Vốn dài hạn để đầu tư chiều sâu phát triển các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 4 Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo định hướng đến năm 2020 (Trang 66 - 70)

Hiện nay vốn dài hạn để đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến ở các doanh nghiệp đang là một vấn đề bức xúc. Hầu hết trình độ kỹ thuật trang thiết bị của các DN còn rất lạc hậu, từ đó dẫn đến năng suất thấp, tiêu hao nhiều nguyên nhiên vật liệu cũng như thời gian bảo trì, bảo dưỡng, giá thành của sản phẩm cao, tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá thấp. Để tồn tại được trong môi trường toàn cầu hóa đòi hỏi các DN phải giải quyết được vần đề vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, tạo ra

được các sản phẩm hàng hoá với chất lượng, mẫu mã và giá cả cạnh tranh nhất.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, bên cạnh việc sử dụng vốn tự có, vốn vay ngân hàng, cần xác định các phương thức thu hút vốn trong và ngoài nước một cách phù hợp. Cụ thể: các doanh nghiệp nên áp dụng hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu công ty; doanh nghiệp cổ phần có thể lựa chọn khả năng phát hành thêm cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước.

Đối với các doanh nghiệp lớn có nhu cầu vay vốn nước ngoài, cần chấp nhận kiểm toán quốc tế, thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để giúp phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường quốc tế; xác định Chiến lược kinh doanh 5 năm, 10 năm của doanh nghiệp; chủ động nâng cao tính minh bạch về tài chính, có định hướng kinh doanh rõ nét để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài (FPI), từ các quỹ đầu tư...

Một khía cạnh rất quan trọng đối với các doanh nghiệp là việc tăng cường hiệu quả sử dụng vốn; đổi mới công nghệ để tăng hiệu quả đầu tư. Đây là mục tiêu rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng tái tạo vốn cho chính doanh nghiệp.

Nước ta đang trong giai đoạn đầu tư phát triển, nguồn thu NSNN còn hạn hẹp trong khi các lĩnh vực cần vốn cho đầu tư thì quá rộng do đó NSNN không đáp ứng được hết. Đầu tư mang tính dàn trải. Để có vốn cho phát triển kinh tế, thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, Nhà nước phải kêu gọi đầu tư nước ngoài bằng hình thức góp vốn liên doanh, liên kết. Việt Nam thường chỉ tham gia góp vốn bằng gía trị quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị hiện có, giá trị này thường chỉ chiếm 30 đến 40% giá trị của dự án liên doanh.

Ngoài ra trình độ về chuyên môn cũng như kinh nghiệm về quản lý điều hành, kiểm soát hoạt động SXKD của các cán bộ bên phía Việt Nam làm việc

trong các liên doanh còn hạn chế nên chưa phát huy được vai trò đối tác trong việc phối hợp làm việc với phía nước ngoài.

Có thể kể đến các nguồn vốn sau:

Vốn đầu tư trực tiếp: FDI đã tác động đến việc tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu tư của các nước đang phát triển, nó như là yếu tố “mồi” trong thu hút đầu tư trong nước và góp phần vào tăng trưởng GDP và GDP/người. Thông qua số liệu thống kê của 69 nước, các chuyên gia nước ngoài đã tìm thấy một số quy luật mang tính trung bình sau: nếu tăng 1% tỷ lệ FDI so với GDP, GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm 0,8%; cứ tăng tỷ lệ FDI so GDP được 1% thì GDP bình quân đầu người tăng tương ứng 0,3 - 0,4%.

