Điều chỉnh cơ cấu sản xuất và tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đề tài: Lạm phát ở Việt Nam thập kỉ 90 docx (Trang 30 - 32)

Điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, đặc biệt chú ý nâng tỉ lệ đầu

tư trong nông nghiệp. Ưu tiên phát triển ngành nghề cần ít vốn nhưng thu

hút nhiều lao động (may mặc, dệt, thủ công mĩ nghệ...). Đặc biệt chú trọng

đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải và thông tin liên

lạc, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài.

Sắp xếp lại kinh tế quốc doanh theo hướng thu hẹp những cơ sở không cần

thiết, cho phép phá sản. Rà soát lại các công ti, các tổ chức liên doanh liên

thức kinh tế cổ phần, doanh nghiệp tập thể, tư nhan chịu sự quản lí của

Nhà nước.

Điều chỉnh cơ cấu tiêu dùng cho phù hợp với sự thay đổi cơ cấu thu nhập

quốc dân, tiến tới hình thành chiến lược tiêu dùng.

2. Phấn đấu giảm mức thâm hụt ngân sách.

Bộ Tài chính cần thông báo chính xác mức chênh lệch thu chi ngân sách.

Tách các khoản vay của Nhà nước ra khỏi ngân sách và chuyển thành

nguồn vốn đi vay. Nếu ngân sách đi vay thì cũng phải trả lãi. Ngân sách có

4 nguồn thu (huy động trong nước, vay nước ngoài, vay trong dân, vay

ngân hàng).

2.1. Huy động vốn trong nước:

Tăng thu: chủ yếu là thu thuế. Thực hiện thuế VAT, thuế vốn, thuề thu

nhập... Khai thác, bồi dưỡng các nguồn thu khác. Hình thành bộ máy

chống thất thu thuế, tạo mọi điều kiện để bộ máy này hoạt động có hiệu

quả. Kiểm kê tài sản, ấn định giá đất, giá nhà để bán và cho thuê, tăng

nguồn thu cho ngân sách.

Giảm chi: rà soát lại các nguồn chi. Thực hiện chính sách chi tiêu

nghiêm ngặt. Có thể cắt giảm một tỉ lệ nhất định các khoản chi tiêu

thể. Đồng thời có biện pháp dự phòng nhằm đối phó với những khoản

chi tiêu đột biến dẫn đến tái lạm phát.

Hạn chế tới mức thấp nhất việc cung cấp tài chính cho các xí nghiệp quốc

doanh, các công ti Nhà nước. Chấm dứt hoàn toàn việc phát hành tiền để

cứu vớt các xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, cũng như xoá bỏ bao cấp

cho các xí nghiệp quốc doanh dưới bất kì hình thức nào (trừ các xí nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

then chốt giữ vai trò quan trọngcủa nền kinh tế thì được Nhà nước áp dụng

các chính sách trợ giá và chính sách đầu tư thoả đáng để ổn định và phát

triển sản xuất).

Thực hiện chính sách triệt để tiết kiệm gắn liền với chống tham ô, lãng phí

ngay từ các cơ quan Nhà nước.

2.2. Vay vốn trong dân:

Theo các tài liệu thì tiềm năng vốn trong dân còn khá lớn. Nhà nước cần có

chính sách khuyến khích thoả đáng để tạo lòng tin cho dân, thu hút vốn

nhàn rỗi. Đây là nguồn lực lớn cần khai thác. Vay dân và trả lãi cho dân là

điều dễ làm hơn là vay nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đề tài: Lạm phát ở Việt Nam thập kỉ 90 docx (Trang 30 - 32)