Văn hoá công khai và minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng thị trường UPCOM lên thành OTC thực sự ở Việt Nam (Trang 52 - 62)

3. Giải pháp phát triển Thị trường UpCoM thành OTC thực sự ở Việt Nam

3.2.4. Văn hoá công khai và minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp

nghiệp

Việc có được một hệ thống kế toán và báo cáo tài chính tốt, một tổ chức đánh giá xếp loại mức độ tín nhiệm độc lập và có các nhà tổ chức thị trường là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, một vấn đề hết sức quan trọng làm nền tảng cho việc phát triển thị trường OTC nói riêng, thị trường tài chính dài hạn nói chung là cần phải có văn hoá công khai và minh bạch, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Khi mà các doanh nghiệp, công chúng, không có thói quen chấp nhận việc công khai, minh bạch tình hình hoạt động của mình sẽ là một rào cản rất lớn để áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán tốt, có thông tin đủđộ tin cậy cho các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm xếp loại một cách chính xác doanh nghiệp. Khi đó, khả năng không thể phát triển hoặc bị sụp đổ của thị trường là điều rất khó tránh khỏi.

Mặt khác, còn một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp, nhất là các công ty cổ phần cần phải chú ý đó là nâng cao hiệu quả của việc quản trị công ty. Khi mà quy mô của công ty ngày càng lớn, các chủ sở hữu không còn đồng thời là những người điều hành trực tiếp doanh nghiệp thì việc xử lý xung đột giữa người sở hữu và người điều hành cần được đặc biệt quan tâm.

3.2. Các biện pháp xây dựng thị trường OTC tại Việt Nam:

Điều kiện để phát triển thị trường OTC ở Việt Nam:

Thị trường OTC hay ở bất kỳ nền kinh tế thị trường nào luôn tồn tại một cách khách quan. Tuy nhiên, vấn đềđặt ra đối với thị trường OTC ở Việt Nam là với những nền tảng như trên, việc phát triển thị trường OTC cùng với thị trường chính thức trở thành một kênh giao dịch chính cho nền kinh tế là điều hết sức cần thiết. Để thị trường này phát triển, những vấn đề sau cần được xem xét để tạo ra một nền tảng cho thị trường phát triển:

3.2.1. Các nhà tổ chức và tạo lập thị trường

UPCoM là sơ khai của thị trường OTC đúng nghĩa. Thị trường OTC là thị trường phân tán, giao dịch nằm ở các công ty chứng khoán và sau đó chuyển về một hệ thống

thống nhất. Chính vì vậy, vai trò của các công ty chứng khoán rất quan trọng trong việc hướng tới là những nhà tạo lập thị trường. Nhiều chuyên gia nhận định thị trường cổ phiếu chưa niêm yết rất tiềm năng, chỉ cần khoảng 50 doanh nghiệp có thanh khoản tốt lên UPCoM sẽ tạo cơ hội rất lớn cho công ty chứng khoán.

So sánh với thị trường OTC theo thông lệ thế giới nói trên thì thị trường UPCoM sắp đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉđạt khoảng một nửa tiêu chuẩn, đó là có các công ty chứng khoán môi giới cho khách hàng và hưởng phí giao dịch. Chưa có quy định về việc công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, một điều kiện quan trọng để hình thành thị trường OTC chuẩn.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sở dĩ chưa thể xây dựng một thị trường OTC chuẩn ngay, trong đó đề cao vai trò tạo lập thị trường của các công ty chứng khoán là do năng lực của công ty chứng khoán còn kém. Thị trường UPCoM được tổ chức trước tiên là để quản lý giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng và công ty chứng khoán thực hành vai trò tạo lập thị trường ở bước đi ban đầu. Vai trò tạo lập thị trường của công ty chứng khoán thể hiện ở việc thu hút được nhiều nhà đầu tư cổ phiếu OTC và xác định tỷ lệ ký quỹ hợp lý, đồng thời kiểm soát được rủi ro.

