a, Phân tích nợ quá hạn theo thời gian
Bảng 2.4: Dư nợ cho thuê và nợ quá hạn 2006-2008
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008
-Tổng dư nợ cho thuê 936 1195,4 1733,3
-Nợ quá hạn 85,8 223,4 653,2 + Nhóm II 4,3 190,3 615,4 + Nhóm III 24,1 2,8 11,8 + Nhóm IV 1,7 7,8 22,4 + Nhóm V 55,7 22,5 3,6 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 9,17% 18,69% 37,69%
Biểu đồ 2.5: Nợ quá quá hạn 2006-2008
Bảng 2.3 đã phân loại Nợ quá hạn theo Quyết định 493/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Năm 2006, Nợ quá hạn mới chỉ 88,5 tỷ đồng; nhưng sang năm 2007, Nợ quá hạn tăng vọt lên 223,4 tỷ đồng và năm 2008 nhiều nhất 653,2 tỷ đồng. Điều này dẫn đến Tỷ lệ Nợ quá hạn của các năm lần lượt tăng lên là 9,17% năm 2006; 18,69 năm 2007 và 37,69 năm 2008. Có thể thấy tốc độ tăng Nợ quá hạn trong 3 năm qua cao, năm sau hơn gấp đôi năm trước. Trong khi đó tốc độ tăng Tổng dư nợ cho thuê năm sau so với năm trước lần lượt là 27,7% (năm 2007 so với 2006) và 45% (năm 2008 so với 2007).
Theo tính chất của các khoản Nợ quá hạn, trong năm 2006, phần lớn các khoản Nợ quá hạn nằm trong Nhóm V (nợ quá hạn trên 306 ngày), 65% nợ quá nằm trong nhóm nợ quá hạn nguy hiểm nhất này. Sang các năm 2007,2008, các khoản nợ quá hạn ở nhóm V dần dịch chuyển lên nhóm II. Sở dĩ như như vậy là vì, Công ty đã có các biện pháp xử lý kịp thời với những
khoản nợ quá hạn. Đối với các công ty cho thuê tài chính thì tài sản cho thuê chính là tài sản đảm bảo cùng với các tài sản đảm bảo khác (nếu có). Tất cả các khoản cho thuê tài chính của Công ty cho thuê tài chính-BIDV đều có tài khoản đảm bảo. Khi khách hàng không trả tiền thuê, Công ty có quyền phát mại tài sản cho thuê để thu hồi nợ.
Chúng ta có thể phân tích kỹ hơn tình hình nợ quá hạn theo các tiêu chí sau:
b, Phân tích nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế:
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn theo ngành kinh tế năm 2008
Đơn vị: tỷ đồng
Ngành kinh tế Dư nợ Nợ quá
hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn
(%)
Công nghiệp chế biến 41,98 33,82 80,56
Công nghiệp khai thác mỏ 29,05 2,74 9,43
Nông lâm nghiệp 107,48 12,57 11,7
Tài chính-tín dụng 262,05 0 0
Vận tải 424,76 208,71 49,14
Xây dựng 201,92 29,27 14,5
Y tế và hợp đồng cứu trợ xã hội 10,18 10,18 100
Khách sạn- nhà hàng 2,35 2,30 97,87
Sản xuất phân phối điện nước 9,43 4,02 42,63
Khác 644,1 349,59 54,28
Tổng cộng 1733,3 653,2
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008 Công ty cho thuê tài chính -BIDV)
Công ty cho thuê tài chính-BIDV thực hiện cho thuê tài chính trên nhiều ngành nghề khác nhau. Tính đến năm 31/12/2008, dư nợ trong ngành Vận tải là lớn nhất (chiếm 24,5%), tiếp theo là các ngành Tài chín-tín dụng và Nông lâm nghiệp. Công ty không quá tập trung quá nhiều vào một ngành nghề nào nhất định.
Xét về Nợ quá hạn, thì ngành Y tế và cứu trợ xã hội có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất, nợ quá hạn lên tới 100%. Tài sản Công ty cho ngành này thuê là các máy siêu âm, máy chụp X-Quang. Hoạt động y tế-cứu trợ xã hội mang đặc thù của một ngành nghề xã hội, thu nhập mang tính chất tài chính công, việc thanh toán có thể có nhiều thủ tục phức tạp, vì vậy việc thu hồi tiền thuê khá khó khăn. Mặt khác, các thiết bị y tế thường có khả năng chuyển đổi thành tiền thấp, Công ty nên hạn chế việc cho thuê trong ngành này. Tuy nhiên toàn bộ nợ quá hạn của ngành này nằm vào nhóm II, nợ nhóm II là các khoản nợ được gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, vì vậy mức độ rủi ro chưa phải là nghiêm trọng.
Ngành có tỷ lệ nợ quá hạn cao thứ hai là ngành Khách sạn-nhà hàng. Đây là ngành dịch vụ có nhiều cơ hội phát triển, khả năng thanh toán không phải là quá thấp, thế nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại lên đến 97,87%. Công ty cần cân nhắc việc thu hồi nợ trong lĩnh vực cho thuê này.
Phương tiện giao thông vận tải có tỷ lệ nợ quá hạn là 49,14%. Các tài sản cho thuê thương là xe ca, xe tãi, xe tải...Đây là loại tài sản dễ mua bán, khả năng chuyển đổi thành tiền cao, khi cần thiết có thể phát mại để thu nợ. Chính vì vậy Công ty nên đẩy mạnh cho thuê tài chính trong ngành nghề này