phần hóa. Vấn đề này trong quá trình cổ phần hóa được thảo luận nhiều,
về sau đã có thông tư 09/LĐTB-XH của Bộ Lao động hướng dẫn. Tuy
hội lại chưa được quán triệt vì thiếu sự chỉ dẫn của cấp trên về phương
pháp tiến hành cho đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Thứ tư, vấn đề các tổ chức Đảng, công đoàn, các tổ chức xã hội
khác hoạt động như thế nào. Hiện nay trong các công ty cổ phần hóa, các
hoạt động của các tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên vẫn diễn ra
bình thường. Tuy nhiên, đã nảy sinh ra một số vấn đề cần giải quyết:
- Mục tiêu, nói chung và phương pháp lãnh đạo của tổ chức Đảng
trong các công ty cổ phần, mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của tổ chức Đảng với hội đồng quản trị.
- Mục tiêu nói chung, phương pháp hoạt động công đoàn trong các
công ty cổ phần mà trong đó vừa có sở hữu của nhà nước vừa có sở hữu
của các cổ đông. Đại hội của các cổ đông và đại hội công nhân viên chức
trong công ty sẽ tiến hành ra sao...
- Chi phí cho các hoạt động của Đảng, công đoàn công ty phải có
đóng góp như trước đây không.
II.2. Vì sao cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lại diễn ra
chậm chạp và khó khăn
Mặc dù, chính phủ đã ban hành quyết định về cổ phần hóa DNNN
cách đây hơn 6 năm, trong thời gian đó chính phủ, các bộ, các ngành đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về việc hướng dẫn, thi hành, tuy nhiên quá trình cổ phần hóa DNNN trên thực tế diễn ra rất chậm chạp, vậy
nguyên nhân nào làm cho các DNNN chần chừ khi tham gia vào quá trình cổ phần hóa. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản:
Cũng như các nước thuộc phe XHCN trước đây, khó khăn, cản trở
lớn nhất của nước ta khi tiến hành cổ phần hóa là cơ chế quản lý quan
là đối tượng cải tạo XHCN. Sự nhỏ bé và yếu ớt của khu vực kinh tế tư
nhân phản ánh trình độ chậm phát triển của kinh tế thị trường, trong đó
hình thái kinh tế một chủ tự đúng ra kinh doanh là phổ biến, hình thái công ty cổ phần còn xa lạ với hầu hết mọi người. Điều nay gây ra sự bỡ
ngỡ cho cả mẫu đầu tư lẫn người sử dụng vốn đầu tư dưới hình thức cổ
phiếu và đó cũng là một trong những nhân cơ bản làm cho chương trình cổ phần hóa ở nước ta phải thực hiện trong một thời gian dài.
Cùng với sự yết ớt, nhỏ bé của khu vực kinh tế tư nhân là sự thiếu
vắng một thị trường tài chính thực sự, trong đó phải kể tới thị trường
chứng khoán. Thị trường chứng khoán được hiểu là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch và mua bán chứng khoán. Chứng khoán bao gồm nhiều
loại song cổ phiếu là cơ bản. Do đó, thị trường chứng khoán là trung tâm phản ánh trạng thái hoạt động của các công ty cổ phần trong nền kinh tế
thị trường. Do thiếu vắng thị trường chứng khoán do đó việc huy động
vốn, trao đổi, giao dịch chứng khoán gặp nhiều khó khăn, do đó nó đã
gây khó khăn và làm cản trở quá trình cổ phần hóa của chúng ta trong
mấy năm qua.
