Thực tế về tình hình cửa hàng trung thự cở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài ứng dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam (Trang 42 - 44)

3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TẠI VIỆT NAM

3.1 Thực tế về tình hình cửa hàng trung thự cở Việt Nam

Trong cuộc khảo sát vừa qua, đa số những người làm khảo sát đều cho biết là chưa nghe nói hay biết gì về mô hình này, và họ cũng đều nói rằng họ chưa bao giờ được thực nghiệm mô hình này bao giờ cả! Vậy thực tế thì sao?

Việt Nam trong những năm qua có những bước tiến mạnh về kinh tế, đời sống người dân tăng cao, khoa học kĩ thuật tiến bộ. Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng Việt Nam vẫn là một nước có nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, đời sống nâng cao nhưng nạn tham nhũng vẫn còn đang tràn lan. Năm rồi Việt Nam xếp hạng 107 trong bảng đánh giá mức độ tham nhũng của công chức và các chính trị gia, dựa theo đánh giá của các nhà kinh doanh và phân tích. Điều này ít nhiều làm thị trường kinh tế hoạt động không lành mạnh và hiệu quả không cao, lòng tin của người dân vào chính phủ bị ảnh hưởng ít nhiều. “Tham nhũng là

nguyên nhân chính của đói nghèo và cũng là rào cản để vượt qua nó. Cả hai yếu tố khóa chặt người dân trong vòng nghèo khổ” theo chủ tịch của TI, ông Peter Eigen.

Về mức độ tham nhũng thì Việt Nam cách Indonesia không xa lắm trong bảng xếp hạng. Tuy nhiên, các hoạt động phòng chống tham nhũng của Việt Nam chưa được đẩy mạnh nhiều trong giáo dục. Nói cách khác, giáo dục về phòng chống tham nhũng của Việt Nam chưa sâu hay thậm chí có nhiều nơi là hoàn toàn không có một tí gì. Vậy, liệu có thể đưa mô hình cửa hàng trung thực vào trường học của Việt Nam hay không?

- Hiện nay, ở Việt Nam, duy nhất chỉ có cơ sở H của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (1A Hoàng Diệu, quận Phú Nhuận) là áp dụng mô hình này. Cửa hàng này cũng giống như căn-tin trong trường học ở Indonesia, cũng bày bán những đồ dùng học tập như bút viết, vở tập cho đến đồ ăn vặt như mì tôm, bánh, kẹo... cũng có một chiếc hộp nhựa để ngay đó để sinh viên bỏ tiền vô. Hiện tại, duy nhất chỉ có địa điểm này là mang danh ―cửa hàng trung thực‖ một cách chính thức.

- Tuy nhiên, mô hình cửa hàng trung thực đã và đang dần thành hình cũng như phát triển ở Việt Nam. Điển hình có thể kể đến là tuyến xe bus 152 từ chợ Bến Thành là tuyến đầu tiên áp dụng hình thức không có tiếp viên. Nói về thử nghiệm này, ông Nguyễn Đình Thi, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên xe khách Sài Gòn nhận định rằng ―Hình thức này đỡ tốn nhân lực lại xóa bỏ thái độ phân biệt đối xử của tiếp viên với hành khách, tình trạng thu tiền không xé vé cũng không còn... Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nhập về các thùng đựng tiền có thể tự trả lại tiền dư cho khách, khắc phục tình trạng tài xế phải thối tiền cho khách‖. Ông Dương Hồng Thanh, PGĐ Sở GTVT TP.HCM cho biết mục tiêu của ngành vận tải hành khách công cộng trong năm 2010 là tạo hình ảnh mới, thân thiện của xe buýt trong mắt người dân. Ngoài tuyến 152 áp dụng bán vé tự động không có tiếp viên, TP.HCM còn đưa vào sử dụng thẻ thông minh cho hành khách đi xe buýt trên tuyến số 1 và 27 trong thời gian tới. ―Chỉ khi nào tài xế, tiếp viên không tác động trực tiếp vào doanh thu thì xe buýt mới có thể cải thiện những hình ảnh ―chưa đẹp‖ trong mắt hành khách. Vì thế, trong năm 2010 ngành vận tải hành khách công cộng sẽ cố gắng tạo nên hình ảnh tốt về xe buýt‖ - ông Thanh khẳng định. (theo trang vietnamnet.vn)

- Một ví dụ khác là quán trà sữa Hoa hướng dương, một quán trà sữa khá nổi tiếng trong thành phố dành cho giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên. Hoa Hướng Dương có phục vụ đồ ăn thức uống khá tốt, quán trang trí khá đẹp và hợp với xu hướng giới trẻ bây giờ, nhân viên trong quán khá nhiệt tình và thân thiện. Đó không phải là điểm nổi bật ở Hoa Hướng Dương. Mà điểm khác biệt của Hoa Hướng Dương là cách thức thanh toán tiền, khi khách hàng gọi món xong, nhân viên sẽ đưa hóa đơn đến tận bàn của khách hàng, sau khi khách hàng dùng xong, khách hàng sẽ đi xuống quầy tiếp tân và thanh toán ở đó. Nếu ―tình cờ‖ khách hàng quên mất, nhân viên cũng không hỏi hay gì cả, tất cả đều dựa vào tinh thần tự giác và tính trung thực ở khách hàng. Hoa Hướng Dương cho đến nay vẫn không ngừng phát triển và mở rộng quy mô của mình ra khắp thành phố.

Có thể nói, mô hình cửa hàng trung thực ở Việt Nam vẫn đang tồn tại giữa chúng ta nhưng chưa hề có một cái danh chính thức nào cho nó. Ví dụ như điểm giữ xe của Hội An Quán, người giữ xe không lấy tiền của khách hàng, khách trả bao nhiêu cũng được, 500đ, 1000đ, 2000đ.... thậm chí là không trả tiền cũng không sao. Một ví dụ khác là trung tâm thanh thiếu niên miền Nam (quận Bình Tân) cũng đưa mô hình này vào và mô hình này vẫn tồn tại cho đến bây giờ. Hay đơn giản hơn, có thể kể đến như những quán kem, quán nước gần trường học, học sinh – sinh viên ăn kem tươi hay uống nước và khi tính tiền, chủ quán chỉ dựa theo câu trả lời của khách mà tính tiền. Nói một cách khác, đây cũng là một dạng khác của trung thực. Vì nếu không thành thực, khách hàng có thể trả lời khác đi và các quán đó đã không thể tồn tại và phát triển đến như vậy.

Một phần của tài liệu Đề tài ứng dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)