Theo quy chế về thị trường UPCoM, có hai phương thức giao dịch là giao dịch thỏa thuận thông thường và giao dịch thỏa thuận điện tử. Với giao dịch thỏa thuận thông thường, nhà đầu tư tự thỏa thuận với nhau hoặc công ty chứng khoán kết nối để khách hàng thỏa thuận giao dịch. Kết quả giao dịch được công ty chứng khoán chuyển vào hệ thống đăng ký giao dịch UPCoM. Công ty chứng khoán thu phí ở cả hai đầu, người mua và người bán. Còn nếu giao dịch thỏa thuận điện tử, tức Công ty chứng khoán đưa lệnh lên hệ thống để tìm lệnh đối ứng ở các công ty chứng khoán khác, thì một công ty chứng khoán chỉ thu được phí với một lệnh mua hoặc bán. Như vậy, nếu thu hút được nhiều nhà đầu tưđến giao dịch, tạo được cung - cầu lớn, công ty chứng khoán sẽ thu được nhiều phí. Điều này đòi hỏi công ty chứng khoán phải chăm sóc khách hàng tốt hơn, nhất là chăm sóc bằng các sản phẩm dịch vụ phái sinh, sử dụng đòn bẩy tài chính mà nhà đầu tư OTC hiện đang ưa thích.

Để thị trường phát triển lành mạnh, cần phải có các nhà tổ chức thị trường. Có như vậy, mới tạo ra tính thống nhất và những nguyên tắc chung các nhà đầu tư tham

gia. Ở nhiều nước, các nhà tổ chức thị trường thường là hiệp hội của các nhà đầu tư chứng khoá lập nên, tổ chức hoạt động vì lợi ích của các nhà đầu tư này (trường hợp của Hoa Kỳ, Đài Loan). Đối với Việt Nam, nhà nước đang triển khai kế họach xây dựng thị trường phi tập trung. Chúng ta cùng xem xét trường hợp trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và thị trường phi tập trung ở Việt Nam.

Như vậy, cũng như thị trường chính thức, Nhà nước đã đứng ra làm nhà tạo lập và tổ chức thị trường OTC. Tuy nhiên, giải pháp này có tạo động lực cho sự phát triển của thị tường OTC hay không cần phải có thời gian để trả lời.

3.2.2. Hệ thống kế toán và những yêu cầu kiểm toán thể hiện đúng sức khoẻ của doanh nghiệp

Đối với các công ty niêm yết chính thức, việc công bố thông tin phải tuân theo các quy định hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên, đối với các công ty không niêm yết, điều này là không bắt buộc mà chỉđược khuyến khích. Chính điều này, cộng với những vấn đề mập mờ trong công tác thuế, đã khuyến khích các doanh nghiệp làm cho hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán của mình trở nên không minh bạch là rào cản để việc phát triển thị trường. Có một hệ thống kế toán và các yêu cầu kiểm toán nhằm thể hiện đúng thực trạng của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết trong việc phát triển thị trường OTC. Khi các thông minh bạch, rõ ràng, các nhà đầu tư sẽ cso khả năng đáinh giá thực trạng công ty một cách tốt nhất.

3.2.3. Tổ chức đánh giá và xếp loại mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp

Có một khác biệt rất lớn giữa các công ty niêm yết trên thị trường chính thức và các công ty mua bán trên thị trường phi chính thức là yêu cầu công khai thông tin. Tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp niêm yết đều phải được công bố kịp thời, trong khi đối với các ông ty không niêm yết, điều này là không bắt buộc. Do đó, để có thểđánh giá các công ty không niêm yết (cũng như niêm yết) cần phải có một tổ chức đánh giá xếp loại độc lập đảm bảo các điều kiện sau:

- Tính khách quan: Phương pháp đánh giá tín dụng cần phải chặt chẽ, có hệ thống và phải căn cứ vào các số liệu quá khứ theo một phương pháp đánh giá nào đó. Ngoài ra, các kết quảđánh giá cần phải liên tục được rà soát và điều chỉnh kịp thời

theo những thay đổi về tình hình tài chính. Đểđược các cơ quan chủ quản ngân hàng công nhận, phương pháp đánh giá đối với mỗi khu vực thị trường, trong đó có việc đối chiếu lại một cách chặt chẽ (rigorous back testing), cần phải được sử dụng trước đó ít nhất một năm và nên là ba năm

- Tính độc lập: Tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần phải độc lập và không chịu các sức ép về kinh tế hoặc chính trị có thểảnh hưởng đến kết quảđánh giá. Quá trình đánh giá càng ít bị ảnh hưởng bởi những mâu thuẫn về lợi ích có thể phát sinh do thành phần của hội đồng quản trị hoặc cơ cấu cổđông của công ty gây ra càng tốt.

