còn cao nhất trong 8 ngân hàng đang nghiên cứu. Con số 8.48% không nói lên tất cả nhưng cũng đủ cho thấy ngân hàng vẫn chưa đẩy mạnh vai trò kiểm soát rủi ro tín dụng.

Ngân hàng Phương Nam ngày nay, do sự sáp nhập của ngân hàng Đại Nam và ngân hàng Phương Nam xưa, sau một thời gian hoạt động và khắc phục hậu quả của sự thua lỗ mà ngân hàng Đại Nam để lại vẫn chưa thật sự hiệu quả, công tác quản lý rủi ro tín dụng vẫn chưa được chú trọng và còn yếu kém, đây là dấu hiệu cảnh báo đòi hỏi cần phải được thúc đẩy tăng cường kiểm soát rủi ro hơn nữa đối với bản thân ngân hàng Phương Nam và cả hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam.

2.2.4.Hệ số rủi ro tín dụng:

Dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng Đông Á tuy giảm dần qua các năm nhưng vẫn khá cao, từ gần 70% năm 2005 còn khoảng 65% năm 2007. Hệ số rủi ro tín dụng Đông Á càng cao thì rủi ro tín dụng càng lớn, kế đến là Eximbank, Á Châu có hệ số rủi ro tín dụng tương đối thấp chứng tỏ khả năng quản lý tín dụng của Á Châu là khá tốt.

Bảng 2.2: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng 2005 2006 2007 ACB 38.65% 38.11% 37.25% SACOM 58.00% 59.00% 54.00% ĐÔNG Á 69.99% 66.20% 64.94% AN BÌNH 59.79% 36.32% 39.93% TCB 49.63% 50.19% 51.81% EXIMBANK 56.59% 55.71% 54.74% MHB 66.80% 53.98% 50.58% PHƯƠNG NAM 74.47% 51.18% 50.29%

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng)

2.2.5.Tỷ lệ nợ xấu:

2.2.5.1.Cơ cấu nợ các nhóm:

Từ bảng số liệu bên dưới cho thấy các ngân hàng thương mại cổ phần đang nghiên cứu có tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn chiếm gần tuyệt đối, điều này cho thấy các ngân hàng kinh doanh, cho vay nhưng vẫn thực hiện đầy đủ việc giám sát, quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế tình trạng nợ xấu, nợ bất ổn xảy ra.

Tuy nhiên, bên cạnh điều đáng phấn khởi, thì tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng Phương Nam là khá cao và tăng dần qua các năm trong số các ngân hàng nghiên cứu, kế đến là ngân hàng An Bình. Ngân hàng MHB có tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn hơn 1%, cao nhất trong các ngân hàng đang nghiên cứu. Đây là những con số cho thấy tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong thời gian qua vẫn cần phải được chú ý.

Do vậy, dù có cố gắng nhưng vẫn không thể nào tránh khỏi không có rủi ro, đòi hỏi các ngân hàng vẫn phải cần thiết tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng sao cho rủi ro có thể hạn chế đến mức tối đa.

Bảng 2.3: Cơ cấu nợ các nhóm của các ngân hàng Nhóm nợ Ngân hàng 2005 2006 2007 Nợ đủ tiêu chuẩn ACB 98.34% 98.89% 99.69% SACOM 99.12% 99.04% 99.62% ĐÔNG Á 98.74% 99.00% 99.36% AN BÌNH 95.66% 94.85% 97.64% TCB 98.15% 98.57% 98.59% EXIMBANK 98.02% 98.44% 98.49% MHB 96.07% 95.63% 96.64% PHƯƠNG NAM 95.65% 89.18% 91.83% Nợ cần chú ý ACB 1.36% 0.91% 0.22% SACOM 0.33% 0.23% 0.15% ĐÔNG Á 0.27% 0.23% 0.19% AN BÌNH 3.12% 2.44% 0.85% TCB 0.84% 0.70% 0.59% EXIMBANK 0.86% 0.72% 0.64% MHB 1.47% 1.49% 1.16% PHƯƠNG NAM 2.29% 7.70% 4.38%

