được lúc nào nên tham gia thị trường, khi nào không nên, một số nhà đầu tư còn không biết chỉ số VN – index dùng để làm gì? Nó có ảnh hưởng gì đến cổ phiếu hay không, các tài liệu các báo cáo tài chính, bản cáo bạch công ty niêm yết mà cũng không biết nó để làm cái gì, cũng như không phân biết phân tích nội dung nào quan trọng nhất trong báo cáo, các quyền lợi khi mua cổ phiếu như quyền biểu quyết đại hội, quyền mua và bán các quyền cổ đông; đến cả lệnh đặt giao dịch trên thị trường cũng còn sai như viết sai nội dung lệnh mua – bán - hủy, đặt lệnh trễ rồi cãi nhau với người nhận lệnh …
Việc thanh toán bù trừ chứng khoán cũng gây nhiều rắc rối cho nhà đầu tư, thời hạn thánh toán T+4 cho bù trừ cổ phiếu và T+2 cho bù trừ tiền tuy viết rõ ràng nhưng vẫn làm nhiều nhà đầu tư cứ tưởng là cổ phiếu hoặc tiền đã về đến tài khoản rồi…
Nhiều người có tiền vẫn đang lao vào mua cổ phiếu nhưng họ không để ý gì đến chỉ số P/E, không quan tâm gì đến tính thanh khoản. Ở Việt Nam, kỳ vọng của người mua cổ phiếu đã vượt qua giá trị thực tế của các công ty bán cổ phần. Do đó,
phải thay đổi lại hệ thống giáo dục để cộng đồng, các nhà đầu tư nhỏ lẻ có sự hiểu biết hơn và biết đầu tư một cách dài hạn hơn. Khi giá cổ phiếu phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp, nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì nhìn chung, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận, lúc đó hầu như tất cả các nhà đầu tư “đều thắng” vì trò chơi có tổng lớn hơn không. Ngược lại, khi giá bị đẩy lên quá cao, phần chênh lệch ảo sẽ tạo ra trò chơi có tổng bằng không, lúc đó, có người thắng ắt có kẻ thua. Câu hỏi đặt ra là ai được, ai mất? Điều mà các nhà đầu tư nhỏ lẻ cần lưu ý đó là khi bức màn thông tin bất cân xứng vẫn còn lớn, các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường có lợi thế rất nhiều. Do vậy, không thể nghĩ một cách đơn giản là mình chỉ nắm một ít cổ phiếu nên dễ bán hơn khi giá đi xuống. Thực ra, một nhà đầu tư cá nhân thì giữ rất ít, nhưng tất cả số này cộng lại sẽ là một khối lượng khổng lồ, thậm chí lớn hơn rất nhiều phần nắm giữ của các nhà đầu tư có tổ chức. Khi mà những người có lợi thế hơn về mặt thông tin biết mua lúc giá thấp, bán lúc giá cao và rút khỏi thị trường đúng lúc thì phần thiệt thòi chắc chắn sẽ thuộc về các nhà đầu tư đơn lẻ.
Các nghiên cứu cho thấy ở các TTCK mới nổi thì tâm lý đầu tư theo đám đông luôn là yếu tố nổi cộm nhất, như là đồng loạt tranh nhau mua hoặc tranh nhau bán trên toàn thị trường, tuy hiện nay không còn kiểu như vậy nhưng vẫn còn lác đác ở một số CP trên sàn xảy ra hiện tượng trên,.. Nhiều nhà đầu tư cá nhân mới tham gia vào chứng khoán ít chịu nghiên cứu tài liệu cơ bản về chứng khoán, các chỉ tiêu cơ bản về tài chính, các chỉ số đánh giá ROA, ROE, EPS, P/E,…giúp họ tính toán để ra quyết định đầu tư. Trong đó P/E có vị trí quan trọng để xem có nên đầu tư hay không? Thực tế thì P/E cao thì không hẳn là tốt hoặc thấp mời gọi là tốt, mà ta còn phải xét xem cổ phiếu đó thuộc loại nào, kinh doanh tốt hay không? Có triển vọng tương lai hay không? Tuy nhiên vẫn có nhiều người thấy giá cổ phiếu cao mà quên mất cổ phiếu đó từng bị “làm giá”, mua vào rồi thấy giá lại giảm nên lại mua tiếp…
Đấy là những tiêu chí quan trọng khi nghiên cứu chứng khoán để làm những danh mục những cổ phiếu tiềm năng phát triển về sau nhưng lại bị lãng quên, hoặc có đọc cho qua chứ không có phân tích nội dung.