Xu hướng FDI ngày càng hướng tới những vùng lãnh thổ có môi trường đầu tư thuận lợi và hướng vào các ngành công nghiệp và các ngành sản xuất, dịch vụ đem lại hiệu quả cao. Song phải thấy rằng, trong giai đoạn tới, khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA và các nước trong khu vực thực hiện đầy đủ cam kết về Khu vực đầu tư ASEAN (đối với Việt Nam thời hạn là 2013), các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện mở cửa tự do cho các nhà đầu tư ASEAN, hàng rào thuế quan ASEAN và các rào cản đầu tư bị xóa bỏ sẽ dẫn đến cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn này và buộc chúng ta phải cải thiện môi trường đầu tư của mình để giữ mối tương quan với các nước khác trong khu vực.

Vốn đầu tư gián tiếp: Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư gián tiếp FPI nói riêng có vai trò to lớn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, làm tăng ngoại tệ cho nền kinh tế và mang lại những tác động tích cực đối với cả những nước tiếp nhận vốn đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư. Vai trò của đầu tư quốc tế đặc biệt có ý nghĩa sâu sắc đến sự phát triển kinh tế ở những nước đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và các nước kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cần thúc đẩy sự phát triển của

TTCK, thơng qua TTCK để thu hút nguồn vốn FPI vì đây là kênh thu hút vốn tương đối hiệu quả và tỏ ra an toàn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, tính thanh khoản của các chứng khoán là tương đối tốt nên tạo điều kiện cho các dòng vốn luân chuyển được nhanh chóng. Các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch phải minh bạch thông tin để tạo được sự tin tưởng cho các nhà đầu tư.

Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm: Qũy đầu tư mạo hiểm là một định chế tài chính trung gian, cung cấp nguồn vốn mạo hiểm và đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân vốn dĩ thiếu vốn và khao khát được đầu tư. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu vốn, trong khi sự tài trợ của bạn bè và người thân có hạn thì doanh nghiệp phải tìm tài trợ từ các nguồn khác. Tiếp cận nguồn vốn tín dụng dưới bất kỳ hình thức nào là điều khó khăn, yêu cầu về tài sản đảm bảo cũng như các quy định trong thẩm định khác đã không thể tạo cơ hội cho các công ty, đặc biệt khi người sáng lập công ty chỉ mới có ý tưởng là “tài sản” chính yếu. Có 4 điểm chính tạo nên khoảng cách giữa ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: tài sản thế chấp; ấn tượng không tốt do nhận định: quy mô nhỏ gắn liền với rủi ro; lãi suất thực tiền vay ngân hàng là khá cao; chi phí cho các khoản vay ngân hàng sẽ càng tăng do quá trình thẩm định. Từ đó đẫn đến kết quả là: các ngân hàng dường như tỏ thái độ đối với DN vừa và nhỏ nên để họ tìm kiếm nguồn vốn đầu tư thay thế từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Trong giai đoạn hiện nay nguồn vốn mạo hiểm rất thích hợp cho các doanh nghiệp Dịch vụ Du lịch mới khởi sự tại Lâm Đồng. Cần tạo cơ chế thông thoáng và tạo kênh rút vốn nhanh nhằm thu hút nguồn vốn này, do đặc điểm của nguồn vốn mạo hiểm chỉ đầu tư vào doanh nghiệp mới khởi sự và nhà đầu tư sẽ rút ra sau khoảng thời gian từ ba đến năm năm đầu tư tại doanh nghiệp.

Vốn tăng cường cho DN: trong một sân chơi bình đẳng, các DNNN mất dần lợi thế về việc được sử dụng nguồn vốn NS và nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Để có thể tồn tại được, các DNNN cần phải tăng hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực hiện có, tăng tích lũy để dùng cho việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hội nhập. Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, sự thiếu quan tâm của các tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dẫn đến sự khó khăn của các doanh nghiệp này trong quá trình vay vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị và mở rộng quy mô họat động sản xuất kinh doanh. Cần quan tâm hơn nữa đối với vấn đề tài trợ vốn cho khu vực này. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nhà nước cần cung cấp vốn mồi để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này của tỉnh Lâm Đồng.

Một phần của tài liệu 4 Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo định hướng đến năm 2020 (Trang 66 - 70)