Tuy đã xác định được các mục tiêu chủ yếu cần đạt tới qua cổ phần
hóa “Nâng cao hiệu quả kinh tế kinh doanh, huy động một bộ phận vốn
và tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của người lao động” là đúng,
song một loạt vấn đề có tính nguyên tắc cần xử lý để đảm bảo thực hiện
các mục tiêu trên đã không được định hướng rõ ràng, dứt khoát trên cơ
sở nhận thức nhất quán. Hơn nữa không phải mọi mục tiêu nêu ra là hoàn toàn thống nhất với nhau, nhất là phương án lựa chọn tỉ lệ các loại
cổ đông hay các phần giá trị doanh nghiệp bán cho các cổ đông. Dẫn đến
Sự chưa ổn định trong chính sách vĩ mô của nhà nước về luật phát,
thuế khóa, tiền tệ... chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro cho những người đầu tư lâu dài. Nhiều chính sách kinh tế ra đời chồng chéo, mâu thuẫn nhau
và thay đổi đột ngột, sự đổi mới của hệ thống ngân hàng và cơ chế hoạt
động tín dụng quá chậm so với đòi hỏi của kinh tế thị trường... là yếu tố
gây bất lợi cho quá trình cổ phần hóa các DNNN.
Nhà nước thiếu một nguồn tài chính cần thiết để giải quyết hàng loạt các vấn đề có liên quan tới chương trình cổ phần hóa như: các khoản
trợ cấp cho người lao động thất nghiệp, chi phí cho chính sách xã hội và bảo hiểm xã hội, các chi phí để thực hiện việc tư vấn quảng cáo, môi
giới đầu tư, chi phí phát hành và các giao dịch buôn bán cổ phiếu... các
khoản phí tổn này thường là rất lớn, tuy nhiên nếu bỏ qua sẽ không
khuyến khích được quá trình chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần.
Hệ thống kiểm toán chưa trở thành một hoạt động phổ biến và thống nhất. Sự yếu kém trong hệ thống kiểm toán gây nhiều trở ngại cho
việc đánh chính xác giá trị của doanh nghiệp, tình hình hoạt động và triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp được chọn làm cổ phần hóa, do đó gây khó khăn cho việc cung cấp các thông tin trung thực, tin cậy
cho những người có nhu cầu đầu tư bằng cổ phần hóa với những doanh
nghiệp này.
Trong phạm vi doanh nghiệp, nguyên nhân cơ bản là do các doanh
nghiệp nhà nước của ta hầu hết có trang bị máy móc cũ kĩ, công nghệ
lạchậu, khả năng cạnh tranh và thích nghi thấp... do đó khó có thể tiến
hành cổ phần hóa ở các doanh nghiệp này, số doanh nghiệp có mức lợi
nhuận đủ hấp dẫn còn quá ít mặt khác đối với các doanh nghiệp có lợi
nhuận cao thì phần lớn nhà nước chưa có ý định cổ phần hóa. Điều này
hút sự hưởng ứng của đông đảo những người có vốn đầu tư bằng cổ
phiếu.
Quá trình cổ phần hóa vẫn chưa được sự đồng tình ủng hộ của cán
bộ, công nhân trong các DNNN vì vấn đề cổ phần hóa động chạm tới lợi
ích của họ, người công nhân thì chưa thỏa đáng với việc đánh đổi giữa
lợi tức cổ phần thu được và sự thất nghiệp, đối với cán bộ quản lý đứng trước nguy cơ mất việc nếu không làm tốt. Điều nay gây cản trở lớn cho
quá trình cổ phần hóa vì cổ phần hóa được tiến hành là do nguyện vọng
của các bên tham gia.
Về tư tưởng và tâm lý của đại đa số mọi người trong xã hội còn
chưa quen với vấn đề mới mẻ này, thậm chí còn có những phản ứng nhất định đối với những người đang sống yên ổn trong khu vực nhà nước. Về
mặt suy nghĩ, nhiều người làm công tác lãnh đạo và quản lý nhà nước
vẫn chưa đoạn tuyệt được quan điểm coi kinh tế nhà nước là CNXH và vì vậy thu hẹp khu vực này có nghĩa là xa rời với CNXH, là phá vỡ cơ
chế kinh tế CNXH... Đó là những trở ngại chủ quan không thể không tính đến trong quá trình tiến hành cổ phần hoá.
II3. Kinh nghiệm cổ phần hoá ở các nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam.
II.3.1. Cổ phần hoá qua kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
Cổ phần hoá DNNN tuy là mới mẻ so với nước ta nhưng trên thực
tế hầu hết các nước phát triển thoe nền kinh tế thị trường đều đã tiến
hành. Là một nước đi sau, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước và qua đó rút ra bài học cho quá trình cổ phần hoá ở nước
ta.