Thuế chứng khoán, một "nỗi đau" khác mà tất cả các nhà đầu tư đang gánh chịu là bị lỗ trong năm vừa rồi, nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập. Sau mỗi lần giao dịch,
CTCK tự động trừ trong tài khoản của nhà đầu tư 0,1% giá trị bán, ngay cả khi chọn cách nộp thuế 20%/thu nhập. Luật thiết kế như vậy là không hợp lý, bởi lẽ ra không nên khấu trừ ngay khi nhà đầu tư tiến hành bán chứng khoán. Nếu cơ quan thuế sợ nhà đầu tư "xù" thuế mà áp dụng cách làm như vậy, thì có thể đưa ra các chế tài để xử lý nhà đầu tư trốn thuế. Với thẩm quyền của mình, cơ quan thuế hoàn toàn tự chủ và có trách nhiệm trong theo dõi lỗ, lãi của nhà đầu tư để làm cơ sở đối chiếu với hồ sơ khai thuế của nhà đầu tư khi làm thủ tục quyết toán thuế hàng năm.
Luật chứng khoán có nhiều sửa đổi nhưng ít nhà đầu tư quan tâm đến chuyện này vì họ cho rằng đó là vấn đề của UBCKNN, họ chỉ cần biết có đạt được lợi nhuận nào hay không mà thôi.
Năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp, qua đầu mối câu lạc bộ các doanh nghiệp niêm yết, đã ngồi lại với nhau để đưa ra quyết sách mua lại cổ phiếu của chính mình để làm cổ phiếu quỹ. Đồng thời, hoạt động mua vào của các tổ chức, cá nhân là cổ động nội bộ của doanh nghiệp cũng khá sôi động. Những chuyển động này một lần nữa lại gây chú ý, đặc biệt trong tháng 5 đến tháng 8. Không thể phủ nhận các giá trị liên quan, đặc biệt trong sự hỗ trợ giá chứng khoán tại thời kỳ suy giảm; rộng hơn, khi có tiếng nói chung và mở rộng, sẽ là sự hỗ trợ cho thị trường. Theo cách hiểu thông thường, khi doanh nghiệp mua vào cổ phiếu quỹ, lượng hàng lưu thông trên thị trường sẽ giảm, giúp tăng cầu và thông thường sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá chứng khoán. Mặt khác, với chính doanh nghiệp, việc mua lại đó cũng góp phần cải thiện một số chỉ số tài chính cơ bản, như giảm lượng cổ phiếu lưu hành và giảm vốn chủ sở hữu và theo đó làm tăng các chỉ số EPS, ROE… Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào “phong độ” tạo lợi nhuận của doanh nghiệp, và quy mô mua vào lớn hay nhỏ. Và một lợi ích khác, dĩ nhiên đi cùng với rủi ro, là “mình hiểu mình hơn ai hết”, quyết định mua được xây dựng trên cơ sở đánh giá cơ hội ở thị trường với thực tế sức khỏe của doanh nghiệp (cũng không loại trừ những trường hợp mua vào vì mục đích khác mà xa rời yếu tố nội tại đó). Khi giá cổ phiếu giảm sâu, thấp, doanh nghiệp mua lại đồng nghĩa với việc tạo tiền để cho khả năng sinh lời từ chính khoản đầu tư đó trong tương lai. Với nhà đầu tư, phản ứng thường thấy là suy tính chung: khi doanh nghiệp mua vào thì ắt đã phải đánh giá những rủi ro, yếu tố cơ hội giữa thực tế với sức khỏe "bản
thân". Nên những thông tin loại này thường tạo tâm lý tích cực cho cổ đông và nhà đầu tư. Dĩ nhiên, có những lý do khách quan để có thể khẳng định rằng hoạt động mua vào đó khó đảm bảm 100% kết quả như kỳ vọng. Với những giao dịch thành công và trọn vẹn đã đành. Vấn đề là thời gian gần đây, thông tin kiểm chứng lại những giao dịch đó có thể gây thất vọng với nhà đầu tư. Mới đây, theo thông tin công bố, một lãnh đạo của một doanh nghiệp lớn trên HOSE đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu. Nếu chỉ gói gọn ở giao dịch này thì rõ ràng là có nhiều ý nghĩa trong bối cảnh thị trường “lao dốc không phanh”. Thế nhưng, tra cứu lại thì đây là giao dịch “chuyển tiếp”, khi giao dịch đăng ký mua vào trước đó không thực hiện được.
