Phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 62)

II. Theo thành phần KT

1. Quan điểm định hướng mục tiêu thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn tới.

1.1. Phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới.

1.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hôị.

Phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hoà Bình đặt trong tổng thể phát triển của vùng Trung du miền núi Bắc bộ, vùng thủ đô Hà Nội, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng

Huy động cao nhất các nguồn nội lực kết hợp tranh thủ với các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm chênh lệch phát triển xã hội giữa các khu vực, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan, môi trường cho phát triển du lịch

Trên cơ sở đánh giả những kết quả đạt được và dự báo xu hướng phát triển trong những năm tới, tỉnh Hoà Bình đã xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đọan tới:

Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. hiện đại hoá, đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. Chủ động hội nhập kinh tế với các vùng lân cận, trong nước và quốc tế, khai thác có hiệu quả thị trường và các nguồn lực từ bên ngoài. Coi nhiệm vụ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, tiếp tục thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, tăng thêm việc làm, nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng gặp nhiều khó khăn. Xây dựng nền tảng cần thiết cho sự nghiệp phát triển công nghiệp trên địa bàn, phát huy tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, ưu tiên phát

triển nguồn nhân lực, giáo dục – đào tạo, đào tạo nghề nhằm nâng cao một bước về chất lượng công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế. Phát triển và hoàn thiện từng bước kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế xã hội gắn với cải thiện môi trường, duy trì cơ hội và các nguồn lực cho thế hệ mai sau, đảm bảo phát triển bền vững. Đẩy mạnh cải cách hành chính bộ máy nhà nước một cách kiên quyết, tạo bước chuyển toàn diện và thực sự hiệu quả. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế- xã hội với an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

* Một số chỉ tiêu phát triển chính đến 2020:

1 - Tốc độ tăng GDP khoảng 11.1%/năm (giai đoạn 2008-2010) Trong đó:

- Công nghiệp – xây dựng tăng 18% - Nông lâm ngư nghiệp tăng 4.4% - Dịch vụ ; 12.3%

- Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng GDP khoảng 12%/năm và giai đoạn 2016-2020 khoảng 11.5%.

2 - Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp xây dựng: 47% Nông nghiệp ngư nghiệp: 16%

Dịch vụ: 37%

3 - Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu tiêu dùng đạt 9000 tỷ đồng; 4 - Tổng kim ngạch xuất khẩu là 250 triệu USD;

5 - Tổng thu ngân sách nhà nước 2200 tỷ đồng;

6 - Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 khoảng 40 triệu đồng/năm

7 - Tạo việc làm choc ho 16-18 nghìn lao động mỗi năm. Xuất khẩu 1600- 2000 lao động /năm;

8 - Cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 95% dân số nông thôn 9 - Độ che phủ rừng đạt 50%.

1.1.2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực.

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao hơn kế hoạch 5 năm trước và có bước chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm tiếp theo. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. Tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ, đóng góp vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

- Tạo điều kiện cho phát triển các loại thị trường vốn, bất động sản, lao động, khoa học và công nghệ. Hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá các loại doanh nghiệp nhà nước; phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế nhà nước, đồng thời phát triển mạnh mẽ không hạn chế quy mô các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.

- Chủ động hội nhập, khai thác thị trường và các nguồn lực bên ngoài tỉnh, bao gồm các tỉnh, vùng lân cận nhất là khu đô thị Hà Nội và đồng bằng sông Hồng. Tăng cường xúc tiến, quảng bá thương mại, du lịch gắn kinh tế tỉnh với khu vực, cả nước và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư, tạo ra chuyển biến lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhân tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

- Tiếp tục đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo các vùng đặc biệt khó khăn, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. Phát triển kinh tế đồng thời với phát triển xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, duy trì các nhân tố phát triển ổn định, bền vững.

- Đảm bảo ổn định và phát triển thu, chi ngân sách, huy động các nguồn tăng chi cho đầu tư phát triển, xây dựng kế hoạch chủ động cân đối vốn đầu tư, không để xảy ra biến động thừa, thiếu vốn cục bộ, hạn chế tình trạng các dự án kéo dài thời gian quy định.

- Đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo, xã hội hoá và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho cho sự nghiệp công nghiệp hoá, chú trọng nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực cho nông thôn để thực hiện

chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn; tiếp tục giảm tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới, nhất là tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống an sinh xã hội trợ giúp các đối tượng nghèo và yếu thế; xây dựng kết cấu xã hội công bằng, bền vững.