Tiến trình cổ phần hoá DNNN được các nước tư bản phát triển (đặc
biệt ở Tây âu) tiến hành mạnh mẽ trong thập kỷ 80. Chính sách cổ phần
hoá bao trùm ở các nước này dựa trên quan điểm cho rằng, việc tổ chức
đời sống xã hội tuân theo các qui luật thị trường thương mại hoá sản
xuất và cạnh tranh bình đẳng có hiệu quả hơn là tuân theo các quan hệ
chỉ huy tập trung và cơ chế hành chính.
Việc cổ phần hoá ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển
không phải là để xoá bỏ những chức năng đặc biệt về kinh tế mà chỉ có
khu vực kinh tế nhà nước mới đảm nhận được mà là nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của khu vực này. Do đó chính phủ mỗi nước đã lựa chọn các phương pháp tiến hành cổ phần hoá sao cho không làm suy yếu khu
vực kinh tế nhà nước, mà trái lại nó đã củng cố địa vị xứng đáng cho các
doanh nghiệp nhà nước.
Xét về qui mô, sau khi tiến hành cổ phần hoá khu vực kinh tế nhà
nước ở các nước công nghiệp phát triển có sự thu hẹp theo các chỉ số về
tỉ lệ việc làm tỉ trọng vốn đầu tư tư bản cố định và thu nhập quốc dân.
Tuy nhiên, sự suy giảm này không làm thay đổi vai trò của khu vực kinh
tế nhà nước trong những ngành, những lĩnh vực quan trọng đối với nền
kinh tế.
Nét đặc trưng quá trình cổ phần hoá ở các nước tư bản phát triển là
hình thành c ác công ty cổ phần hỗn hợp nhà nước, tư nhân hoạt động
trên cơ sở thị trường và pháp luật của nhà nước. Những công ty quốc doanh được đổi mới thành các công ty cổ phần quan trọng làm cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị này trở lên năng động.
ở đây chúng ta nghiên cứu kinh nghiệm cổ phần hoá DNNN ở các nước đang phát triển châu á. Mục tiêu chính của cổ phần hoá ở các nước này là nhà nước rút khỏi các lĩnh vực hoạt động xét thấy không cần thiết
phải nắm giữ và duy trì sự độc quyền của nhà nước mà chuyển giao cho
khu vực tư nhân, nhằm thực hiện cạnh tranh để nâng cao hiệu quả, mục
tiêu nữa của cổ phần hoá ở các nước này là phát triển thị trường chứng khoán trong nước. Điều này cho phép cùng với việc bán cổ phần của nhà
nước cho tư nhân, thì việc mở rộng thị trường và huy động vốn qua đăng
ký và phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng đã trở lên phổ biến và do đó số lượng các loại hình công ty cổ phiếu ở các nước này tăng nhanh chóng. Số tiền thu được từ việc bán cổ phiếu của các
DNNN sẽ được bổ sung vào khoản ngân sách giành cho đầu tư vào cơ sở
hạ tầng, và các ngành kinh tế chiến lược mà nhà nước cần kiểm soát.
* Cổ phần hoá ở nhóm các nước XHCN trước đây thuộc Đông
Âu.
Khác với các nước phát triển và đang phát triển, nơi có nền kinh tế
thị trường khá phát triển và quá trình cổ phần hoá nhằm hướng vào thúc
đẩy các hoạt động của thị trường sẵn có. Đôi với các nước XHCN cũ ở Đông âu đã trở thành cuộc thử nghiệm quan trọng đối với các chính phủ
mới thành lập, cam kết thực hiện chuyển sang nền kinh tế thị trường và chuyển sang một hệ thống chính trị dựa trên quyền sở hữu tư nhân và
quyền tự do cá nhân.
Đối với các nước này, việc tiến hành cổ phần hoá và tư nhân hoá được đặt trong một chương trình tư nhân hoá rộng lớn, diễn ra một cách ồ ạt, cho nên quá trình này trở nên hết sức khó khăn và phức tạp, qui mô
và phạm vi tiến hành đồ sộ mà thời gian đòi hỏi ngắn hơn nhiều so với các nước khác, hơn nữa hầu hết các DNNN làm ăn kém hiệu quả.
