Nhận định về mô hình

Một phần của tài liệu Đề tài ứng dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam (Trang 40 - 42)

2 CÁC MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG THỰC TRÊN THẾ GIỚI

2.3 Nhận định về mô hình

Nhìn chung, mô hình này được sự đón nhận khá tích cực từ cộng đồng và xã hội vì mục tiêu mô hình hướng đến và lý do mô hình tồn tại. Kinh tế càng phát triển, xã hội càng lên cao không có nghĩa là con người sẽ sống vì nhau hơn, nhất là khi lạm phát vừa mới dịu xuống trong thời gian gần đây. Con người có xu hướng suy nghĩ đến lợi ích cá nhân trước hết mà đôi khi điều này có thể gây thiệt hại cho lợi ích của người khác. Vì vậy, với sự tồn tại của cửa hàng trung thực, người ta mong chờ mô hình này sẽ kích thích sự thay đổi tư duy của họ và khiến họ đưa ra một sự lựa chọn sáng suốt hơn. Đương nhiên, không phải tất cả mọi người sẽ đưa ra một sự lựa chọn đúng đắn nhưng một khi họ làm được điều đó thì có thể trong những trường hợp khác họ có thể suy nghĩ về sự việc một cách trung thực hơn. Vì vậy, nếu có thêm các chiến dịch tăng cường nhận thức về điều này để hỗ trợ thêm cho cửa hàng trung thực, thì hiệu quả tích cực của mô hình sẽ tăng cao.

Tuy nhiên, có thể sẽ có những người lợi dụng mô hình này để làm lợi cho bản thân, và có thể mô hình sẽ đưa đến một kết quả ngược, rằng con người sẽ càng lúc càng không trung thực hơn và họ có khuynh hướng nghĩ về mọi việc như vậy trong những trường hợp khác. Bởi, ăn cắp được một lần thì sẽ khiến họ có khuynh hướng nghĩ đến lần thứ hai và lần thứ 3....Ý kiến trên không phải không có lý. Nhưng điều này chỉ đúng khi mọi người coi tính không trung thực như bản chất trong tính cách, trong con người mình! Một môi trường có độ tin cậy cao, khoảng cách giữa mọi người sẽ ngắn lại, các chi phí về thời gian, tiền bạc sẽ giảm thiểu đi đáng kể. Nhìn chung, mô hình tồn tại và phát triển cho thấy một xã hội có mức độ tin cậy cao, khiến con người ta thành thực hơn và kiềm hãm vấn đề tham nhũng của quốc gia (vấn đề đang thâm nhập vào các doanh nghiệp, chính trị và thậm chí là cả giáo dục), đơn giản bằng cách đem đến cho dân cư – đặc biệt là giới trẻ - thói quen luyện tập tính trung thực. (tờ báo Thời đại đã có nhận định trên).

Bên cạnh các phản hồi tích cực ủng hộ mô hình thì vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại cho mô hình, và thậm chí nhiều ý kiến cho rằng mô hình này không hề có tính thiết thực. Tuy nhiên, dù là tích cực hay tiêu cực, hay thậm chí là lo ngại về mô hình thì điều này vẫn cho thấy mức độ quan tâm của cộng đồng đối với mô hình. Giả dụ như

Arla, bản thân Arla không ủng hộ cũng không phản đối mô hình này. Cô chỉ cảm thấy lo ngại cho những người chủ cửa hàng, vì cô cho rằng có một số nơi sẽ nhìn nhận những người không thành thực là người khôn ngoan, và những người hành động đúng đắn thì lại bị coi là ngu ngốc. Vì vậy, Arla cho rằng, mô hình này có lẽ sẽ hiệu quả hơn nếu được đưa vào một môi trường phạm vi nhỏ (như là trong công ty hoặc trong trường học), từ đó có thể làm tăng tính trung thực trong cả cộng đồng. Có ý kiến khác cho rằng, một trong những trở ngại lớn nhất phải vượt qua khi đấu tranh chống lại nạn tham nhũng đã ăn sâu vào trong là sự nhận thức rằng ―mọi người đều làm vậy vì vậy tôi nên lấy cho tôi nữa‖. Một quốc gia ví dụ như Hy Lạp, chuyện trốn thuế nhìn chung trở nên quá bình thường. Có nghĩa là, trong một xã hội mà tham nhũng đã và đang trở thành ―quy tắc tiêu chuẩn‖ trong một thời gian dài, thì không còn là vết nhơ của xã hội khi hành động tham nhũng nữa.

Kết luận

Trái với suy đoán và nhận định của đa số, mô hình cửa hàng trung thực đã và đang càng ngày phát triển, lan rộng ra trên thế giới. Có khi ngay chính những người dân ở đất nước đó lên tiếng rằng mô hình như vậy không thể hoạt động hay khả thi ở đất nước của họ... thì thực tế, ở đất nước đó, mô hình này vẫn tồn tại và phát triển khá tốt. Điều này có thể do ảnh hưởng của vốn xã hội không cao, lòng tin của con người giảm sút. Càng ngày, lại càng có nhiều nơi áp dụng hình thức này vào kinh doanh, các ý kiến phản đối đã dần giảm đi, và thay vào đó là tìm thêm nhiều hướng đi mới cho mô hình, tất cả đều vì mục tiêu phát triển, nhân rộng mô hình ra hơn nữa. Như vậy, sự tồn tại của mô hình cửa hàng trung thực, một mặt xây dựng một xã hội có tính trung thực cao hơn, bớt tham nhũng và tệ nạn hơn, mặt khác củng cố lòng tin của con người rằng trong thời đại như hiện nay, nhân cách con người không bị ―tư bản hóa‖ hoàn toàn mà con người vẫn đầy tính trung thực và biết suy nghĩ vì lợi ích của người khác.

Một phần của tài liệu Đề tài ứng dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)