- Khả năng tiếp cận quốc tế/ Tính minh bạch: Các kết quảđánh giá cần được cung cấp cho các tổ chức trong và ngoài nước để sử dụng trong các mục đích hợp pháp và với các điều kiện cung cấp tương đương nhau. Ngoài ra, phương pháp luận chung đểđánh giá tín dụng của các tổ chức đánh giá cần phải được công khai, hầu hết các dự án vay vốn từ Ngân hàng thế giới (WB – World Bank) hoặc Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB – Asian Development Bank) đều công khai trên web rõ ràng phương pháp luận cụ thểđểđánh giá một dự án, điều này sẽ tránh được những che đậy thông tin từ bên phía khách hàng đặt mục tiêu có nguồn tín dụng bằng mọi giá.

- Về việc cung cấp thông tin: Tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần cung cấp các thông tin về phương pháp đánh giá, bao gồm các khái niệm về khả năng không trả được nợ, khoảng thời gian đánh giá, ý nghĩa của mỗi bậc xếp hạng; tỷ lệ không trả được nợ trong thực tếứng với mỗi nhóm xếp hạng; và xu hướng thay đổi các kết quả đánh giá, ví dụ khả năng từ xếp hạng AA xuống xếp hạng A theo thời gian.

- Các nguồn lực: Một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần phải có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện việc đánh giá với chất lượng cao. Các nguồn lực này cho phép các tổ chức này tiếp xúc thường xuyên với cán bộ quản lý và nghiệp vụ tại các tổ chức đang được đánh giá tín dụng để bổ sung các thông tin quan trọng cho việc đánh giá tín dụng. Các kết quảđánh giá cần phải dựa trên sự kết hợp các phương pháp định tính và định lượng. Nguồn lực thẩm định tín dụng cũng nên làm việc theo nhóm, có nghĩa là bản thân ngân hàng cũng nên có những chuyên gia độc lập thẩm định từ phía nước ngoài nhằm áp dụng cho những dự án qui mô lớn.

- Tính tin cậy: Trong một chừng mực nhất định, độ tin cậy của các kết quảđánh giá đạt được nhờ các tiêu chí đã nêu trên. Ngoài ra, lòng tin của các tổ chức độc lập (nhà đầu tư, nhà bảo hiểm, các đối tác kinh doanh) đối với các kết quảđánh giá của một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cũng là bằng chứng của độ tin cậy của các kết quảđánh giá này. Độ tin cậy của một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cũng thể hiện ở việc các tổ chức này sử dụng các quy trình nội bộ nhằm tránh không cho các thông tin mật được sử dụng sai mục đích. Đểđược công nhận, một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập không nhất thiết phải đánh giá các công ty ở hai quốc gia trở lên. Được biết hiện nay đã có một số tổ chức đứng ra thực hiện việc phân đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp như Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các công ty chứng khoán, trung tâm xếp hạng tín dụng của Vietnamnet. Nhưng những số liệu các tổ chức này đưa ra mới chỉ là bước đầu. Ngoài ra uỷ ban chứng khoán nhà nước đang triển khai kế hoạch hình thành tổ chức này (có thể là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài) và Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính cũng đang lập kế hoạch thành lập công ty cổ phần xếp hạng tín dụng độc lập.

3.2.4. Văn hoá công khai và minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp

Việc có được một hệ thống kế toán và báo cáo tài chính tốt, một tổ chức đánh giá xếp loại mức độ tín nhiệm độc lập và có các nhà tổ chức thị trường là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, một vấn đề hết sức quan trọng làm nền tảng cho việc phát triển thị trường OTC nói riêng, thị trường tài chính dài hạn nói chung là cần phải có văn hoá công khai và minh bạch, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Khi mà các doanh nghiệp, công chúng, không có thói quen chấp nhận việc công khai, minh bạch tình hình hoạt động của mình sẽ là một rào cản rất lớn để áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán tốt, có thông tin đủđộ tin cậy cho các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm xếp loại một cách chính xác doanh nghiệp. Khi đó, khả năng không thể phát triển hoặc bị sụp đổ của thị trường là điều rất khó tránh khỏi.