II.3.2. Một số bài học rút ra cho Việt Nam qua kinh nghiệm cổ
phần hoá DNNN ở các nước trên thế giới.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, có thể rút
ra một số bài học cho quá trình cổ phần hoá DNNN ở nước như sau:
* Tính phổ biến của quá trình cổ phần hoá.
Việc triển khai có tính chất toàn cầu hoá quá trình cổ phần hoá được
tiến hành mạnh mẽ từ những năm 80 tới nay đã chứng tỏ rằng hầu hết
các chính phủ các nước đều thấy sự cần thiết phải xác lập lại mối quan
hệ giữa kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân theo hướng giảm
bớt mức độ sở hưũ và kiểm soát trực tiếp của nhà nước, giành sự điều
tiết mạnh mẽ hơn cho cơ chế thị trường.
Tiến trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam không thể thiếu nội dung cơ
cấu lại nền kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm tới vấn đề thu hẹp sở hữu
nhà nước và sự can thiệp trực tiếp của nhà nước trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp coi trọng vai trò điều tiết của cơ chế
thị trường. Vì vậy, tiến hành cổ phần hoá DNNN ở nước ta là tất yếu
khách quan và cũng là một đòi hỏi khách quan của quá trình chuyển
sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
* Tính đặc thù của quá trình cổ phần hoá. Quá trình cổ phần hoá
phản ánh các sắc thái khác nhau vì mục tiêu, các tổ chức, bước đi và các biện pháp cụ thể do những đặc điểm về hoàn cảnh chính trị, kinh tế xã hội của mỗi nước, cũng như quan niệm xây dựng và phát triển nền kinh
tế của mỗi chính phủ qui định. ở các nước có nền kinh tế thị trường phát
triển, nhất là đã có hoạt động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thì gặp thuận lợi hơn nhiều so với những nước có nền kinh tế thị trường
ở các nước Đông Âu do thiếu những điều kiện hết sức quan trọng cho
nên quá trình cổ phần hoá của các nước này diễn ra lâu dài và phức tạp hơn nhiều so với các nước tư bản phát triển.
Quá trình cổ phần ở Việt Nam, chúng ta không thể không chú ý đến
tính đặc thù về điều kiện qui định mục tiêu, phương pháp bước đi trong
quá trình cổ phần hoá các DNNN. Trong điều kiện ở nước ta chưa có thị
trường chứng khoán, khu vực kinh tế nhà nước còn chiếm tỉ trọng lớn,
thì có thể học tập kinh nghiệm của các nước có điều kiện tương đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng những kinh nghiệm đó cần chú ý tới
tính đặc thù của mỗi nước để sàng lọc và thử nghiệm kỹ càng trong điều
kiện của nước ta.
Tính chiến lược của quá trình thực hiện cổ phần hoá: Nhiều công
trình nghiên cứu về kinh nghiệm của một số nước về vấn đề này đều cho
thấy cổ phần hoá là một bộ phận của quá trình cải cách toàn bộ nền kinh
tế và vì vậy, nó đỏi hỏi phải được suy xét và hành động mang tính chiến lược cao. Vì vậy ở hầu hết các nước, để cho chương trình thực hiện
thành công, chính phủ đều lập ra cơ quan đại diện đứng đầu hoàn toàn
chịu trách nhiệm đối với vấn đề cổ phần hoá. Cơ quan này phải quản lý
toàn bộ quá trình theo những quan điểm có tính chiến lược trong việc đánh giá, soạn thảo chỉ đạo, kiểm tra và điều chỉnh. Đây là một yếu tố
cốt lõi trong sự thành công của chương trình cổ phần hoá ở nhiều nước.
Tạo môi trường pháp lý cho việc cổ phần hoá. Các nước khi tiến
hành cổ phần hoá đều phải tạo ra một môi trường pháp lý cần thiết. Đó
là các bộ luật quan trọng và là điều kiện để xác lập, ổn định kinh tế vĩ