Nợ dưới tiêu chuẩn

ACB 0.04% 0.08% 0.03% SACOM 0.07% 0.31% 0.02% ĐÔNG Á 0.09% 0.07% 0.03% AN BÌNH 1.06% 0.87% 0.29% TCB 0.43% 0.32% 0.41% EXIMBANK 0.16% 0.10% 0.26% MHB 1.24% 1.09% 1.05% PHƯƠNG NAM 0.39% 0.94% 0.66% Nợ nghi ngờ ACB 0.04% 0.06% 0.02% SACOM 0.11% 0.19% 0.04% ĐÔNG Á 0.16% 0.14% 0.08% AN BÌNH 0.16% 1.82% 0.44% TCB 0.18% 0.15% 0.11% EXIMBANK 0.44% 0.36% 0.37% MHB 0.52% 0.93% 0.62% PHƯƠNG NAM 0.62% 0.85% 1.58% Nợ có khả năng mất vốn ACB 0.22% 0.07% 0.03% SACOM 0.37% 0.22% 0.18% ĐÔNG Á 0.74% 0.56% 0.34% AN BÌNH 0.00% 0.01% 0.78% TCB 0.40% 0.26% 0.30% EXIMBANK 0.52% 0.38% 0.25% MHB 0.70% 0.85% 0.53% PHƯƠNG NAM 1.05% 1.33% 1.54%

2.2.5.2.Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng

2005 2006 2007 ACB 0.30% 0.20% 0.08% SACOM 0.55% 0.72% 0.24% ĐÔNG Á 0.98% 0.77% 0.45% AN BÌNH 1.23% 2.70% 1.51% TCB 1.01% 0.73% 0.82% EXIMBANK 1.12% 0.85% 0.88% MHB 2.46% 2.88% 2.20% PHƯƠNG NAM 2.06% 3.12% 3.77%

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng)

Nhìn chung, các ngân hàng thương mại cổ phần đang nghiên cứu đều có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức an toàn cho phép.

Tỷ lệ này của ngân hàng Á Châu và Đông Á giảm dần qua các năm và dưới 0.5%, đối với ngân hàng An Bình, MHB, Phương Nam tỷ lệ này lớn hơn 1.5%. Riêng ngân hàng Phương Nam có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lớn hơn 3% và tăng dần qua các năm. Đây là dấu hiệu đáng báo động đối với việc quản lý kiểm soát rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần, đòi hỏi các ngân hàng không thể lơi lỏng công tác quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro tín dụng là công việc phải được diễn ra hàng ngày hàng giờ, chặt chẽ và hiệu quả.

2.2.6.Cơ cấu khoản vay:

2.2.6.1.Theo thời hạn:

Trong các ngân hàng nghiên cứu thì đa số có tỷ lệ cho vay trung dài hạn thấp hơn cho vay ngắn hạn, tuy nhiên riêng đối với Á Châu thì ngược lại. Với cơ cấu khoản vay theo thời hạn thế nào, đòi hỏi ngân hàng đấy phải có chính sách phân bổ nguồn vốn, quản lý thu hồi nợ tương ứng để có thể hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro gây ra.

Bảng 2.5: Cơ cấu khoản vay theo thời hạn của các ngân hàng (đơn vị tính: tỷ đồng) Ngân hàng 2005 2006 2007 Cho vay ngắn hạn ACB 4,851.87 9,578.44 17,493.47 SACOM 5,208.20 9,506.78 21,731.96 ĐÔNG Á 4,670.80 6,602.47 13,516.88 AN BÌNH 151.59 695.94 3,580.25 TCB 3,746.71 6,193.14 15,980.60 EXIMBANK 4,834.00 7,834.00 14,614.72 MHB 4,834.00 5,460.99 8,998.37 PHƯƠNG NAM 3,517.15 3,790.84 4,040.49

Cho vay trung dài hạn ACB 4,529.65 17,014.0 0 31,811.00 SACOM 3,217.04 4,887.53 13,646.19 ĐÔNG Á 1,289.25 1,368.14 4,291.72 AN BÌNH 254.81 434.99 3,277.88 TCB 1,546.35 2,502.96 4,505.53 EXIMBANK 1,599.16 2,373.39 3,837.43 MHB 3,602.97 4,652.44 4,926.63 PHƯƠNG NAM 1,256.74 874.37 1,833.63

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng)

2.2.6.2.Theo loại hình kinh tế:

Đa số các ngân hàng nghiên cứu đều có tỷ lệ cho vay cá nhân thấp hơn cho vay các tổ chức kinh tế, riêng Á Châu, MHB và Phương Nam thì ngược lai. Điều này chứng tỏ ba ngân hàng này phát triển mạnh về mảng bán lẻ, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn hay nợ xấu của ba ngân hàng này lại không đồng nhất với nhau. Đối với Á Châu tỷ lệ đấy là tương đối thấp so với các ngân hàng khác, còn Phương Nam thì lại cao nhất. Do đó, việc xác định tỷ lệ cho vay theo loại hình kinh tế mục đích là tìm hiểu nguyên nhân phát sinh rủi ro để đề ra biện pháp quản lý có hiệu quả.

