Giải pháp tăng cường hiệu quả của quá trình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)

II Xe cần trục thiết bị nâng 9 1Cổng trục1 5 tấn

2.2.2.Giải pháp tăng cường hiệu quả của quá trình sử dụng vốn

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY VIWASEEN

2.2.2.Giải pháp tăng cường hiệu quả của quá trình sử dụng vốn

Lợi nhuận giữ lại để tiếp tục tiến hành đầu tư mua sắm hiện đại hoá máy móc thi công xây dựng, tiến hành đầu tư vào các dự án mang lại lợi nhuận.

Tiếp tục huy động vốn từ ngân hàng cho các dự án cũng như phải trong sạch, lành mạnh đối với các báo cáo tài chính và sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt để làm cơ sở cho quá trình huy động vốn tín dụng từ ngân hàng.

Quản lý chặt chẽ nguồn vốn : Công tác hạch toán kinh doanh phải được củng cố thành hệ thống chặt chẽ từ Tổng công ty đến các đơn vị. Mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh được tổng hợp kịp thời, đúng đối tượng, phản ánh trung thực kết quả

SXKD. Chi phí sản xuất được quản lý, theo dõi và đối chiếu với dự toán thi công, dự toán đầu thu để có biện pháp quản lý hiệu quả.

Tiếp tục hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, có tham khảo ý kiến của các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc cùng các chuyên gia để có được một kế hoạch huy động, sử dụng vốn hợp lý, khoa học và khả thi. Kế hoạch đó phải được xây dựng trên cơ sở tình hình và khả năng huy động vốn từ các nguồn, tình hình thực tiễn bên ngoài thị trường, tình hình và năng lực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Nhằm sử dụng vốn có hiệu quả, tránh tình trạng huy động vốn tràn lan, trong khi đó, Tổng công ty không có khả năng sử dụng hết hoặc sử dụng không đạt hiệu quả.

Đối với vốn sản xuất kinh doanh của TCT tại các đơn vị : luôn tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi sử dụng vốn, nhằm đảm bảo các đơn vị sử dụng vốn của TCT đúng mục đích, có đủ vốn để tiến hành thi công các hạng mục dự án mà TCT bàn giao, tránh tình trạng chiếm dụng hoặc gây thất thoát, ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng của các hạng mục công trình.

Tăng cường công tác thu hồi vốn, giảm tối thiểu lượng vốn tồn đọng tại các công trình, phấn đấu giá trị khối lượng dở dang không quá 30% sản lượng thực hiện. Triệt để công tác thu hồi công nợ bị chiếm dụng, không để tình trạng đọng nợ dây dưa khó đòi, nếu cần thiết cần phải sử dụng đến các biện pháp mạnh để thu hồi vốn. Tìm mọi biện pháp đẩy nhanh vòng quay của vốn, tiết kiệm tối đa chi phí vốn.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty VIWASEEN. Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)