Vì sản phẩm của công ty đòi hỏi phải có nhiều loại NVL, do đó công tác xây dựng định mức NVL còn gặp khó khăn.
Quá trình mua sắm, tiếp nhận NVL của công ty là theo đơn hàng, khi mua nhiều dẫn đến tình trạng có nhiều báo cáo sản phẩm không phù hợp từ nhà cung ứng làm gián đoạn quá trình thu mua, khi đó phòng vật tư phải yêu cầu cấp lại hay cấp bổ sung để đảm bảo đúng tiến độ sản xuất được giao.
Do nguồn NVL ở trong nước còn thiếu nên một lượng lớn NVL mà công ty sử dụng đang phải nhập từ nước ngoài. Điều này đã gây ra sự phụ thuộc về nguồn cung NVL, chịu ảnh hưởng lớn bởi sự biến động của thị trường khu vực và thế giới nên tiêu tốn một lượng ngoại tệ và không chủ động được về thời gian. Ngoài ra việc lập kế hoạch mua NVL vẫn chưa chính xác dẫn đên tình trạng NVL cho sản xuất thừa, hay phải bổ sung thêm khi thiếu.
Việc thu mua NVL theo hạn mức tạo ra nhược điểm khi sử dụng lại dựa vào kinh nghiệm của người sản xuất, vì thế nên việc thu mua cũng dựa trên cơ sở đó là chủ yếu, điều này dễ dẫn tới hao hụt NVL mà khó kiểm soát được, hơn nữa việc kiểm kê qua thẻ kho lại chỉ được thực hiện vào cuối tháng nên không phản ánh kịp thời quá trình sử dụng NVL để có thể tính toán chính xác NVL ngay lập tức cho kỳ sản xuất sau.
Việc vận chuyển là khâu quan trọng của quá trình thu mua từ nhà cung ứng để đưa được NVL về kho an toàn không bị mất mát, nhưng chưa được quan tâm một cách đúng mức. Công ty lựa chọn phương tiện vận chuyển căn cứ vào số lượng NVL yêu cầu và mới chỉ tính đến yếu tố chi phí vận chuyển bốc dỡ chưa tính đến các chi phí khác như mất mát dọc đường do trộm cướp khi nhập qua hải quan, do tai nạn...
Số lượng lao động thuê hợp đồng của công ty còn nhiều, chất lượng tay nghề còn thấp nên tính trách nhiệm trong công việc chưa cao, chưa thực hiện tốt định mức NVL.