Bảng 2.6: Cơ cấu khoản vay theo loại hình kinh tế của các ngân hàng (đơn vị tính: tỷ đồng) Ngân hàng 2005 2006 2007 Tổ chức kinh tế ACB 4,633.97 8,314.40 15,900.55 SACOM 5,049.50 7,648.98 17,956.94 ĐÔNG Á 3,184.50 4,964.48 10,540.64 AN BÌNH 406.40 1,130.93 4,210.95 TCB 3,732.14 3,948.38 12,478.46 EXIMBANK 3,269.44 6,046.14 10,180.85 MHB 1,998.15 2,402.52 3,619.28 PHƯƠNG NAM 2,032.65 2,450.44 2,775.34 Cá nhân ACB 4,747.55 8,699.60 15,910.45 SACOM 3,375.74 6,745.33 17,421.21 ĐÔNG Á 2,775.55 3,006.13 7,267.96 AN BÌNH 0.00 0.00 2,647.18 TCB 1,560.92 4,747.72 8,007.67 EXIMBANK 3,163.72 4,161.25 8,271.30 MHB 6,438.82 7,710.91 10,305.72 PHƯƠNG NAM 2,741.24 2,947.68 3,098.78

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng)

Từ những phân tích trên cho thấy, tuy hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang nghiên cứu là có hiệu quả, tăng trưởng dần qua các năm đặc biệt là đột biến trong năm 2007, song vẫn không tránh khỏi những khoản nợ xấu, những khoản nợ có vấn đề, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngày càng tăng. Chính vì thế cho nên việc nhận biết dấu hiệu, tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý rủi ro có hiệu quả là rất cần thiết.

2.2.7.Tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2008 tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam:

Trước tình hình biến động của thị trường thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam. Tình hình kinh tế trong nước lạm phát tăng cao, sự bất ổn của thị trường

bất động sản cũng như thị trường chứng khoán, sự tăng trưởng nóng của tín dụng… đã làm cho chất lượng tín dụng ngày càng xấu đi. Tình hình tín dụng 6 tháng đầu năm 2008 tại các ngân hàng thương mại cổ phần tăng chậm, đã giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2007 đặc biệt là cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán. Chính phủ đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất… đã làm cho các ngân hàng thương mại hạn chế cho vay, chọn lọc khách hàng cho vay. Hơn nữa từ sự suy giảm của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, các ngân hàng thương mại càng tăng cường thu hồi vốn vay, kiểm soát chất lượng tín dụng, tiến hành rà soát định giá lại tài sản đảm bảo và yêu cầu bổ sung thêm nếu có sự thiếu hụt. Những khoản vay mục đích đầu tư bất động sản, chứng khoán có nguy cơ bị mất khả năng thanh toán do thua lỗ, không bán được, … do đó nợ xấu có xu hướng tăng lên. Hơn nữa về mặt doanh nghiệp, tình hình kinh tế khó khăn bất ổn, chi phí tăng cao, nguồn vốn thiếu hụt nhưng không được tài trợ hoặc tài trợ hạn chế, việc kinh doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả, khả năng chi trả giảm, do vậy nợ vay có thể trở thành nợ khó đòi và thu hồi khó khăn hơn đối với các ngân hàng.

Theo số liệu lấy được từ nguồn ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, nợ xấu 6 tháng đầu năm 2008 tăng mạnh, số tăng xấp xỉ với con số trong năm 2007; ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín, nợ xấu tăng tương đương hơn nửa năm 2007. Điều này cho thấy, trong những năm 2005 đến 2007, thị trường tương đối ổn định nên chưa có biến động lớn trong thị trường tín dụng, tình hình nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam có thể kiểm soát và trong mức an toàn. Nhưng những bất ổn của thị trường trong 6 tháng đầu năm nay đã tác động mạnh vào nhiều lĩnh vực, trong đó tín dụng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại cổ

phần Việt Nam trong việc quản lý rủi ro tín dụng, cần phải tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được và làm ngay từ ban đầu không đợi phát sinh.

Một phần của tài liệu 120 Quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w