Đánh giá hoạt động của SCIC

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "Mô hình Temasek Holdings của Singapore trong thực tiễn xây dựng Tổng công ty SCIC Việt Nam" (Trang 32)

http://svnckh.com.vn 27

2.1.Những đóng góp thiết thực cho nền kinh tế

2.1.1. Tập trung góp vốn phát triển nền kinh tế, giúp Nhà nước đầu tư hiệu quả

Các DNNN và doanh nghiệp cổ phần hoá bị chi phối bởi nhiều cơ quan chủ quản, gây khó khăn cho việc phối hợp và điều hành, mà hệ quả của tình trạng chồng chéo này là hoạt động kém hiệu năng. Sự ra đời của SCIC nhằm mục đích chấn chỉnh tình trạng trên. Trước đây vốn Nhà nước có quá nhiều “ông chủ” là các cơ quan chủ quản thuộc nhiều cấp, nhiều ngành, mỗi nơi lại sử dụng một phương pháp quản lý thống kê khác nhau. Độ trung thực, chính xác của các báo cáo do đó cũng khác nhau và không có chuẩn mực kê khai hay cơ chế giám sát hữu hiệu... Khi tất cả những khoản vốn đó được tập trung thống kê tại SCIC, Nhà nước đã biết chính xác mình có bao nhiêu tiền, tiền đang nằm ở những đâu, được quản lý, kinh doanh theo phương pháp nào và cơ hội sinh lời cũng như nguy cơ rủi ro ra sao. Từ đó mới có thể tính đến giải pháp kinh doanh cho hiệu quả. Một trong các hình thức hoạt động của SCIC là thoái vốn. Tức là tại những ngành nghề, doanh nghiệp nhất định, đồng vốn khó quản lý, khó sinh lời hay không phù hợp với qui mô lớn thì sẽ rút vốn ra. Như vậy Nhà nước không chỉ có thêm cơ hội tăng lợi nhuận mà còn giảm thiểu nguy cơ thiệt hại vốn.

Cái lợi nữa là khi mệnh lệnh hành chính, những chỉ thị, tờ trình, đơn xin... được tách khỏi hoạt động kinh doanh thì cũng là một bước tiến dài trong cải cách thủ tục hành chính - hẳn nhiên sẽ tạo rất nhiều thuận lợi trong hoạt động của các doanh nghiệp, bởi trước nay hành chính vốn bị coi là một trong những trở lực lớn trong công việc kinh doanh ở nước ta. SCIC không có quyền ra lệnh đối với các DNNN, mà chỉ chi phối các doanh nghiệp này thông qua phần vốn chủ sở hữu mà nó đại diện. Phân tách rạch ròi quản lý Nhà nước ra khỏi quản lý kinh doanh là ý nghĩa đầu tiên và quan trọng nhất trong việc thành lập SCIC. Điều này khác biệt với việc trước đây các Bộ, UBND chỉ đạo các DNNN theo cơ chế hành chính mệnh lệnh khi mà Bộ chủ quản, cơ quan chủ quản, vừa đá bóng (kinh doanh), vừa thổi còi (quản lý Nhà nước). Nhà nước lúc này giống như một cổ đông bình đẳng và minh bạch với tất cả “đối tác” khác trong kinh doanh. Doanh nghiệp lúc này đã được trả lại quyền tự chủ và được tăng thêm tiềm lực. Nhà nước quản lý được vốn và tăng nguồn lợi từ đây.

http://svnckh.com.vn 28

Sự đóng góp thiết thực cho nền kinh tế được thể hiện qua các mặt sau:

 Vốn

Trước đây, tại các doanh nghiệp cổ phần hóa, Nhà nước, thực chất là cơ quan chủ quản, cử đại diện của mình xuống doanh nghiệp trong vai các ủy viên Hội đồng quản trị. Các đại diện này thường là cán bộ kiêm nhiệm, kỹ năng quản trị, kinh doanh yếu. Mặt khác họ không bị ràng buộc trách nhiệm về đồng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Các ủy viên này dù năng lực có kém đi chăng nữa thì vẫn mặc nhiên tồn tại vì nhiệm vụ của họ, chủ yếu là thay mặt cơ quan chủ quản ra lệnh và nhận cổ tức cũng như những khoản đóng góp khác của doanh nghiệp. Do vậy, đồng vốn dưới bàn tay thờ ơ của những cán bộ với trách nhiệm nửa vời không những không sinh lời hiệu quả, lại có nguy cơ lãng phí và chảy vào túi một bộ phận cá nhân.

