NHỮNG NÉT ĐẶC THÙ CỦA DÒNG VỐN VÀO TẠI VIỆT NAM 1 Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FD

Một phần của tài liệu 12 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 33 - 36)

2.2.1 Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Với mục tiêu tăng trưởng GDP cao hơn 8% mỗi năm trong giai đoạn 2006- 2010, trong khi tỷ lệ huy động vốn trong nước chỉ đạt 22%, ngoài nguồn vốn ODA, trong thời gian tới Việt Nam phải cần khoảng 9 tỷ USD cho mỗi năm (theo GS- TSKH Nguyễn Mại – Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ).

2.01 2.59 1.62 1.95 1.62 1.95 4.2 5.8 10.2 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nếu xét từ năm 2000 - thời kỳ sau khủng hoảng, đồ thị thể hiện quá trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam là một đường cong, điểm thấp nhất là năm 2002, năm 2004 FDI bắt đầu phục hồi, năm 2005 đã tăng trưởng rõ rệt và năm 2006 đạt được nhiều kỷ lục cả về vốn đăng ký mới, vốn đầu tư tăng thêm và vốn thực hiện. Nếu như năm 1997 được coi là đỉnh điểm của thành tích thu hút vốn FDI thì sau 10 năm, đến năm 2006 mới vượt qua được đỉnh điểm đó. Tính đến cuối năm 2006, nước ta đã thu hút được 60,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký, trong đó vốn thực hiện là 36 tỷ USD.

Hình 2.3 : Thu hút vốn FDI qua các năm (tỷ USD)

Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 2006-2007

Không thể không nói đến những nhân tố bên ngoài đã tác động thuận chiều và ngược chiều đến FDI vào Việt Nam, như dòng vốn FDI thế giới đã tăng nhanh trong 15 năm gần đây, tạo cơ hội cho những nước đang phát triển hoặc chuyễn đổi cơ chế kinh tế có thể thu hút một lượng lớn vốn nước ngoài cần cho công cuộc xây dựng kinh tế; như cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực đã làm cho các nhà đầu tư quốc tế đánh giá lại “sự thần kỳ của Đông Á” làm giảm đi tính hấp dẫn của các nước trong khu vực với các nhà đầu tư lớn.

Nhưng cần khách quan thừa nhận rằng, thành quả của việc thu hút vốn FDI ở nước ta do tác động chủ yếu của các nhân tố chủ quan, liên quan đến việc tận dụng thời cơ và tạo lập môi trường đầu tư đủ đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong một thế giới vừa hợp tác, vừa cạnh tranh khá gay gắt trong việc thu hút các nguồn vốn quốc tế. Năm 1996, lần thứ ba Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi, nhưng không phải theo chiều hướng của hai lần trước đó, năm 1990 và 1992, mà ngược lại, đã giảm bớt khá nhiều ưu đãi gây nên phản cảm đối với nhiều doanh nghiệp FDI và nhà đầu tư mới. Tháng 07/1997 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, các nước

chịu tác động lớn nhất là Thái Lan, Philippines, Indonesia v.v. nhưng nhìn chung nước ta nằm ngoài tâm bão của cuộc khủng hoảng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng này cũng đã góp phần tạo ra cho Việt Nam một thời cơ mới trong việc thu hút nguồn vốn quốc tế khi mà các nước trong khu vực đang phải lo đối phó với khủng hoảng. Đáng tiếc là do môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn từ khi sửa Luật Đầu tư năm 1996 và Việt Nam cũng không có được một số đối sách thích hợp để chủ động đối phó với khủng hoảng, nên thời gian này tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như việc thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam đã giảm sút rõ rệt trong nhiều năm liên tiếp.

