2. Đề xuất chính sách và các giải pháp hỗ trợ
2.4. Xác định mức bội chi ngân sách nhà nước trong bối cảnh hậu khủng hoảng
Trong năm tài khóa 2010, Quốc hội cũng đã thông qua toàn bộ Nghị quyết với
tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 461.500 tỷ đồng, bằng 23,9% GDP; tính cả
1.000 tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2009 sang năm 2010 thì tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 462.500 tỷ đồng.Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 582.200 tỷ đồng; mức bội chi ngân sách nhà Nước là 119.700 tỷ đồng, bằng 6,2% GDP.
Phương án điều chỉnh dự toán thu, chi, bội chi ngân sách năm 2010 không quá
6,2%GDP, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội được dựa trên cơ sở tăng thêm thu ngân
sách Nhà nước 6.100 tỷ đồng. Bao gồm: tăng thêm thu từ dầu thô: 2.600 tỷ đồng, tương ứng với giá dầu thô tăng từ 65 USD/thùng lên 68 USD/thùng; tăng thu thêm từ
hoạt động xuất nhập khẩu 2.500 tỷ đồng; tăng số thu chuyển nguồn từ năm 2009 sang năm 2010 so với số đã báo cáo Quốc hội 1.000 tỷ đồng và được tính vào cân đối ngân sách Nhà nước năm 2010.
Đồng thời, tăng chi Chương trình Biển Đông hải đảo 38 tỷ đồng tương ứng với
số giảm chi của Tập đoàn công nghiệp, than và khoáng sản Việt Nam (28 tỷ đồng); Tập đoàn dệt may Việt Nam (10 tỷ đồng); tăng chi cho Chương trình giảm nghèo 300 tỷ đồng.
Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010 đã bố trí đủ nguồn lực để thực hiện điều
chỉnh tiền lương tối thiểu lên mức 730.000 đồng/tháng, thực hiện từ 1/5/2010.
Trước đó, những kế hoạch phát triển đầy tham vọng của Chính phủ như: phát
46
USD ra nước ngoài trong năm 2010, được cho là có thể khiến nợ công tăng lên nhanh
chóng, đã được “mổ xẻ” tại diễn đàn Quốc hội.
Và, một trong những kiến nghị thực hiện dự toán ngân sách năm 2010 được ủy
ban nêu ra là: thận trọng với những dự án đầu tư đòi hỏi nguồn vốn ngân sách lớn. Đề
nghị Chính phủ hạn chế việc khởi công những dự án mới nhằm tránh những rủi ro của việc không bố trí được nguồn vốn, nhất là trong điều kiện huy động vốn trên các thị trường tài chính trong nước và quốc tế chi phí rất cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, cũng như tác động trái chiều đến nền kinh tế.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, trong những năm tới mục tiêu giảm bội
chi ngân sách Nhà nước phải được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo tình hình tài chính quốc gia vững mạnh trong trung và dài hạn, góp phần kiểm soát lạm phát và đảm bảo
ổn định vĩ mô. Vì vậy, cần tích cực rà soát lại các chính sách để đảm bảo thứ tự ưu tiên và giảm bội chi ngân sách một cách hợp lý.
Đa số ý kiến trong ủy ban đề nghị Chính phủ trong những năm tới cần thực hiện
bội chi ngân sách Nhà nước trong giới hạn 5% GDP đã được Quốc hội quyết định, lấy vấn đề hiệu quả sử dụng vốn vay làm mục tiêu quan trọng hàng đầu trong việc quản lý, điều hành chi ngân sách.
47
KẾT LUẬN
Thâm hụt ngân sách không phải là hiện tượng mới mẻ mà phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, từ những nước công nghiệp phát triển đến những nước nghèo
đang phát triển song mức thâm hụt mỗi nước là khác nhau. Nó là nguyên nhân gây nên hiện tượng lạm phát,nhập siêu...gây ảnh hưởng xấu đến nềnkinh tế,do đó đây là mối
quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia.
Thực ra về lý luận, thâm hụt ngân sách không phải hoàn toàn là tiêu cực.Theo
kinh nghiệm nếu ở mức độ nhất định (dưới 5% năm ) thì nó còn có thể kích thích sản
xuất.Cho nên ở các nước phát triển cũng chỉ cố gắng thu hẹp thâm hụt ngân sách nhà
nước chứ chưa loại trừ được hoàn toàn.
Có nhiều biện pháp tài trợ như phát hành tiền, vay trong nước,vay nước
ngoài,cắt giảm chi tiêu..song chúng đều chứa những nhược điểm riêng có thể gây tác
dụng phụ đến nền kinh tế.Để tài trợ thâm hụt ngân sách một cách có hiệu quả cần kết
hợp đồng bộ nhiều biện pháp và nghệ thuật quản lý vĩ mô là phải hạn chế và trung hoà các mặt tiêu cực, đẩy mạnh mặt tích cực nhằm hạn chế những tác động xấu đến các
mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế
và tuỳ vào đặc điểm mỗi nước mà nước đó sẽ đưa ra những chính sách cụ thể và thích hợp.
48