1. Các giải pháp kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước
1.2. Các giải pháp tài chính kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước
1.2.1. Chuyển hướng thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững
Trong cơ cấu thu NSNN, các nguồn thu từ dầu mỏ và các nguồn thu có liên
quan đến hoạt động ngoại thương chiếm một tỷ trọng lớn, gây khó khăn trong việc dự
báo và hoạch định chính sách. Để đảm bảo tính bền vững thu NSNN trong thới gian tới
cần phải dịch chuyển cơ cấu thu NSNN theo hướng tăng tỷ trọng các nguồn thu từ khu
vực kinh tế tư nhân/GDP.
Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế. Hệ thống chính sách thuế Việt Nam hiện
nay vẫn còn phức tạp và thiếu tính ổn định, làm cho chi phí quản lý thu thuế lớn, ảnh hưởng tới hiệu quả thu thuế, tạo điều kiện cho việc trốn thuế và bóp méo hệ thống thuế. Đồng thời, nó làm mất định hướng của nhà đầu tư, bóp méo sự lựa chọn của người sản
xuất và vi phạm một nguyên tắc chung của thông lệ quốc tế là tính rõ ràng và có thể dự đoán trước của hệ thống chính sách thuế. Do đó, hệ thống chính sách thuế cần được
hoàn thiện theo hướng mở rộng diện chịu thuế ( đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt), xác định các mức thuế suất hợp lý để người dân tự giác thực hiện.
1.2.2. Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Cần điều chỉnh cơ chế phân cấp NSĐP vừa đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của
Luật ngân sách VN, vừa đảm bảo tính hiệu quả của cả hệ thống ngân sách phù hợp với cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước và điều kiện kinh tế - xã hội của nước
ta. Về mô hình và cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước cần đảm bảo được các nguyên tắc và yêu cầu là:
- Đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW nhưng cần phải xác định rõ và tôn trọng
vị trí độc lập của NSĐP trong hệ thống NSNN thống nhất.
- Phân cấp NSĐP phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của
39 - Phân cấp NSĐP phải rõ ràng và ổn định về nguồn thu và nhiệm vụ chi để tạo điều kiện cho các cấp ngân sách điều hành chủ động và độc lập.