Đó là chưa kể việc định giá tài sản doanh nghiệp khi cổ phần hóa do thiếu phương pháp tổ chức và công cụ giám sát nên Nhà nước và người lao động (cổ đông) đã mất mát rất nhiều tài sản. Không quá khó hiểu khi có những nhận định rằng nếu việc cổ phần hoá không được chỉnh đốn và tiến hành nghiêm túc thì tài sản Nhà nước hoàn toàn có khả năng rơi vào tay một số bộ phận cơ hội với cái giá rẻ mạt giống như kịch bản nước Nga hồi những năm đầu cải cách. Nhưng nay Nhà nước hiện diện trong vai người đại diện SCIC, với hi vọng một cơ quan chuyên quản lí vốn sẽ giảm thiểu tình trạng chắp vá lộn xộn, đồng thời tập trung được phần vốn phân tán rải rác trước đây. Đại diện này hoàn toàn tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty. Tổng công ty bị ràng buộc trách nhiệm với đồng vốn của Nhà nước như chính đồng tiền của họ bỏ ra. Việc thất thoát vốn, lãi của Nhà nước trong doanh nghiệp sẽ không thể diễn ra như trước đây.

Với mục đích mang lợi nhuận về cho Nhà nước, SCIC chủ trương xác định giá trị thật của doanh nghiệp. Để tính được phần vốn của Nhà nước ở đây, SCIC áp dụng những công cụ định giá theo khoa học quản trị thông dụng quốc tế, có độ chính xác và tiệm cận nhất với giá thị trường. Cơ quan chủ quản cũ, đại diện ngành tài chính và doanh nghiệp cùng tham gia công việc này. SCIC thống kê toàn bộ tài sản và phân loại doanh nghiệp làm ba nhóm lớn A, B, C tùy theo qui mô, tỉ trọng vốn Nhà nước và ngành nghề để có phương án đầu tư quản lí vốn thích hợp với từng nhóm.

http://svnckh.com.vn 29

 Cơ chế người đại diện

Toàn bộ những người đại diện phần vốn Nhà nước cũ được rà soát lại, ai phù hợp với cơ chế mới thì trưng dụng, tách chức năng quản lý của Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh. Trước đây các Bộ, các UBND, các cơ quan công quyền quản lý nguồn vốn thì nay giao cho một đơn vị độc lập, ứng dụng được các chuẩn mực mới về quản trị doanh nghiệp vào các doanh nghiệp thành viên, qua đó nâng cao được hiệu quả của nguồn vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Từ cuối năm 2006 khi SCIC đi vào hoạt động ổn định, cơ chế bộ chủ quản cấp tỉnh coi như không còn nữa. Thay vào đó, cơ chế người đại diện được kì vọng là sẽ chấm dứt tình trạng “bình mới rượu cũ” trong đa số các doanh nghiệp có phần vốn Nhà nước đã cổ phần hoá (bộ máy nhân sự cũ vẫn tiếp tục giữ vai trò điều hành, người đại diện phần vốn Nhà nước là các giám đốc doanh nghiệp – cũng đồng thời là chủ tịch Hội đồng quản trị, tất yếu dẫn đến tư duy điều hành không có gì khác trước). Quan trọng nhất hiện nay là nâng cao được hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và xác định rõ được trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đó, mà tiền đề là phải phân định trách nhiệm rõ ràng, hạn chế sử dụng cán bộ kiêm nhiệm.

Theo quy chế của SCIC, "người đại diện" là người được cấp có thẩm quyền cử, uỷ quyền hoặc thuê làm đại diện phần vốn góp của Tổng công ty tại các doanh nghiệp. Người đại diện thay mặt Tổng công ty quản lí phần vốn đầu tư tại những doanh nghiệp này. Tuỳ theo qui mô vốn, đặc điểm, hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực của cán bộ mà Tổng công ty cử người đại diện theo những nguyên tắc sau:

- Cử trực tiếp nhân viên thuộc Tổng công ty;

- Uỷ quyền cho cán bộ hoặc lãnh đạo đang làm việc tại doanh nghiệp; - Thuê người đại diện;

- Uỷ quyền cho lãnh đạo doanh nghiệp thay mặt Tổng công ty thực hiện một số nhiệm vụ;