- Phát triển sự nghiệp y tế thể thao và văn hoá thông tin theo hướng xã hội hoá, cải thiện đáng kể các chỉ tiêu sức khoẻ cho người dân; phát triển văn hóa tiên tiến trên cơ sở bảo tồn và phát triển những tình hoa của văn hoá dân tộc; giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc như tình trạng tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS, tai nạn giao thông thực hiện bình đẳng và tiến bộ phụ nữ.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương kỷ luật, củng cố khối đoàn kết trong nhân dân các dân tộc; đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

* Định hướng phát triển công nghiệp, đô thị, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa:

Đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt tăng trưởng bình quân 28%/năm, xây dựng 13%; cơ cấu công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 26.5%. xây dựng 9.2% vào những năm tới. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, công nghiệp công nghệ cao.

Phấn đấu một số sản phẩm truyền thống của địa phương như ximăng, đá xây dựng, điện thương phẩm, sản phẩm may mặc, giấy và bột giấy… đạt sản lượng cao. Phát triển mạnh các sản phẩm mới, các sản phẩm công nghệ cao, có thị trường tiêu thụ, xuất khẩu rộng lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ cơ bản có đủ điều kiện để đưa Lương Sơn lên thành thị xã. Phát triển hạ tầng, nâng cấp các thị trấn; nâng cấp một số thị tứ lên thành thị trấn. Tiếp nhận phát triển đô thị Tiến Xuân, tận dụng các điều kiện để mở mang dịch vụ, công nghiệp thu hút đầu tư tạo công ăn việc làm cho nhân dân.

* Định hướng phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân:

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác, phát triển sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm sạch, nền nông nghiệp hàng hoá có sức cạnh tranh cao, nhiều sản phẩm có thương hiệu, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhất là công nghệ sinh học và cơ giới hoá để nâng ca năng suất lao động và thu nhập cho nhân dân. Đẩy mạnh liên kết nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thương mại nông sản. Phát triển mạnh lâm nghiệp, đảm bảo người dân có thể sống và và có thu nhập khá từ nghề trồng rừng. Tập trung phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản nhằm tăng nhanh tỷ trọng hai ngành này, GDP ngành chăn nuôi tăng 12%/năm , tỷ trọng ngành trong cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng mạnh và đạt được 30% năm 2015, chăn nuôi trở thành ngành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng hạ tầng nông thôn, đô thị hoá, phát triển ngành nghề, nhất là các ngành có giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu cao. Phấn đấu GDP ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng trưởng 4.6%/năm, cơ cấu của ngành năm 2015 là 32,1%.

* Phát triển thương mại:

Phát triển ngành thương mại tỉnh Hoà Bình tương xứng với tiềm năng và khai thác tối đa lợi thế của các tiểu vùng trong toàn tỉnh. Phát triển thương mại trở thành đòn bẩy để phát triển ngành sản xuất và dịch vụ khác, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội.

Phát triển kinh tế thương mại trên cơ sở khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất kinh doanh và xây

dựng cơ sở hạ tầng thương mại. Xác định các loại hình dịch vụ và mặt hàng mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh để ưu tiên đầu tư.

Phát triển thương mại theo hướng chú trọng tới hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo yêu cầu xã hôi. Đi theo hướng công nghiệp hoá và văn minh thương nghiệp , áp dụng phát triển các hình thức thương mại dịch vụ tiên tiến, chú trọng đầu tư nâng cấp mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh thương mại.

* Phát triển các ngành du lịch

Khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh, nhất là vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, môi trường sinh thái để đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng. Phát triển đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Gắn phát triển du lịch với giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và đặc thù địa phương, tồn tạo các khu di tích lịch sử.

Phát triển mạnh thương mại và dịch vụ, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hơn nưa vai trò quản lý của nhà nước đối với các hoạt động dịch vụ, ngành dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đa dạng trong sản xuất và đời sống nhân dân. Tiếp tục phát triển mạnh các ngành dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải, tư vấn, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, đồng thời mở mang, gia nhập các sản phẩm dịch vụ mới vào địa bàn tỉnh. Đưa mức tăng trưởng của ngành lên 14% mỗi năm, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, cơ cấu GDP dịch vụ năm 3015 đạt 36%.

* Định hướng hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế:

Phát triển xuất khẩu với tốc độ cao và bền vững. Đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu mới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô. Tăng cường xuất khẩu lao động, phấn đấu dân số lao động ở nước ngoài tăng tối thiểu 20%.năm, đến giai đoạn tới số lao động ở nước ngoài đạt trên 10

đó xuất khẩu tăng 21.2%/năm, đạt 78 – 80 triệu USD (xuất khẩu hàng hoá khoảng 45 – 47 triệu USD. xuất khẩu dịch vụ lao động và du lịch khoảng 33 triệu USD).

Hoạt động nhập khẩu tập trung chủ yếu vào mặt hàng máy móc, nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất và các mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất với chi phí cao hơn.

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w