Đặc điểm của SCIC

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "Mô hình Temasek Holdings của Singapore trong thực tiễn xây dựng Tổng công ty SCIC Việt Nam" (Trang 26 - 29)

I. Tìm hiểu về Tập đoàn SCIC

1.2.Đặc điểm của SCIC

http://svnckh.com.vn 21

SCIC là một tổ chức kinh tế đặc biệt của Nhà nước, thực hiện việc quản lí, đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, các lĩnh vực theo qui định của pháp luật. SCIC ra đời là cả một quá trình nghiên cứu của Chính phủ trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số mô hình của các nước trong khu vực, trong đó có Temasek Holdings của Singapore. Có thể nói, SCIC là một thử nghiệm cải cách trong phương thức quản lý DNNN, tách biệt chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính. Sự ra đời của SCIC được kỳ vọng là sẽ chấm dứt tình trạng không xác định rõ ràng người đại diện sở hữu phần vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần, giúp phần vốn này năng động và hiệu quả hơn. Tổng công ty sẽ đồng thời là: đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ - tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng liên quan đến quản lí và sử dụng vốn.

1.2.2. Hoạt động vẫn phụ thuộc quá nhiều vào Chính phủ

Trong khoản 4 về quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty có qui định: “Lựa chọn và quyết định lĩnh vực đầu tư và kinh doanh vốn theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm hiệu quả và khả năng sinh lời trong tương lai. Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, nếu không có hiệu quả thì được thực hiện các chính sách ưu đãi thích hợp và Nhà nước hỗ trợ về tài chính. Vậy phạm vi những lĩnh vực đầu tư Thủ tướng Chính phủ có thể chỉ định cho SCIC là gì? Nếu không có giới hạn cho các nhiệm vụ này, thì khả năng đầu tư cũng như chỉ định đầu tư tràn lan là rất có thể xảy ra. Thực chất, trong hoạt động của SCIC, không có một cơ sở rõ ràng nào cho việc phân định: liệu khi nào thì Tổng công ty có thể toàn quyền sử dụng vốn theo nhận định của mình để kinh doanh có lãi, khi nào thì sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ phi kinh tế của Nhà nước? Chính sự lỏng lẻo trong việc phân định quyền và nghĩa vụ sử dụng vốn đã tạo nên dư luận không hay về SCIC trong hành động đầu tư vào thị trường chứng khoán thời gian qua: đó là việc đầu tư nắm lấy cơ hội kinh doanh khi thị trường đi xuống hay đơn thuần là việc cứu thị trường theo mệnh lệnh hành chính? Nếu là việc cứu thị trường chứng khoán (không thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư vốn), đây đơn thuần là một mệnh lệnh hành chính, ai sẽ chịu trách nhiệm khi thị trường chứng khoán sụp đổ kéo phần vốn Nhà nước chìm theo? Mọi người vẫn còn rất e dè khi đánh giá mục đích trong mỗi thương vụ

http://svnckh.com.vn 22

kinh doanh của SCIC một phần là vì lí do này. Cơ sở phân định vẫn còn rất mơ hồ, tạo nên kẽ hở cho sự nhập nhằng trong việc sử dụng vốn.

Mặt khác, phụ thuộc vào Chính phủ ở đây có nghĩa là họ không được độc lập trong quá trình ra quyết định cho các hoạt động kinh doanh của mình. Trong khoản 3 điều lệ qui định về chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Tổng công ty có phát biểu: “Thực hiện việc đầu tư và quản lí vốn đầu tư của Tổng công ty vào các lĩnh vực, ngành kinh tế quốc dân theo nhiệm vụ Nhà nước giao”. Chúng ta có thể thấy rất rõ trong văn bản quy định và các điều luật còn sơ sài về SCIC cái bóng của Chính phủ vẫn còn quá lớn. Nói cách khác, Chính phủ vẫn can thiệp vào hoạt động của Tổng công ty cho dù đã cho phép doanh nghiệp này tự thu, tự chi và tự chịu trách nhiệm trong quá trình kinh doanh. Nó không những trói buộc doanh nghiệp vào những lề thói và tư duy trì trệ của cơ chế cũ mà còn tạo ra tâm lí ỷ lại trông chờ vào bầu sữa Nhà nước. Phải chăng Chính phủ không thực hiện nghiêm túc cam kết này bởi SCIC không đáng tin cậy, hay thực ra việc thành lập SCIC không phải phục vụ mục đích giải quyết bài toán hiệu quả cho các công ty Nhà nước mà chủ yếu phục vụ cho các chính sách vĩ mô của Chính phủ khi họ không đủ năng lực kiểm soát thị trường?

1.2.3. Không đặt lợi nhuận làm mục tiêu đầu tiên

Trong bốn mục tiêu hoạt động của SCIC, mục tiêu đầu tiên là “Tăng trưởng đạt giá trị bền vững. Đạt tỷ suất lợi nhuận lớn hơn chi phí vốn”. Điều này cũng được Phó Tổng giám đốc Lê Song Lai khẳng định rất nhiều lần trong các bài phát biểu trước báo giới. Mục đích ban đầu khi thành lập Tổng công ty là cải cách lại cách làm ăn của các doanh nghiệp nói chung và chỉ dừng lại ở việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Nếu Temasek Holdings luôn có khát khao tạo ra lợi nhuận nhiều nhất thì SCIC chỉ dừng lại ở mức lợi nhuận lớn hơn chi phí bỏ ra.

Đã là một công ty tham gia vào thị trường, lợi nhuận phải là mục tiêu lớn nhất và đó cũng là một tiêu chí để đánh giá tình hình kinh doanh của công ty. Vậy tại sao SCIC lại không đặt mục tiêu lợi nhuận lên đầu mà chỉ muốn dừng lại ở trên điểm hoà vốn? Nó nguy hiểm ở chỗ, suy nghĩ chỉ cần đạt tỉ suất lợi nhuận lớn hơn chi phí dễ dàng làm nảy sinh tâm lí thoả mãn và không tận dụng hết các nguồn lực của công ty, trong khi SCIC

http://svnckh.com.vn 23

được xây dựng như một mô hình đầu tàu để kéo các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNN đi lên. Đồng thời, điều đó cũng có khả năng làm chệch hướng trong việc ra quyết định, cụ thể là công ty sẽ không đầu tư vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận mà sẵn sàng phục vụ cho các mục đích phi kinh tế khác (miễn là SCIC nhận định rằng việc kinh doanh đó chỉ cần trên điểm hoà vốn là đủ). Có lẽ SCIC cần phải xác định lại tiêu chí cho mình, đó là lấy hiệu quả kinh doanh trên vốn làm trọng tâm, chứ không đơn thuần chỉ là bảo toàn vốn.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: "Mô hình Temasek Holdings của Singapore trong thực tiễn xây dựng Tổng công ty SCIC Việt Nam" (Trang 26 - 29)