hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành ophần chuyển sang nền kinh tế
thị trường, bảo đảm quyền tựdo kinh doanh, quyền sở hữu và chuyển
nhượng tàI sản của công dân.
9. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí theo hướng chuyển hẳn sang kinh tế thị
trường, thực hiện tự do kinh doanh có sự quản lí của Nhà nước, tạo lập thị
trường vốn, lao động, vật tư... trong nước gắn liền với mở rộng thị trường
ra nước ngoài.
10. Tổ chức lại bộ máy quản lí Nhà nước và nâng cao trình độ quản lí cho
phù hợp với yêu cầu mới. Phân rõ chức năng quản lí Nhà nước về kinh tế
với chức năng sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ; ngăn cấm các cơ quan
Nhà nước can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và đơn
vị kinh tế. Bộ chủ quản quản lí chủ yếu bằng pháp luật, bằng việc vạch ra
hành lang pháp lí cho hoạt động kinh doanh. Xử lí nghiêm minh các cơ
quan Nhà nước và cán bộ vi phạm pháp luật, tham ô, lãng phí của cải của
nhân dân. Bất cứ một sai lầm dù là lớn hay nhỏ ở Bộ, ngành nào, thì thủ
trưởng cơ quan đó phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và pháp luật,
không nên dùng hình thức cảnh cáo, thuyên chuyển công tác để bảo vệ và
Trên cơ sở giải quyết cơ bản chế độ tiền lương, nghiêm cấm việc các cơ
quan, tổ chức không có chức năng kinh doanh lại tiến hành kinh doanh
dịch vụ và liện hệ với các tố chức kinh doanh nước ngoài làm hỗn loạn thị
trường và làm mất trật tự, anh ninh đất nước.
Vấn đề quan trọng là cần có biện pháp kiên quyết và sáng suốt trong sắp
xếp bộ máy và bố trí cán bộ quản lí. Tinh giản bộ máy, lựa chọn những cán
KẾT LUẬN
Thập kỉ 90 đã qua nhưng những dư âm của nó vẫn còn là điều trăn trở, suy
ngẫm của các nhà nghiên cứu kinh tế, bởi đó là thời kì đánh dấu sự chuyển
mình của một đất nước trong công cuộc đổi mới, phát triển một cách toàn
diện xã hội theo định hướng XHCN dưới sự quản lí, điều tiết vĩ mô của
nhà nước. Điểm nổi bật và đáng chú ý nhất là cột mốc năm 1999 - chặng
đường cuối cùng kết thúc một giai đoạn phát triển đầy thử thách, chông
gai. Sự biến động kinh tế với những hiện tượng xưa nay chưa từng thấy
như lạm phát một chữ số, thiểu phát, trượt giá... cùng với những hậu quả
nặng nề do thiên tai để lại đã cản trở sức sản xuất trong nước và kìm hãm
sự phát triển của nền kinh tế yếu đuối. Nhưng qua những gì chúng ta thấy
trên thực tế thì lại càng chứng tỏ sự nỗ lực vươn lên trong khó khăn của
toàn dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, càng thấy rõ
được vai trò của Chính phủ trong việc giải quyết đúng đắn các vấn đề kinh
tế vĩ mô phù hợp với điều kiện, tình hình đất nước, đưa nền kinh tế Việt
Nam đi lên hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Một thập kỉ đã qua đi, chúng ta hướng đến tương lai với những bài học
kinh nghiệm quý giá trong quá khứ để từng bước xây dựng đất nước công
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Báo cáo thường niên - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 1997, 1998,
1999.
3. Thời báo kinh tế
4. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - F. S Miskin
5. Giáo trình lưu thông tiền tệ - Học viện Ngân hàng
6. Tạp chí lí luận và nghiệp vụ Ngân hàng
7. Tạp chí Ngân hàng