Mặt khác, còn một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp, nhất là các công ty cổ phần cần phải chú ý đó là nâng cao hiệu quả của việc quản trị công ty. Khi mà quy mô của công ty ngày càng lớn, các chủ sở hữu không còn đồng thời là những người điều hành

trực tiếp doanh nghiệp thì việc xử lý xung đột giữa người sở hữu và người điều hành cần được đặc biệt quan tâm.

3.2.5. Cơ chế giao dịch hấp dẫn:

Theo số liệu từ HNX, đến nay, đã có 83 công ty công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên hệ thống UPCoM, nhưng các công ty này chưa thật sự quan tâm đến thị trường do chưa có lợi ích thiết thực trước mắt. Điều này là do tính thiếu linh hoạt, không hấp dẫn của thị trường UPCoM hiện nay.

Theo phản ánh của nhiều công ty chứng khoán và nhà đầu tư, một số quy định trên thị trường UPCoM chưa linh hoạt để thu hút nhà đầu tư, ví dụ như biên độ giao dịch thấp (10%), thời gian thanh toán T+3 là khá dài, nhà đầu tư không được vừa mua vừa bán cùng một loại cổ phiếu trong một ngày giao dịch… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư, công ty chứng khoán và công ty đại chúng lựa chọn giao dịch trên thị trường tự do. Trong khi đó, cơ chế giao dịch của thị trường UPCoM còn mới, chưa nhận được sựủng hộ tích cực của các đối tượng tham gia thị trường.

Theo phương án tổ chức thị trường UPCoM, phương thức giao dịch thoả thuận là phương thức cần thiết để có thể tổ chức thị trường theo mô hình tạo lập thị trường. Tuy nhiên, do chưa có sự quan tâm và chú trọng đầu tư cần thiết nên hầu hết các công ty chứng khoán đều chưa tận dụng ưu thế của phương thức giao dịch thoả thuận một cách hiệu quả.

Nhiều công ty đã không chủđộng trong việc chia lệnh để thực hiện lệnh với khách hàng, ảnh hưởng đáng kểđến tính thanh khoản trên thị trường. Thời gian gần đây, nhà đầu tưđã dần quen với phương thức giao dịch này và khối lượng giao dịch cũng đã tăng lên so với trước, tuy nhiên, vẫn còn rất khiêm tốn so với thị trường niêm yết.

Theo các công ty chứng khoán, để UPCoM thực sự sôi động, thu hút các doanh nghiệp lên sàn và nhà đầu tư tham gia giao dịch, cần tạo ra sự khác biệt với hai sàn niêm yết hiện nay. Nếu không, nhà đầu tư sẽ chỉ chú tâm vào hai sàn niêm yết, nơi có

các doanh nghiệp hoạt động tốt, công bố thông tin minh bạch hơn hoặc tham gia thị trường tự do bởi không bị giới hạn biên độ giao dịch, không bị hạn chế về thời gian thanh toán.

Theo các công ty chứng khoán, về mặt nghiệp vụ, cần cải tiến phương thức giao dịch. Trước mắt, cần cải tiến hình thức thỏa thuận điện tử sang hình thức khớp lệnh liên tục để tăng tính thanh khoản của thị trường, giúp thành viên tiết kiệm được nhân lực phục vụ cho hoạt động giao dịch chứng khoán UPCoM.

Về lâu dài, HNX nghiên cứu để có thể áp dụng một số phương thức giao dịch mới, phù hợp với cơ chế nhà tạo lập thị trường khi thị trường đã có đầy đủđiều kiện để triển khai.

Để tăng tính hấp dẫn của thị trường UPCoM, khuyến khích các đối tượng tham

Một phần của tài liệu Xây dựng thị trường UPCOM lên thành OTC thực sự ở Việt Nam (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)