2. Thực trạng thị trường chứng khoán ở Việt Nam qua các năm
2.3.3.1. Hàng hóa trên thị trường UPCoM chưa đa dạng, thanh khoản thấp
khoản thấp
Tính đến ngày 7.1, sàn UPCoM mới có 35 công ty đại chúng đưa cổ phiếu lên giao dịch. Đây là một con số rất khiêm tốn so với mục tiêu 200 công ty của giai đoạn hai sau khi “thử nghiệm” với dưới 10 công ty lúc sàn mới đi vào hoạt động. Nếu so với mục tiêu lớn nhất là thu hẹp thị trường tự do thì có lẽ còn xa mới đạt được vì chỉ riêng số công ty đại chúng đã đăng ký cũng vào khoảng 1.000 doanh nghiệp.
Theo đánh giá của HNX, một số công ty đại chúng, nhất là các ngân hàng thương mại – những tổ chức trong “tầm ngắm” khả thi nhất khi mới vận hành thị trường này – chưa muốn tham gia vì còn có một số lợi ích cục bộ khác.
Dễ thấy điều này khi các công ty chứng khoán hiện tham gia quản lý sổ cổđông và tổ chức giao dịch cổ phiếu cho doanh nghiệp hay chính các công ty đại chúng đặc biệt là ngân hàng tự quản lý sổ cổđông cũng không muốn tham gia vì phải từ bỏ một số lợi ích thu được từ hoạt động chuyển nhượng. Các ngân hàng cũng muốn hướng tới các sàn lớn hơn như HOSE hay HNX. Ngay cả với nhóm công ty chứng khoán là những đối tượng “nòng cốt” của sàn UPCoM cũng chưa nhiệt tình.
Mặc dù Uỷ ban chứng khoán nhà nước đã gửi công văn từ ngày 22.4.2009 yêu cầu các công ty chứng khoán phải đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM nhưng hiện tại mới chỉ có 6/12 công ty chứng khoán là công ty đại chúng đăng ký giao dịch.
Mặc dù thủ tục lên sàn UPCoM được giảm thiểu tối đa nhưng các công ty chứng khoán vẫn chưa tích cực trong vai trò hỗ trợ doanh nghiệp. HNX cho biết một số công ty chứng khoán đóng vai trò là tổ chức cam kết hỗ trợ cũng không thực hiện tốt vai trò của mình trong việc hoàn tất thủ tục đăng ký lưu ký và đăng ký giao dịch. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp này lại tự liên hệđể sở hỗ trợ hoàn tất các thủ tục.
Đối với nhà đầu tư, sàn UPCoM được đánh giá là rất thiếu thông tin về doanh nghiệp và rất ít công ty chứng khoán hỗ trợ. Đây cũng là điều dễ hiểu vì đa số nguồn lực của công ty chứng khoán hiện vẫn tập trung cho hai sàn niêm yết, nhất là trong bối cảnh thị trường này ấm lên.
Trong khi doanh nghiệp trên sàn UPCoM rất đa dạng về tiêu chuẩn, khả năng “đãi cát tìm vàng” hoàn toàn phụ thuộc vào phân tích thông tin. Rất hiếm công ty chứng khoán cung cấp các bản phân tích cơ bản cho khách hàng trong khi những bản phân tích như vậy có thể dễ dàng tham khảo đối với công ty trên sàn niêm yết.
Mặt khác, về cơ chế giao dịch, UPCoM cũng kém linh hoạt hơn nhiều. Các công ty chứng khoán chưa tận dụng ưu thế của phương thức giao dịch thoả thuận một cách hiệu quả. Nhiều công ty đã không chủđộng trong việc chia lệnh để thực hiện lệnh với khách hàng, ảnh hưởng đáng kểđến tính thanh khoản trên thị trường.
Ở chiều ngược lại, để UPCoM có thêm hàng hóa, doanh nghiệp phải chủ động lên sàn. Trên thực tế, doanh nghiệp này nhìn doanh nghiệp kia, chờ đợi, càng khiến
sàn UPCoM thiếu hàng hóa. Không có cổ phiếu nổi trội dẫn dắt thị trường, giao dịch tại sàn không sôi động là điều dễ hiểu.
Việc lần lượt đưa các loại hàng hóa tốt lên sàn như lời hứa của nhà tổ chức thị trường có vẻ như không có hiệu quả, vì cho đến nay, những cổ phiếu có vốn hóa lớn của các ngân hàng sau khi có dựđịnh lên sàn UPCoM đã bỏ lời hứa. Trong khi đó, các cổ phiếu đã từng niêm yết trên UPCoM cũng đã rời khỏi sàn này (như APEC), hoặc chuẩn bị rời khỏi (như Rồng Việt). Chủ trương các công ty đại chúng buộc phải lưu ký chứng khoán và chọn sàn để lên giao dịch của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhằm tăng hàng hóa cho UPCoM đã không mang lại nhiều hiệu quả khi đa phần các công ty đại chúng sau khi lưu ký thường chọn 2 sàn niêm yết của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để giao dịch.
2.3.3.2. Những quy định đối với UPCoM chưa tạo được cơ chế linh hoạt trong giao dịch - vốn là một đặc trưng hấp dẫn nhất của thị trường tự do.