Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu 33 Thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình Thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam và các nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển  (Trang 40 - 41)

: Cổ phiếu Có Gía trị giao dịch

2.2.1. Những thành tựu đạt được

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy mới ra đời được 7 năm, nhưng với tốc độ phát triển phi mã, nó đã trở thành một lĩnh vực kinh tế nổi bật của đất nước. Theo thống kê, hiện số vốn hóa TTCK đạt khoảng 45% GDP, nếu tính cả trái phiếu thì đạt khoảng 50% GDP. Dự kiến, từ năm 2008 trở đi, khi thực hiện quản lý thị trường chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết, vốn hóa thị trường chứng khoán sẽ đạt khoảng 60% GDP, tương đương đạt khoảng 35-40 tỷ USD. Nhìn chung, sau hơn 7 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được một số thành tựu sau:

Thứ nhất, là hình thành được thị trường vốn trung và dài hạn. Trước kia, nguồn vốn cho doanh nghiệp chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng. Nhu cầu đó đè nặng lên đôi vai của các ngân hàng thương mại. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách không có nhiều nguồn vốn trung và dài hạn để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngân hàng thì chủ yếu vay được vốn ngắn nhưng lại cho vay trung và dài hạn nên rủi ro rất lớn. Vì vậy, khi thị trường chứng khoán ra đời, nó tạo nên một kênh huy động vốn trực tiếp, thu hút nguồn vốn trong dân cư và công chúng đầu tư về cho doanh nghiệp.

Thứ hai, rất quan trọng, là trước đây chưa có thị trường chứng khoán, hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp có hạn chế lớn là không công khai, minh bạch; quản

trị doanh nghiệp hầu hết đều yếu kém. Nhưng giờ, có thị trường rồi, tham gia thị trường rồi thì phải công khai, minh bạch, có kiểm toán độc lập, có thị trường và nhà đầu tư theo dõi, phải công bố thông tin đầy đủ, từ đó gây sức ép thay đổi ở đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thay đổi ngay lề lối làm việc, lề lối quản lý. Một doanh nghiệp tốt, hai doanh nghiệp tốt và nhiều doanh nghiệp tốt thì hoạt động của nền kinh tế sẽ hiệu quả theo.

Thứ ba, là thị trường chứng khoán đã tạo một kênh hiệu quả trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì nguồn vốn gián tiếp cũng đang ngày một tăng. Hiện theo con số thống kê chưa đầy đủ là 5–6 tỷ USD. Khả năng tạo và thu hút nguồn vốn này sẽ hỗ trợ cho việc cung vốn trong nước, tạo điều kiện tài trợ cho các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Thứ tư, là tác động tích cực tới quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Thông qua thị trường này, các công ty chứng khoán, tổ chức tư vấn cổ phần hóa đẩy mạnh tiến trình chung; nhiều doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa và bán cổ phiếu ra công chúng, lên sàn niêm yết. Giá trị này góp phần thúc đẩy mục tiêu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Thứ năm, là sự góp phần của thị trường chứng khoán trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh hơn với thế giới.

Qua đó chúng ta thấy sự tồn tại của thị trường chứng khoán là hết sức cần thiết và có đóng góp rất to lớn đối với tăng trưởng của đất nước trong những năm qua. TTCK Việt Nam đang đi đúng hướng, cần có 1 lộ trình phát triển phù hợp, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm từ những thị trường chứng khoán ở các nước đi trước. Một định hướng mới, những bước đi mới cho TTCK chắc chắn sẽ không gặp ít khó khăn, thách thức. Nhưng việc tạo dựng và nâng tầm vai trò của TTCK là một nhu cầu tất yếu của nền kinh tế đất nước đang trên đà tăng trưởng và hội nhập. Những chuyển biến về chất để tạo sự phát triển bền vững cho thị trường chắc chắn sẽ gíup sức hiệu quả hơn vào tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng với đời sống kinh tế quốc tế của Việt Nam chúng ta đang đi.

Một phần của tài liệu 33 Thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình Thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam và các nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển  (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w