Chuyện này không phải là cá biệt. Đọc thông tin công bố giao dịch nội bộ một tuần trở lại đây trên cả Hose và Hnx, dễ nhận thấy nhiều trường hợp chốt lại giao dịch đăng ký mua vào trước đó nhưng không trọn vẹn. Như đề cập ở trên, hẳn có những lý do khách quan. Thế nhưng, không loại trừ khả năng có “dị ứng” khi thông tin giải thích na ná nhau, như “giá không được như mong muốn” (ngại bắt đáy?), hay như “không chuẩn bị đủ tài chính” (liệu có thụ động khi đưa ra thông tin đăng ký mua vào?)…Ví như, Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Cần Thơ (CPC) vừa công bố thông tin mua vào 200.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ với nguyên tắc xác định giá là dự kiến mua không cao hơn 25.000 đồng/cổ phiếu. Hay với Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (IDV), thông tin đăng ký mua 135.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ cũng xác định giá không quá 30.000 đồng/cổ phiếu…
Chuyện thâu tóm công ty, điển hình là DCC Descon xây dựng công trình, một nhóm tổ chức thu mua rất nhiều cổ phiếu công ty từ các nhân viên trong công ty để tham gia vào hội đồng quản trị, nhưng hoàn toàn không công bố bất cứ thông tin nào lên truyền thông đại chúng, đến khi đại hội cổ đông thì nhóm này tung chiêu bài hủy bỏ quyền chủ tịch hội đồng quản trị công ty vào đòi lập ra người khác đứng lên làm quản trị. Vụ việc gây xôn xao trong giới đầu tư và xãy ra nhiều vụ kiện tụng nhau nhưng chưa đến hồi kết.
Không hiểu nhiều về những rủi ro về lãi suất, lạm phát, tỷ giá…các rủi ro này đều có tác động trực tiếp đến hoạt động thị trường chứng khoán. Việc am hiểu nhiều về chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách tỷ giá là việc khó. Thông thường, chỉ có các chuyên gia kinh tế mới hiểu và phân tích được những ảnh hưởng
của các rủi ro trong các chính sách đó. Tuy nhiên, khi nhà đầu tư bỏ ra một số lượng tiền khá lớn thì cần phải quan tâm đến các rủi ro này vì nó sẽ chỉ ra xu hướng lên hoặc xuống của thị trường chứng khoán, từ đó nhà đầu tư sẽ có những quyết định chính xác hơn. Các rủi ro thường thấy trong bối cảnh thị trường chứng khoán hiện nay như:
Đầu tiên, đó là lãi suất ngân hàng có diễn biến cho thấy có xu hướng đi lên. Khi lãi suất tăng lên, lượng vốn nhà rỗi có xu hướng tìm về nơi an toàn để “trú ngụ”, cung tiền bị hạn chế… kéo theo việc sản xuất kinh doanh cũng phải được thu hẹp lại bởi vì những doanh nghiệp sử dụng vốn vay rất khó vay vốn của ngân hàng hoặc vay được nhưng lãi suất quá cao làm cho lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giảm => Giá cổ phiếu đi xuống, thị trường chứng khoán đi xuống. Khi chính sách thắt chặt tiền tệ dần siết lại kể từ khi Thông tư 13/2010/TT- NHNN có hiệu lực (các ngân hàng thương mại phải có vốn điều lệ 3000 tỷ đồng).
Một yếu tố cần xét song song với trên, đó là lạm phát, tình hình lạm phát đã kéo TTCK Việt Nam trở lại với những con số thực của nó. Ngay sau khi lộ ra tin chỉ số tiêu dùng CPI tăng lên so với dự báo của các chuyên gia kinh tế, nhiều NĐT đã bắt đầu quay lại kiểu tâm lý lo sợ cho những phiên giảm điểm sắp tới, bởi vì sắp tới sẽ là hạn chế lượng tiền lưu thông trên thị trường, một khi tiền lưu thông bị rút về, thông thường thì Ngân hàng nhà nước sử dụng biện pháp hành chính bằng cách tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát (lãi suất cho vay hiện nay rất cao khoảng 18% - 20% một năm), hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán, tính thanh khoản lại càng giảm sút, những khoản nợ vay lại sắp đến hạn sẽ làm cho thị trường vào tình thế “hiểm nghèo” hơn nữa.