Mấy năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương cải thiện môi trường đầu tư, tạo lập cơ sở pháp lý bình đẳng trong kinh doanh cho mọi loại hình doanh nghiệp, coi trọng hơn việc cải tiến công tác quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính trong các hoạt động kinh tế, chủ động trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Năm 2006 với Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng trên lộ trình hội nhập kinh tế với thế giới trên lĩnh vực lập pháp. Chính phủ đã phân cấp cho chính quyền các tỉnh, thành phố việc thẩm định và cấp phép đầu tư cũng như việc quản lý nhà nước các doanh nghiệp FDI, vừa tạo thế chủ động cho chính quyền các địa phương vừa tạo nên phong trào thi đua cải tiến thủ tục hành chính, tạo lập sự hấp dẫn môi trường đầu tư giữa các địa phương. Việc Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC đã tạo nên vị thế mới trong khu vực và trên thế giới. Nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đã hình thành tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo của một nước có dân số hơn 84 triệu người, ngày càng trở thành thị trường tiêu thụ lớn, trở thành thị trường đầy tiềm năng đối với nhiều tập đoàn đa quốc gia. Những tiền đề trên đã thực sự tạo ra cho Việt Nam bước đột phá trong việc thu hút vốn đầu tư FDI.

Thật vậy, năm 2006 đánh dấu sự tăng trưởng ngoạn mục của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Cả nước có 833 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký 7,838 tỷ USD và 486 dự án tăng vốn đầu tư 2,362 tỷ USD; gộp lại là 10,2 tỷ USD. Đây là năm có vốn FDI cao nhất trong trong gần hai thập kỷ vừa qua, kể từ khi Quốc hội nước ta ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1987.

Năm 2006 cũng là năm vốn thực hiện FDI có mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây, tăng 24,2% so với năm 2005, đạt 4,1 tỷ USD; có thêm 250 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, đưa số doanh nghiệp FDI đang hoạt động kinh

doanh ở nước ta lên đến 3.500 doanh nghiệp. Các ngành công nghệ cao được chú ý đầu tư nhiều như công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học v.v. Điều đáng chú ý là hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Doanh thu trong năm 2006 ước đạt 29,4 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2005, trong đó, doanh thu xuất khẩu (trừ dầu thô) ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 31,2% so với năm 2005, nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2006 đạt 22,6 tỷ USD, chiếm 57% giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2006, sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,5% cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước.

Đáng chú ý là lượng FDI được phân bố cho các khu vực trong cả nước đều hơn, số lượng các tỉnh có số vốn FDI đạt trên 100 triệu USD đã tăng gấp đôi so với năm 2005. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thu hút được 27 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn gần 2,2 tỷ USD, nhiều nhất từ trước đến nay và vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Nếu xét theo đối tác, trong số 40 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu chiếm 31,9% tổng số vốn cấp mới, tiếp theo là Hồng Kông chiếm 15,09% tổng vốn cấp mới, Nhật Bản đứng thứ ba chiếm 10,3%; Hoa Kỳ đứng thứ tư chiếm 9,5%. Nếu tính cả một số dự án của Hoa Kỳ đầu tư thông qua nước thứ ba thì Hoa Kỳ đứng thứ hai.

Tuy nhiên, để làn sóng mới về FDI lan tỏa nhanh hơn đòi hỏi nước ta có sự tỉnh táo cần thiết trong việc đánh giá đúng tình hình. Với 4,1 tỷ USD vốn FDI thực hiện trong năm 2006, nếu so với khoảng 1.000 tỷ USD vốn FDI thực hiện của thế giới (chỉ chiếm 0,4%), và so với gần 205 tỷ vốn thực hiện FDI của châu Á (chỉ chiếm 2%), thì việc thu hút, thực hiện vốn FDI của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn. Trong khi để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà điều đó là tối cần thiết khi đang có thời cơ lớn, thì phải tính đến con số vốn thực hiện FDI hàng năm khoảng 10 tỷ USD, bằng 2,5 lần năm 2006, đây thực sự là một thách thức lớn cho Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 12 Vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 33 - 36)