Các loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính của Công

Một phần của tài liệu hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính (Trang 56 - 59)

Năm 2007, dư nợ cho thuê tăng lên nhưng lãi treo lại giảm xuống so với năm 2006. Điều này cũng dễ hiểu, năm 2007 là năm Công ty bắt đầu mở chiến dịch lành mạnh hóa tài chính, kiên quyết thu hồi xử lý nợ; kết quả là Công ty đã thu được 20,7 tỷ đồng nợ ngoại bảng, làm giảm tỷ lệ lãi treo/tổng dư nợ xuống còn 0,41%. Sang năm 2008, cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ, lãi treo cũng tăng lên rất nhanh mặc dù thu nợ ngoại bảng là 16,33 tỷ đồng. Tỷ lệ lãi treo/tổng dư nợ là 1,76% khá cao, Công ty cần sát sao hơn trong chính sách thu lãi. Tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam trong năm 2008 có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là ngành Ngân hàng tài chính, vì vậy hiệu quả sinh lời và kinh doanh của Công ty có phần đi xuống so với năm 2007.

2.2.3. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính-BIDV cho thuê tài chính-BIDV

2.2.3.1. Các loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính của Công ty cho thuê tài chính-BIDV thuê tài chính-BIDV

- Bên thuê không trả tiền thuê khi đến hạn: hầu hết những đối tượng khách hàng này làm ăn thua lỗ, rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính dẫn đến không thể trả được nợ đúng hạn. Có thể kể tên một số doanh nghiệp cùng với giá trị của khoản nợ không thu hồi được như: Năm 2007có Công ty CP PG Rồng Biển 26,54 tỷ đồng; Công ty Liên doanh Hoàng Phát 459 triệu đồng. Năm 2006 có Công ty CP AP Việt Nam 2879 triệu đồng, Công ty Xây Dựng Công trình 5 Ninh Bình 861 triệu đồng, Công ty TNHH Đại Đồng 662 triệu...

- Do bên thuê có ý định lừa đảo: Có một số trường hợp tài sản vẫn hoạt động hiệu quả nhưng khách hàng dây dưa không trả nợ mà giữ nguồn thu từ dự án cho mục đích khác. Công CP Thiên Lộc có dư nợ là 1035 triệu đồng, nhưng khả năng thu hồi được vốn là 766 triệu đồng, DNTN Hoàng Hải dư nợ 318 triệu đồng nhưng khả năng không thu hồi được nợ lên đến 300 triệu đồng.

- Bên thuê bỏ trốn khi không trả được nợ hoặc không chịu giao tài sản khi Công ty quyết định thu hồi tài sản thậm chí tự ý bán tài sản thuê hoặc sử dụng tài sản thuê không đúng mục đích. Đó là trường hợp của Công ty TNHH Sản xuât thương mại Lê Hoàng, Công ty CP Xây dựng công trình giao thông 818, Công ty Xây dựng thương mại 495.

b, Rủi ro hoạt động

- Rủi ro về lãi suất: Trong năm 2006, đa số các hợp đồng cho thuê tài chính của Công ty đều áp dụng lãi suất thả nổi bằng lãi suất tiết kiện 12 tháng của Sở giao dịch I-BIDV cộng biên độ từ 0,23% đến 0,3%/ tháng. Có trường hợp khi lãi suất thay đổi, cán bộ quản lý khách hàng không ký lại Phụ lục thanh toán tiền thuê kịp thời để điều chỉnh lãi suất làm thất thoát tiền lãi, giảm thu nhập của công ty. Đó là trường hợp của: Công ty TNHH Khánh Linh, Công ty TNHH Việt Linh, Công ty TNHH Nam Sơn...

- Rủi ro do dự án đầu tư không có hiệu quả : Trường hợp gây tổn thất lớn nhất là Dự án khu vui chơi giải trí của Công ty CP PG Rồng Biển. Khách hàng này đã thuê thiết bị trò chơi, nhưng do dự án không phát huy hiệu quả nên không thể trả được nợ cho Công ty. Ngoài ra còn có một số dự án của các khách hàng khác không thể thu hồi được vốn như : Công ty CP AP Việt Nam, Công ty Xây dựng 5 Ninh Bình…

- Rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản : Đó là trường hợp của công ty quảng cáo và hội chợ thương mại Thái Bình Dương thuê của Công ty cho thuê tài chính-BIDV màn hình quảng cáo ngoài trời. Trong quá trình sử dụng, màn hình đã bị cháy hỏng. Theo quy định thì nếu trong quá trình sử dụng tài sản bị hỏng, bên thuê có quyền chấm dứt hợp đồng. Khi tài sản bị hỏng, công ty Thái Bình Dương đã chấm dứt hợp đồng trước hạn với công ty cho thuê tài chính-BIDV, trả lại tài sản cho thuê và đòi lại số tiền đã ứng trước (30% giá trị tài sản).

Cũng trong hợp đồng này, Công ty đã mua bảo hiểm cho tài sản của công ty bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội. Nhưng công ty bảo hiểm từ chối bồi thường vì cho rằng lỗi này là do nhà sản xuất và tài sản đang trong thời điểm bảo hành. Đến lượt nhà cung cấp cũng không nhận trách nhiệm vì cho rằng lỗi này không quy định trong hợp đồng. Bên thuê đã khởi kiện và kết quả là.

- Rủi ro về tài sản thuê: Đó là trường hợp cho thuê những tài sản có tính chuyển nhượng thấp, khi thu về công ty không thể cho thuê tiếp do tài sản mang tính chuyên dụng và đặc chủng cao, như trường hợp Công ty Du lịch Hải Long thuê thiết bị trò chơi cảm giác mạnh. Cũng có trường hợp cho thuê tài sản, nhưng tài sản không được bảo quản cẩn thận dẫn đến giá trị bị giảm sút nghiêm trọng. Rủi ro này xảy ra với trường hợp Công ty TNHH Hùng Cường thuê ô tô tải nhưng do bến bãi không có nên xe bị xuống cấp, hỏng

hóc. Một vài trường hợp về rủi ro tài sản thuê còn gặp phải là: không mua bảo hiểm cho tài sản, không kiểm tra kiểm soát giá trị mua vào của tài sản...

c, Các rủi ro khác

Rủi ro do môi trường kinh doanh biến động: Rủi ro này dễ thấy nhất trong năm 2008 với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu làm cho ngành Ngân hàng tài chính phải đối mặt với một loạt khó khăn. Công ty cho thuê tài chính-BIDV cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Hoạt động cho thuê trở nên dè dặt hơn và gặp nhiều biến cố phức tạp hơn. Việc thực hiện các dự án của doanh nghiệp cũng chậm so với tiến độ dẫn tới việc thu hồi tiền lãi thuê của Công ty trở nên khó khăn hơn nhiều.

Một phần của tài liệu hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w