Xét Cp Vinamilk Ngày 19/1/2006, cổ phiếu Công ty sữa VN Vinamilk (mã chứng khoán VNM) chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch của Trung tâm Chứng khoán TP. HCM với giá khớp lệnh trong phiên giao dịch đầu tiên là 53.000 đồng/cổ phiếu.. Số lượng cổ phiếu đưa vào giao dịch là 159 triệu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, tổng giá trị cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá là 1.590 tỷ đồng.
Tình hình cố phiếu trước lạm phát:Bắt đầu ở mức 53.000đ, VNM nhanh chóng tăng giá giai đoạn sau đó. Và đến ngày 14/04/2006 giá Cp VNM đã là 102.000đ. 4
tháng sau đó, với sự thử thách của thị trường, VNM giảm nhẹ. Nhưng từ tháng 8, VNM bắt đầu bình ổn và tăng nhẹ. Giai đoạn cao nhất mà VNM đạt được là ngày 27/02/2007 với giá 212.000đ. So với nhiều “ông lớn” khác thì VNM vẫn duy trì được giá khá ổn định trong năm 2007. Đó là do liên tiếp những báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thành công.
Tình hình cổ phiếu sau lạm phát: Không tránh khỏi số phận như những cổ phiếu khác, mặc dù bắt đầu năm 2008 với mức giá 166.000 đ, nhưng ngay sau đó VNM tiếp tục giảm. và cụ thể là tháng 6/2008, giá VNM chỉ còn 93.400đ. biến động thất thường của VNM thực tế bắt đầu từ tháng 3 (tức là cũng từ sau chỉ thị 03). Giai đoạn sau đó tăng giảm rất thất thường, nhưng không vượt qua mức 120.000đ. Trong tháng 9/2008, khi những tin tức xấu từ thị trường sữa, cổ phiếu VNM tiếp tục giao động mạnh. Nhưng sau khi chứng minh được sự an toàn thì giá VNM bình ổn, thậm chí còn tăng trong những ngày qua. Giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu VNM trong 3 tháng cũng như 1 năm qua:
Biểu đồ 2.7 – Cổ phiếu VNM từ cuối tháng 7 đến tháng 10/2008
Nhận xét: Thống lĩnh trong ngành kinh doanh sữa, mặt khác lại là mặt hàng thiết yếu, có mức tăng trưởng tốt, VNM chỉ chịu tác động chung của toàn thị trường. Giá CP chỉ bị sụt giảm gần một nửa trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ cho thấy VNM có một vị trí khá tốt trong tâm lý nhà đầu tư. Trong giai đoạn tháng 8/2008, trước cơn bão Melamin trong sữa thì VNM vẫn dao động rất ít. Hiện nay giá Cp VNM vẫn xoay quanh 86.000đ
Nhận xét: Bối cảnh thị trường chứng khoán tiếp tục ảm đạm và cung cổ phiếu áp đảo cầu, lượng tiền mặt của nhà đầu tư khan hiếm, van tín dụng cầm cố chứng khoán hạn chế => Tính thanh khoản giảm sút đáng kể gây cho nhà đầu tư chán nản.
Kế đến là biến động về tỷ giá ngoại tệ. Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến các doanh nghiệp có các khoản nợ nước ngoài khi phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá cuối năm, trong đó có các doanh nghiệp ngành dịch vụ công cộng, xi măng, vận tải biển và dầu khí. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp ngành dầu khí và vận tải biển, có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp từ việc bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ đầu ra thì cũng đồng thời được hưởng lợi từ việc thay đổi tỷ giá.
Nói đến tác động của việc tăng tỷ giá, thời điểm này giá cổ phiếu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên 2 sàn hiện đều xuống thấp. Lý do dễ nhìn thấy nhất đó là thị trường vẫn đang nằm trong xu hướng giảm và điều đó có nghĩa là trên 90% giá các cổ phiếu niêm yết đều chịu chung xu hướng này.
Nhưng nếu so sánh với mức độ sụt giảm chung của thị trường thì tôi thấy cổ phiếu của các doanh nghiệp xuất khẩu ở một số ngành như cao su, thủy sản vẫn giữ giá khá tốt, hay nói cách khác sụt giảm với biên độ thấp hơn các ngành khác. Ngoài ra, diễn biến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp xuất khẩu còn phụ thuộc vào nhiều các yếu tố khác liên quan đến triển vọng của từng ngành chứ không riêng vấn đề tỷ