IV- Phân tích thực trạng quản lý vốn sản xuất kinh doanh trong 3 năm của
3- Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty:
3-1/ Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn cố định và qua đó góp phần nào phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua biểu số liệu sau:
LuËn văn tốt nghiệp Lê Thị Lành - QLKT 39B
Biểu14: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
Chênh lệch
Chỉ tiêu 1998 1999 2000
99/2000 %
1. Doanh thu thuần 169257360 247099776 386468565 139368789 56,4
2. Lợi nhuận dòng 5.655.540 8.971.854 12.925.370 3.953.516 44,06
3. Nguyên giá TSCĐ 69.011.395 91.291.881 114546046 23254165 25,47
4. Giá trị còn lại 45.948.207 56.263.031 67.551.531 11.288.500 20,06
5. Sức sản xuất TSCĐ
- Theo nguyên giá 2,45 2,71 3,37 0,66 24,35
- Theo giá trị còn lại 3,68 4,39 5,72 1,33 30,3
6. Suất hao phí TSCĐ 0,41 0,37 0,3 0,07 -2,59
7. Sức sinh lời TSCĐ
- Theo nguyên giá 0,08 0,1 0,11 0,01 10
- Theo giá trị chất
lượng
0,12 0,16 0,19 0,03 18,75
8. Hệ số đổi mới 0,14 0,17 0,18 0,01 5,88
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty tăng lên qua các năm cụ thể:
- Sức sản xuất tài sản cố định:
+ Theo nguyên giá thì một đồng nguyên giá bỏ vào sản xuất kinh doanh năm 2000 đem lại 3,37 đồng doanh thu, còn năm 1999 đem lại 2,71 đồng doanh thu (tăng 0,66 đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,35%.
Nếu như năm 2000 sức sản xuất tài sản cố định khơng đổi thì ngun giá tài sản cố định cần sử dụng là: 386.468.565 : 2,71 = 142.608.327
Như vậy so với thực tế Công ty đã tiết kiệm được.
142.608.327 - 114.546.046 = 28.062.281 nghìn đồng nguyên giá tài sản cố định
+ Theo giá trị còn lại thì một đồng giá trị chất lượng tài sản cố định năm 2000 bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại 5,72 đồng, năm 1999 đem lại 4,39 đồng tăng 1,33 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 30,3%. Mức tăng này một mặt Cơng ty đã đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Về hao phí tài sản cố định: Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu sử
dụng tài sản cố định theo nguyên giá. Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì trong kỳ cần bỏ vào sản xuất bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định.
Năm 1999 là 0,37, và năm 2000 là 0,3 giảm 0,07 tướng ứng với tỷ lệ giảm 2,59%. Nguyên nhân do doanh thu thuần tăng 13,9tỷ đồng và nguyên giá tăng 2,32tỷ đồng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc tăng của nguyên giá tài sản cố định.
- Sức sinh lời tài sản cố định:-
+ Theo nguyên giá một đồng tài sản cố định năm 2000 đem lại 0,11 đồng lợi nhuận còn năm 1999 đem lại 0,1 đồng lợi nhuận tăng 0,01 đồng. Nếu tỷ lệ doanh lợi trên vốn cố định theo nguyên giá năm 1999, lượng nguyên giá bỏ vào sản xuất kinh doanh là:
12.925.370 : 0,16 = 129.253.700 ngìn đồng
Như vậy Công ty đã tiết kiệm được
129.253.700 - 114.546.046 = 14.707.654 nghìn đồng
Nguyên nhân là do lợi nhuận năm 2000 tăng so với năm 1999 một lượng 3.953.516.000 đồng tương ứng với tỷ lệ 44,06% trong khi đó nguyên giá chỉ tăng 25,47% so với năm 1999.
+ Theo giá trị chất lượng năm 1999 là 0,16 năm 2000 là 0,19, mức tăng là 0,03 tương ứng với tỷ lệ tăng là 10% chủ yếu là tăng của lợi nhuận dòng.
- Hệ số đổi mới của tài sản cố định của Công ty trong 3 năm là khá cao. Nó chứng tỏ rằng Cơng ty đã đầu tư mua sắm đổi mới máy móc thiết bị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Luận văn tốt nghiÖp Lê Thị Lành - QLKT 39B
Doanh lợi vốn cố định trong 3 năm qua khoảng trên dưới 10%. Như vậy vẫn còn thấp do máy móc thiết bị của doanh nghiệp vẫn cịn khá lạc hậu, hơn nữa các máy móc vẫn chưa phát huy cơng suất.
Hệ số hao mòn vốn cố định =
Tổng giá trị còn lại tài sản cố định Tổng nguyên giá tài sản cố định
=
67.551.531 114.546.046
= 0,5898
Như vậy số vốn cố định còn phải thu hồi là 58,98% so với tổng nguyên giá tài sản cố định tại thời điểm cuối năm 2000, như vậy là khá tốt.
Qua việc phân tích trên cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2000 đã tăng lên so với năm 1999. Nó phản ánh sự cố gắng của cán bộ cơng nhân viên tồn doanh nghiệp.