0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Về nguyên liệu và phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI (Trang 56 -57 )

Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu các loại tơ sợi thiên nhiên cho ngành dệt và các chính sách khuyến khích đâù tư phát triển vùng nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sự phát triển của ngành dệt, đồng thời đặt cơ sở cho sự hình thành và sản xuất sợi hoá học. Kết hợp với ngành sản xuất hoá chất để cung cấp thuốc nhuộm và các hoá chất khác cho ngành dệt, để từ đó nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm .

Khuyến khích đầu tư cho sản xuất phụ liệu cũng như sản xuất vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, giảm bớt sự phụ thuộc của ngành may vào nguồn nguyên phụ liệu nhập ngoại. Đồng thời xây dựng hệ thống các chính sách khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước (Chính sách thuế, hàm lượng nội địa của sản phẩm xuất khẩu).

Bông: Phải có chiến lược đồng bộ về cơ chế tổ chức giữa vùng nguyên liệu và chế biến, những chính sách lớn của Nhà nước về cây bông, đầu tư khoa học kỹ thuật cho giống, phòng sâu bệnh, xây dựng vùng trọng điểm đa canh, củng cố hệ thống khuyến nông, xây dựng giá và bảo hiểm giá, nâng cao chất lượng cán bông, nhằm khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng, đặc biệt khai thác vùng đất Tây Nguyên có điều kiện phát triển. Mục tiêu đến năm 2000

tự túc được 30% bông ( 100.000 tấn bông xơ / năm) và đến năm 2010 tự túc được 50% bông ( 250.000 tấn bông / năm) .

Tơ tằm : Trồng dâu nuôi tằm là ngành nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Hiện nay mới khai thác nguyên liệu quý này để xuất khẩu nguyên liệu là chính, nên trong tương lai cần có công nghệ chế biến sản phẩm có chất lượng để xuất khẩu sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Xơ PE và tơ PE : dự kiến xơ PE sử dụng đến năm 2010 cả tơ và xơ PES, lên tới gần 20 vạn tấn. Với quy mô 5-6 tấn / năm cho một công trình thì hiện tại hai công trình 100% vốn nước ngoài là Hualon và Samsung đủ cho tự túc trong nước đến năm 2000. Hiện tại Việt Nam đã có dự án công trình lọc dầu tại Dung Quất, cho nên về nguyên liệu sơ và tơ PE đến năm 2010 là có triển vọng.

Nâng cao hiệu quả và chất lượng hàng may gia công, tạo dựng và củng cố uy tín trên thị trường thế giới, đồng thời tạo lập cơ sở để chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp.

Có chính sách hỗ trợ , khuyến khích đầu tư cho khâu thiết kế và sản xuất hàng mẫu, đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ đủ khả năng thiết kế mẫu mã đồng thời hỗ trợ cho công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tạo điều kiện đưa các sản phẩm với tên hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới.

Nhằm đáp ứng và đón đầu yêu cầu ngày càng cao về môi trường, an toàn sản xuất, ngay từ bây giờ phải có chính sách khuyến khích đầu tư cho sản xuất dệt “ Xanh – Sạch” theo tiêu chuẩn ISO9000 và ISO14000.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI (Trang 56 -57 )

×