III. Vốn đầu tư trực tiếp
1. Kiến nghị với nhà nước.
Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư trong nước theo xu hướng đồng bộ hoá vế Luật, tăng ưu đãi về tài chính cho nhà đầu tư đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ những điều kiện liên quan đến sự phát triển ổn định, bền vững (như yếu tố xã hội, môi trường), cho phù hợp với tình hình trong nước. Cần coi trọng cả việc ban hành quy chế mới và dỡ bỏ những quy chế không phù hợp.
Các văn bản dưới luật cần được ban hành kịp thời với nội dung rõ ràng, thống nhất với Luật, khi thực hiện đầu tư, các nhà đầu tư thường đụng chạm tới các văn bản luật (luật đầu tư, luật môi trường, luật đất đai…) nếu không có các văn bản hướng dẫn cụ thể thì nhà đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đông thời phải phối hợp giữa các bộ ngành liên quan nghiên cứu, để xuất các giải pháp giải quyết những mâu thuẫn giữa luật chung và luật riêng, giữa các luật riêng với nhau. nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch, phù hợp với hoạt động của các doanh nghiệp.
1.2.Kiến nghị với tỉnh.
Cần thực hiện tốt những chính sách văn bản của chính phủ, có những cải biến theo hướng tích cực để phù hợp với điều kiện của địa phương. Nâng cao hơn nữa năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, mở những lớp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ để nắm bắt rõ những chính sách chủ trương của Đảng và nhà nước.
Trong công tác vận động xúc tiến đầu tư, một mặt kêu gọi thu hút của các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư trong nước nhưng mặt khác phải tiến hành xác định rõ năng lực của nhà đầu tư. Không phải vì mục tiêu lấy số lượng doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn mà quên đi chất lượng đầu tư. Nên công tác lựa chọn nhà đầu tư không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của dự án đầu tư, bỏ lỡ cơ hội của những nhà
đầu tư có năng lực, làm giảm thu ngân sách của tỉnh và làm hạn chế tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh.