PHẦN HOÁ CÁC DNNN Ở NƯỚC TA.

Một phần của tài liệu Luận Văn: “Giải pháp để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam potx (Trang 34 - 50)

III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH TIẾN HÀNH CỔ

PHẦN HOÁ CÁC DNNN Ở NƯỚC TA.

Cho tới nay quá trình cổ phần hoá DNNN đã được triển khai hơn 6 năm, tuy nhiên tốc độ rất chậm chạp. Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần

hoá DNNN các nhà kinh tế đã đưa ra một số giải pháp như sau:

III.1. Ở tầm vi mô:

1. Cần phải xác định rõ những doanh nghiệp loại nào thì tiến hành cổ phần hoá và tỉ lệ phần trăm vốn của nhà nước cần giữ lại ở từng

nhóm doanh nghiệp cụ thể.

Quyết định số 202/CT của thủ tướng chính phủ qui định các điều

kiện lựa chọn doanh nghiệp cổ phần hoá, trong đó có điều kiện " không

thuộc diện những doanh nghiệp cần t hiết phải giữ 100% vốn đầu tư của nhà nước". Hiểu như thế nào về điều kiện này, hiện nay vẫn chưa có văn

bản nào hướng dẫn cụ thể.

Nếu quan niệm rằng DNNN được thành lập và hoạt động không

phải vì mục đích lợi nhuận hoặc trước hết là không phải vì lợi nhuận

nên môi trường kinh doanh cho các thành phần kinh tế khác hoạt động.

Còn lại đa phần các doanh nghiệp khác phải được chuyển đổi hình thức

sở hữu hoặc đan xen giữa sở hữu nhà nước, tập thể tư nhân cá thể... bằng

các giải pháp khác nhau trong đó có cổ phần hoá.

Nếu xuất phát từ quan điểm cho rằng DNNN phải nắm vị trí chủ đạo trong hầu hết các ngành kinh tế, kể cả sản xuất, lưu thông và dịch

vụ. Từ đó chỉ chủ trương chuyển đổi sở hữu, cổ phần hoá các doanh

nghiệp nhỏ thua lỗ. Trường hợp nếu một số doanh nghiệp tương đối lớn được đưa vào cổ phần hoá thì nhà nước phải nắm tỉ lệ cổ phần đa số để

giữ vai trò quản lý của doanh nghiệp. Nếu giải quyết theo quan điểm này thì sẽ dẫn tới hậu quả là về cơ bản không thể sử lý được tình trạng trì trệ,

kinh doanh kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước. Nhưng điều đáng quan tâm là hiện nay khá nhiều các giám đốc DNNN ủng hộ chủ trương này. Vì họ sẽ đạt được cả hai mục đích: Một là được đánh giá cao

về quan điểm chỉ đạo DNNN; hai là, nếu được tiếp tục và hầu như chắc

chắn giữ đựơc vị trí quản lý doanh nghiệp thì trong một chừng mực nhất định thì họ sẽ có lợi hơn trong kinh doanh.

Do đó, Vấn đề bức bách đặt ra là nhà nước nên sớm ban hành văn

bản qui định rõ ràng những doanh nghiệp nào nhà nước cần giữ lại

100% vốn, và tỉ lệ cổ phần của nhà nước trong từng nhóm doanh nghiệp

nhất định phụ thuộc vào vị trí, vai trò của các ngành đó, để vừa đảm bảo thúc đẩy quá trình cổ phần hoá, vừa đảm bảo vai trò chủ đạo của nhà

nước trong những ngành then chốt.

2. Việc lựa chọn các doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hoá thuộc

thẩm quyền và chức năng của nhà nước với tư cách là người sở hữu chứ

không tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của ban giám đốc và tập thể lao động trong doanh nghiệp. Nguyên tắc này được nêu ra để làm cơ sở cho

các cơ quan chủ quan của nhà nước phân loại doanh nghiệp do mình quản lý để thực hiện cổ phần hoá. Về cơ bản có thể sắp xếp các doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp thành ba loại.

* Loại doanh nghiệp không chuyển thành công ty cổ phần vì ở

những ngành, những lĩnh vực nhà nước cần có sự kiểm soát và độc

quyền.

* Loại doanh nghiệp có thể chuyển thành công ty cổ phần, nhưng trong vài năm tới các điều kiện chủ quan và khách quan chưa thuận lợi. Chẳng hạn những doanh nghiệp qui mô quá lớn, lợi nhuận chưa đủ hấp

dẫn để có thể bán được cổ phần phiếu.

* Loại doanh nghiệp cần được ưu tiên chuyển thành công ty cổ

phần, loại doanh nghiệp này sẽ được lựa chọn để cổ phần hoá trong thời

gian tới.

Do đó nhà nước cần phải có những chính sách để khuyến khích các

doanh nghiệp tích cực tham gia vào quá trình cổ phần hoá.

3. Dựa vào bảng cân đối tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp, cần xác định mục tiêu chủ yếu và cụ thể đối với từng

doanh nghiệp được lựa chọn cổ phần hoá. Có thể phân loại ba nhóm

doanh nghiệp với ba mục tiêu khác nhau như sau:

* Thứ nhất: nếu nhằm mục đích thu hồi vốn để đầu tư vào lĩnh vực

khác thì mục tiêu doanh lợi ít được chú ý, thực chất cổ phần hoá loại

doanh nghiệp này là nhà nước không hướng vào mục tiêu huy động vốn

để tiếp tục kinh doanh mà là bán doanh nghiệp với tình trạng pháp lý đầy đủ để tư nhân muốn kinh doanh làm vốn "mua lại pháp nhân để huy động"

* Thứ hai, nếu nhằm mục tiêu huy động vốn để nhà nước tiếp tục kinh doanh điều kiện về lợi nhuận và nhất là điều kiện kinh doanh cần được nhấn mạnh hơn.

* Thứ ba, nếu cổ phần hoá nhằm mục tiêu nâng cao vai trò của

công nhân, tạo điều kiện cho họ thực sự làm chủ doanh nghiệp thì nhà

nước cần chú ý tới điều kiện mức thu nhập của công nhân, và khả năng

mua cổ phần dưới dạng trả góp cũng như tỉ trọng vốn pháp định của

doanh nghiệp.

Việc xây dựng mục tiêu rõ ràng cho từng doanh nghiệp tạo điều

kiện cho các DNNN chủ động tiến hành cổ phần hoá theo mục tiêu nhất định và nó cũng góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá ở các doanh

nghiệp này.

4. Phương pháp bán cổ phiếu của doanh nghiệp cần được thực hiện

công khai, rõ ràng, thủ tục đơn giản dễ hiểu đối với mọi người, tạo điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiện thuận lợi để tất cả các nhà đầu tư thông qua cổ phần đều có thể mua được một lượng cổ phiếu nhất định. Về cơ bản có thể vận dụng một trong ba phương pháp sau:

Bán cho các đối tượng được xác định trước, áp dụng cho các doanh

nghiệp có bộ máy quản lý yếu kém, các đối tượng được lựa chọn thường đóng vai trò là những cổ phần chủ lực để tạo lập cơ sở cho việc tiếp tục

cổ phần rộng rãi sau này.

Bán rộng rãi cho mọi đối tượng, áp dụng cho doanh nghiệp có thành

tích kinh doanh khả quan, mức độ lợi nhuận đảm bảo.

Bán một một nội bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, áp

dụng cho các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ và họ có khả năng

Việc áp dụng phương pháp bán cổ phiếu phù hợp với từng loại

doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút vốn một cách nhanh chóng và rút ngắn quá trình chuyển sang công ty cổ phần.

III.2. Ở tầm vĩ mô.

1. Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ cho sự ra đời và hoạt động của công ty cổ phần. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, tất

cả mọi hoạt động kinh tế đều phải chịu sự định chế của nhà nước bằng

hệ thống pháp luật. Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN, nhà

nước cần tạo ra môi trường pháp lý hoàn thiện tạo điều kiện cho các

công ty cổ phần sớm đi vào hoạt động ổn định, phù hợp với đường lối

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. ở nước ta, trong quá trình đổi

mới cơ chế kinh tế và xác lập nền kinh tế thị trường nói chung, cũng như để tiến hành cổ phần hoá DNNN nói riêng, ngoài việc phải sửa đổi bổ

sung những luật có cần sớm ban hành và bổ sung những bộ luật quan

trọng khác như: luật đầu tư trong nước, Luật phá sản doanh nghiệp, Luật

về thị trường chứng khoán và sở giao dịch... để từng bước xác lập ra môi trường pháp lý cho sự hoạt động của các công ty cổ phần sẽ đựơc hình thành.

Trong vấn đề này để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư cổ phiếu.

Nhà nước nên có tự nghiên cứu và ban hành một bộ luật đặc biệt làm cơ

sở căn bản cho quá trình cổ phần hoá DNNN. Đó là luật "Chuyển đổi sở

hữu nhà nước". Vì ta cần quan niệm rằng quá trình cổ phần hoá DNNN

không phải chỉ có tính chất tạm thời trong một giai đoạn nhất định mà là chiến lược lâu dài, cũng như sẽ không xảy ra quá trình quốc hữu hoá trở

lại đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá tư nhân. Luật chuyển đổi sở

hữu nhà nước ban hành sẽ khẳng định sự cam kết của nhà nước đi theo con đường phát triển nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện pháp lý cần

thiết cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như dân chúng thực

hiện một cách yên tâm công cuộc cổ phần hoá với qui mô rộng lớn khó khăn và lâu dài của nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Thành lập một cơ quan nhà nước có quyền lực để thực hiện chương trình cổ phần hoá DNNN. Thực tiễn quá trình cổ phần hoá

DNNNở nước ta hơn 6 năm qua đã cho thấy sự cần thiết phải có một cơ quan được nhà nước thành lập và uỷ quyền để giải quyết các vấn đề đổi

mới khu vực kinh tế nhà nước, trong đó chuyên trách theo dõi, chỉ đạo và có đầy đủ thẩm quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến công

việc cổ phần hoá DNNN. Tổ chức này có nhiệm vụ là quản lý và thực

hiện sự chuyển đổi và đa dạng hoá sở hữu đúng với pháp luật trong các

doanh nghiệp nhà nước, chống lại sự trục lợi tham nhũng tẩu tán tài sản

của nhà nước. Vì vậy ở nước ta cần gấp rút thành lập một cơ quan nhà nước có đủ thẩm quyền, với sự tập hợp của các chuyên gia am hiểu về

lĩnh vực tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật pháp... để chỉ đạo và điều hành có kết quả chương trình cổ phần hoá đầy khó khăn và phức

tạp này. Sự tồn tại và hoạt động của cơ quan này trong thời gian bao lâu

là tuỳ thuộc vào mục tiêu và kế t quả của quá trình đổi mới khu vực kinh

tế nhà nước, phạm vi và mức độ cho phép chuyển DNNN sang hình thức

công ty cổ phần.

3. Từng bước xây dựng thị trường chứng khoán và sở giao dịch

chứng khoán.

Thị trường chứng khoán là trung tâm phản ánh hoạt động kinh tế

của các công ty, là nơi cung ứng các nguồn vốn và phân phối các cơ hội đầu tư cho công ty và công chúng. Trên thực tế thị trường chứng khoán là điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các công ty cổ phần. Vì vậy

ty và quá trình cổ phần hoá các DNNN, nhà nước cần gấp rút tạo điều

kiện để xây dựng thị trường chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán. Thông thường thị trường chứng khoán bao gồm 2 bộ phận: Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành các chứng khoán mới và thị trường thứ

cấp - thị trường mua bán các chứng khoán đã phát hành.

Ở nước ta, tuy hệ thống ngân hàng đã chuyển đổi từ một cấp sang

hai cấp, nhưng phương thức và phương pháp hoạt động còn chưa kịp đổi

mới với những đòi hỏi của thị trường vốn trong xã hội. Hệ thống các quĩ

tín dụng và ngân hàng cổ phần mới ra đời chưa đủ thực lực và kinh nghiệm để làm điều kiện cho các công ty cổ phần ra đời và hoạt động. Để giải quyết vấn đề bức bách đó, vừa qua chính phủ đã cho phép hai thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh xúc tiến nghiên cứu và xây dựng

thị trường chứng khoán mà bước đầu là thị trường sơ cấp.

Để xúc tiến cho ra đời thị trường chứng khoán trong cả nước cũng như góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, cần phải chuẩn bị một

số điều kiện nhất định sau:

+ Nhà nứơc phải gấp rút xây dựng bộ luật về thị trường chứng

khoán và sở giao dịch chứng khoán làm cơ sở pháp lý cho sự ra đời và

hoạt động của thị trường này.

+ Xây dựng hệ thống kiểm toán độc lập. Đẩy nhanh hoạt động bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiểm đến mọi đối tượng và thành lập các công ty bảo hiểm như là một tổ

chức tài chính quan trọng sẽ tham gia vào hoạt động của thị trường

chứng khoán...

III.3. Những kiến nghị của bản thân nhằm góp phần đẩy nhanh

Ngoài các giải pháp đã nêu ở trên, bài viết mạnh dạn đưa thêm một

số giải pháp và kiến nghị để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá như sau:

* Thứ nhất, nhà nước cần có những chính sách cụ thể để bảo vệ lợi

ích của người lao động và cán bộ quản lý khi doanh nghiệp chuyển sang

công ty cổ phần. Như đã nêu ở trên, một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình cổ phần hoá là lợi ích của người lao động và cán bộ quản

lý doanh nghiệp chưa được đảm bảo thoả đáng khi doanh nghiệp chuyển

sang công ty cổ phần. Công nhân thì sợ mất việc làm, cán bộ lãnh đạo

thì sợ mất chức. Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành các văn bản

pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động như: QĐ 202/CT

của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 8/6/1992 và nghị định 28/CP ban hành ngày 7/5/1996. Qui định:

* Nhà nước bán chịu cổ phiếu không lấy lãi cho công nhân, bình quân mỗi người 3 triệu đồng trong thời gian 5 năm.

* Nhà nước cấp cho công nhân viên một số cổ phiếu tuỳ theo thâm

niên và chất lượng công tác của từng người. Người lao động được hưởng

100% cổ tức, được quyền thừa kế cho con làm việc tại công ty cổ phần, nhưng không đựơc chuyển nhượng (mua, bán) vì những cổ phiếu này thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

Ta thấy các văn bản pháp luật của nhà nứơc ban hành mới chỉ

khuyến khích đựơc người lao động mua cổ phiếu, chưa đề cập cụ thể tới

quyền lợi của người lao động trong công ty cổ phần. Do đó, nhà nước

cần sớm ban hành các văn bản qui định rõ ràng về tiền lương, lợi tức thu được và vai trò của người lao động trong việc quản lý doanh nghiệp, đảm bảo phúc lợi cho người lao động như bảo hiểm, trợ cấp khó khăn...

có như vậy thì người lao động mới nhận thấy lợi ích thiết thực của quá

trình tham gia vào các công ty cổ phần.

* Thứ hai, cần có chính sách ưu đãi hơn nữa đối với các doanh

nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá. Theo qui định của nhà nước ta

hiện nay khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được hươỏng hai ưu đãi chính:

+Được sử dụng số chi quĩ khen thưởng và phúc lợi chia cho công nhân viên để mua cổ phiêú.

+Được giảm thuế lợi tức 50% trong hai năm nếu như khi chuyển

sang công ty cổ phần gặp khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua thực tế thí điểm cho thấy, ưu tiên thứ nhất là phù hợp với thực

tiễn và được sự đồng tình của các doanh nghiệp. Nhưng còn ưu tiên thứ

hai thì chưa hợp lí vì trong những năm đầu chuyển sang công ty cổ phần

- một loại hình kinh doanh mới mẻ, hầu hết các công ty đều gặp những khó khăn nhất định. Chưa thể có lợi nhuận ngay trong một vài năm đầu

hoặc nếu có thì rất thấp. Vì vậy việc giảm thuế lợi tức 50% trong hai năm đầu hầu như trong có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp. Theo tôi

nhà nước cần điều chỉnh lại là giảm thuế lợi tức 50% trong hai năm kể từ

khi doanh nghiệp bắt đầu làm ăn có lãi. Có như vậy mới tạo điều kiện

thuận lợi cho các công ty cổ phần.

Mặt khác, nhà nước cũng nên bỏ ra một khoản chi phí nhất định để

thành lập ra các cơ quan môi giới, tư vấn, quảng cáo, tạo điều kiện thuận

lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của các công ty cổ phần. Làm như vậy

Một phần của tài liệu Luận Văn: “Giải pháp để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam potx (Trang 34 - 50)