Có thể thấy, trong trường hợp cần thiết, SCIC sẵn sàng thuê người đại diện mới, hoặc cử cán bộ xuống chuyên trách. Qui chế người đại diện được soạn thảo tỉ mỉ, khoa học, (với các điều khoản về chế độ báo cáo của người đại diện lên Tổng công ty, đánh giá người đại diện, thay thế người đại diện nếu năng lực không đáp ứng yêu cầu…), phần

http://svnckh.com.vn 30

nào giúp minh bạch hoá giữa chức năng quản lí và chức năng hành chính, khiến các doanh nghiệp có vốn Nhà nước bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác, tránh sự cẩu thả tuỳ tiện trong các quyết định kinh doanh. Tùy từng loại hình doanh nghiệp, người đại diện sẽ có thẩm quyền khác nhau trong việc thay mặt SCIC thực hiện tái cơ cấu, xây dựng chiến lược hoạt động rõ ràng. Quan hệ giữa Tổng công ty và người đại diện cũng linh hoạt thay đổi, tuỳ theo đó là Công ty TNHH một thành viên, hai thành viên, hay Công ty cổ phần.

 Thiết lập quan hệ kinh doanh với nhiều đối tác quốc tế

Các lớp bồi dưỡng, tập huấn về quản trị, kinh doanh được tổ chức rộng khắp cho lãnh đạo doanh nghiệp. Với vị thế là Tổng công ty quản lí và đầu tư vốn của Nhà nước, SCIC thiết lập quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước; hợp tác với các tổ chức tài chính lớn như WB, ADB, Tập đoàn đầu tư Temasek (Singapore), Tập đoàn Merrill Lynch (Mỹ), Công ty Đầu tư và chứng khoán Hàn Quốc... để thụ hưởng những mô hình quản trị tiên tiến của quốc tế, trong đó có những công ty tương tự về mô hình - một lợi thế mà những công ty qui mô nhỏ không thể có được. Hơn 20 tổ chức tài chính, quĩ đầu tư đã ký biên bản ghi nhớ với SCIC, mở ra nhiều cơ hội mới để phát triển đồng vốn Nhà nước.

2.1.2. Hỗ trợNhà nước kiểm soát tốt hơn nền kinh tế

Với ưu thế nổi bật là số vốn lớn, có thể hi vọng SCIC sẽ dùng nguồn vốn này để đầu tư vào một số lĩnh vực trọng yếu cần nhiều vốn hoặc trước mắt chưa có lãi, mục đích là để thu hút các thành phần kinh tế khác cùng tham gia. SCIC đã tập trung các DNNN lại để giải quyết tình trạng trì trệ trong hoạt động của các công ty này đồng thời tập trung vốn đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng nhiều. Chẳng hạn, theo dự kiến SCIC sẽ thu xếp để cùng Tổng công ty Điện lực Việt Nam thành lập một công ty cổ phần mới xây dựng nhà máy điện thay vì phải đi vay vốn nước ngoài để làm như hiện nay. Cách làm tương tự sẽ được áp dụng đối với các ngành khác như xi măng, xây dựng cảng biển...dựa trên tiêu chí hiệu quả, trong tình trạng hiện tại có nhiều dự án lớn mà ngay cả việc kéo các nhà đầu tư tư nhân vào cũng không dễ dàng. Tuy nhiên cách làm này cũng sẽ tạo ra một loạt các công ty cổ phần mà cổ đông chỉ gồm các DNNN, giống như Pacific Airlines hay Pjico. Cần

http://svnckh.com.vn 31

phải cẩn trọng bởi gianh giới giữa việc giúp Nhà nước kiểm soát DNNN và việc trở thành công cụ để can thiệp sâu vào thị trường đôi khi rất mong manh, như chúng tôi đã phân tích ở trên.

