Về phát triển khoa học, kỹ thuật, và chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới (Trang 58 - 59)

Kết hợp hài hoà giữa công nghệ hiên đại và thiết bị công nghệ đã trải qua sử dụng, vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản phẩm, vừa cân đối được vốn đầu tư cho trang thiết bị và đảm bảo tính cạnh tranh về giá của sản phẩm xuất khẩu trên cơ sở tính hiệu quả kinh tế. Ưu tiên đầu tư cho công nghệ thiết kế trên máy vi tính, nhằm nâng cao năng lực sáng tác mẫu mã. Có chính sách khuyến khích đầu tư với các dự án sản xuất sản phẩm mới theo tiêu chuẩn TMQ, ISO14000, ISO9000.

Triển khai và tăng cường hiệu quả của hợp tác công nghiệp ASEAN. Nhằm thu hút công nghệ mới tropng khu vực và hợp tác phát triển sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, phát huy thế mạnh của mỗi nước trong hợp tác kinh tế.

Nghiên cứu áp dụng khoa học về nguyên liệu mới, vật liệu mới, về công nghệ và thiết kế hiện đang còn bỏ trống, tận dụng phế liệu dệt trong lĩnh vực vải không dệt, tận dụng phế liệu trong lĩnh vực tơ tằm để kéo sợi Spunsilk, đẩy mạnh công suất kéo sợi OE, sớm có công nghệ kéo sơi pha len/ acgrylic cho mặt hàng Veston Complet, nâng tỷ trọng mặt hàng mởitong lĩnh vực nghiên cứu sử dụng nguyên liệu mới Microfbre cho vải Jacket, Tissu giả len, giả tơ tằm sợi Lycra, Spandex có độ dàn tính caocho mặt hàng dệt làm thể thao, bít tất phụ nữ, ... Tương xứng với nguyên liệu mới phải có công nghệ xử lý hoàn tất cao cấp. Sớm đầu tư thích đáng về cơ sở tạo mốt và nâng cao nghiệp vụ mốt.

Cạnh tranh trong nước và quốc tế, chính kà giành khuyến khích mạnh nhất đối với việc nâng cấp công nghệ.

Tiếp tục giành các công nghệ nước ngoài và dàn xếp một môi trường có hiệu quả và hữu hiệu để có được và phổ biến Chính phủ loại công nghệ nhập khẩu.

Cần đẩy mạnh việc chuyển giao một cánh đầy đủ bí quyết công nghệ từ các nhad cung ứng nước ngoài.

Nhằm vào việc tăng cương khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong việc hấp thụ , áp dụng và nâng cấp các loại công nghệ nhập khẩu.

Phải đảm bảo rằng việc lựa chọn công nghệ được thực hiện bởi các cơ quan của Chính phủ.

Phân tích tác động của 4 lĩnh vực ưu tiên trong khoa học và công nghệ Quốc gia đối với cơ cấu kinh tế và khả năng cạnh tranh trong tương lai.

Dành ưu tiên cao cho việc áp dụng và sử dụng công nghệ thông tin (IT) vì như các nhà nghiên cứu sâu mới đây đã chứng minh rằngIT sẽ là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với khả năng cạnh tranh Quốc tế trong những năm tới.

Dành ưu tiên cao cho việc xúc tiến các chính sách nghiên cứu và phát triển ( R&D ) liên quan đến ngành nông nghiệp vì lợi ích thu được từ các hoạt động nghiên cứu nông nghiệp là cao. Đó cũng là con đường chính để duy trì và nâng cao năng suất và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Khuyến khích việc nâng cấp công nghệ ở các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp và khuyến khích như vốn miễn thuế dành cho dự trữ phát triển công nghệ.

Tăng số lượng các chuyên gia nước ngoài về công nghệ công nghiệp để đào tạo sinh viên và cố vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam .

Nâng cấp các trung tâm nghiên cứu khoa học và kỹ thuật tại các trường Đại học và gắn các dự án nghiên cứu cho các doanh nghiệp và các ứng dụng thương mại. Tăng cường khu vực dịch vụ kỹ thuật trong nước, cung cấp và khuyến khích đối với việc phát triển các cơ quan tư vấn kỹ thuật và thiết kế tư nhân.

Hình thành các trung tâm xuất sắc liên kết các ngành công nghiệp, các tổ chức và Chính phủ trong lĩnh vực có tiềm năng để phát triển các sản phẩm và dịch vụ có sức cạnh tranh ở Việt Nam .

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w