Định giá thế châp bất động sản là việc làm rất cần thiết trong hoạt động Tín dụng tại các ngân hàng. Việc xác định giá trị tài sản thế chấp có những đặc điểm sau:
- Thành phần định giá:
+ Ngân hàng cho vay phải thành lập tổ định giá khi xác định giá trị tài sản thế chấp. Thành phần của tổ định giá do Giám đốc ngân hàng cho vay quyết định bằng văn bản nhưng tối thiểu phải có 2 người.
+ Trường hợp tài sản thế chấp được xác định để đảm bảo số tiền cho vay/ hạn mức cho vay từ 500trđ trở lên: thành phần tổ định giá phải có 1 lãnh đạo phòng khách hàng/ giao dịch.
+ Trường hợp tài sản thế chấp được xác định để đảm bảo số tiền cho vay/ hạn mức cho vay từ 3 tỷ đồng trở lên hoặc đối với tài sản thế chấp phức tạp: thành phần tổ định giá phải có thêm 1 người trong Ban giám đốc ngân hàng.
- Ngân hàng cho vay thuê cơ quan có chức năng thẩm định giá để định giá tài sản thế chấp trong trường hợp:
+ Việc định giá trị tài sản thế chấp vượt khả năng của ngân hàng cho vay.
+ Các bên không thỏa thuận được giá trị tài sản thế chấp. Các cơ quan này phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giá của mình.
- Phương pháp xác định giá trị tài sản thế chấp:
+ Giá trị tài sản thế chấp do Tổng giám đốc ngân hàng cho vay quy định trong từng thời kỳ căn cứ vào tính chất, mức độ thanh khoản của từng tài sản thế chấp và
diễn biến của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, ngân hàng nhà nước, an toàn và hiệu quả.
+ Trên cơ sở mức quy định của Tổng giám đốc trong từng thời kỳ, ngân hàng cho vay và bên bảo đảm thỏa thuận giá trị tài sản thế chấp đối với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo nếu xảy ra rủi ro phải xử lý tài sản thế chấp thì thu hồi được nợ gốc và lãi. Khi định giá trị tài sản thế chấp, ngân hàng cho vay phải lưu giữ các căn cứ, tài liệu.