2.2 Những vấn đề tồn tại chƣa đƣợc giải quyết

2.2.1. Chưa có những đóng góp tương xứng so với vai trò trong nền kinh tế

2.2.1.1.Trở ngại lớn nhất của SCIC hiện nay là phần vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp đang được đầu tư quá dàn trải trong một thời gian dài. Nguyên nhân của việc bố trí vốn dàn trải là do nhu cầu đầu tư phát triển của các bộ, ngành và địa phương là rất lớn trong khi khả năng tăng đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển lại có hạn, chỉ đáp ứng được từ 40 - 50% nhu cầu dẫn đến tình trạng các địa phương đều muốn kéo vốn về ngành mình, địa phương mình, thậm chí ngay cả khi chưa có dự án. Ngoài ra, trong bố trí kế hoạch vốn đầu tư, còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn bổ sung của ngân sách Trung ương. Đây là một mâu thuẫn thường gặp ở các nước đang phát triển, song đối với nước ta, nó lại càng trở nên gay gắt, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chính vì vậy, để sử dụng và quản lý nguồn vốn này hiệu quả hơn, trước mắt cũng như lâu dài, cần bán bớt hoặc bán hết phần vốn Nhà nước đầu tư ở các công ty, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. Số tiền thu được sẽ dùng để đầu tư vào các dự án có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.2. Có một điều không rõ ràng là SCIC đã cố gắng thâm nhập được đến đâu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà nó đã tham gia đầu tư, và liệu nó có cho phép ban lãnh đạo một khoảng thời gian đủ để thực hiện trách nhiệm của mình, hoặc liệu nó đã cố gắng thực thi có hiệu quả quyền chủ sở hữu vốn Nhà nước của mình hay chưa. Đã ba năm kể từ khi thành lập, vẫn còn những băn khoăn về hiệu quả thực sự của mô hình đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước này. Số liệu thống kê các chỉ số kinh doanh của SCIC chủ yếu lưu hành trong nội bộ doanh nghiệp, không cho phép sự tiếp cận từ bên ngoài nên rất khó để có nhận định chính xác và cụ thể về nỗ lực của Tổng công ty. Một khi kết quả kinh doanh không được công bố công khai thì những thắc mắc

http://svnckh.com.vn 32

như trên ắt hẳn sẽ còn tồn tại, và những nghi ngờ về tính hiệu quả mà SCIC đạt được sẽ còn tiếp tục trong đánh giá của dư luận cũng như của các chuyên gia.

2.2.1.3. Gánh nặng là những trì níu của cơ chế cũ. Cơ chế chủ quản với hệ thống chế tài lỏng lẻo, lạc hậu đã làm phương hại đồng vốn Nhà nước nhưng lại là mảnh đất màu mỡ cho nhiều tổ chức, cá nhân liên quan. Do là mô hình mới và lại đứng ra quản lý vốn đầu tư của hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước nên SCIC đụng chạm lớn đến quyền lợi của nhiều bộ, ngành, địa phương, những cơ quan trước đây là chủ sở hữu, quản lý doanh nghiệp. Lực lượng này gồm lãnh đạo cơ quan chủ quản và lãnh đạo doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao. Với cơ quan chủ quản, phần lớn lãnh đạo tìm cách từ chối, né tránh hợp tác với SCIC trong việc định giá doanh nghiệp hoặc tự đặt các điều kiện về quyền lợi cục bộ và đòi hỏi SCIC đáp ứng. Một số bộ, ngành, địa phương buông lỏng quản lý doanh nghiệp trước khi chuyển giao phần vốn Nhà nước về SCIC, dẫn đến bộ máy doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả; nội bộ doanh nghiệp mất đoàn kết kéo dài, người đại diện không tuân thủ các quy định pháp luật. Bộ máy còn thiếu nhân lực của SCIC đã phải mất rất nhiều thời gian cơ cấu lại các doanh nghiệp này trong vai trò là cổ đông lớn nhất.

Ngay cả trong Nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, mới được ban hành ngày 26/6/2007, vẫn có quy định yêu cầu khi cử người đại diện trong công ty cổ phần phải lấy ý kiến UBND ở địa phương. Đó cũng là quy định “khó hiểu” và gây khó khăn không nhỏ cho tiến trình tách bạch quyền sở hữu doanh nghiệp với cơ quan chủ quản. UBND các địa phương không có liên quan gì đến quyền sở hữu DNNN để có thể cho ý kiến về các chức danh lãnh đạo doanh nghiệp. Nhiều DNNN lớn vẫn án binh bất động nằm im trong sự chủ quản của các bộ ngành. Rõ ràng, những khó khăn mà SCIC đang đương đầu không chỉ đến từ một phía.

Ở đây có hai nguyên nhân: thứ nhất, một số cán bộ do giữ quan điểm cũ là Nhà nước phải quản chặt doanh nghiệp. Thậm chí một lãnh đạo cấp bộ còn tuyên bố: “Chuyển giao vốn thì được nhưng về nhân sự thì vẫn phải để lại cho bộ quyết định!”. Nguyên nhân thứ hai vì quyền lợi cục bộ, cá nhân nên họ đã dùng nhiều cách thức đối phó. Ví dụ: cố tính trì hoãn và từng bước bán hết phần vốn Nhà nước ra ngoài. Tất nhiên

http://svnckh.com.vn 33

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "Mô hình Temasek Holdings của Singapore trong thực tiễn xây dựng Tổng công ty SCIC Việt Nam" (Trang 32)