Mục tiêu và quan điểm phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên

Một phần của tài liệu Mốt số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam (Trang 90 - 93)

- Kinh tế Việt Nam thế giới 2004

2. Mục tiêu và quan điểm phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên

nhiên

2.1. Các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể về xuất khẩu cao su tự nhiên nhiên

Mục tiêu bao trùm đối với xuất khẩu cao su Việt Nam từ nay đến năm 2010 là tăng tr−ởng xuất khẩu một cách bền vững, hạn chế tăng tr−ởng xuất khẩu về số l−ợng và giữ ở mức 450 - 500 nghìn tấn/năm, tăng giá trị và kim ngạch xuất khẩu để đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt từ 500 - 600 triệu USD. Chuyển dịch từ định h−ớng sản xuất xuất khẩu cao su nguyên liệu là chính sang định h−ớng −u tiên sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp cao su, nâng cao hiệu quả của ngành cao su theo h−ớng tận dụng các loại gỗ cao su để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.

Với định h−ớng nh− trên, kim ngạch xuất khẩu cao su nguyên liệu sẽ là 500 - 600 triệu USD, các sản phẩm cao su công nghiệp sẽ là 500 triệu USD, đồ gỗ cao su khoảng 500 triệu USD vào năm 2010. Những năm từ 2011 đến 2020 sẽ tiếp tục giảm xuất khẩu cao su nguyên liệu và tập trung chủ yếu vào xuất khẩu các sản phẩm cao su công nghiệp.

Mục tiêu cụ thể đối với xuất khẩu cao su nguyên liệu là đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu 500 - 600 triệu USD, trong đó giảm xuất khẩu vào thị tr−ờng Trung Quốc đối với các mặt hàng mủ đông, mủ sống, tăng xuất khẩu vào các thị tr−ờng Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore... đối với các mặt hàng cao su RSS, SVR20 và cao su latex. Cơ cấu thị tr−ờng xuất khẩu dự kiến nh− sau: Trung Quốc 30 - 40%; Hoa Kỳ 10 - 15%; Nhật Bản 10 - 15%; Hàn Quốc 8 - 10%; Đài Loan 8 - 10%; EU 8 - 10%; Thị tr−ờng khác 20 - 25%.

Do mua bán cao su tự nhiên trên thế giới chủ yếu diễn ra tại các thi tr−ờng kỳ hạn và là các hợp đồng giao sau; tại một số thị tr−ờng kỳ hạn ở Nhật Bản (Tocom, Osaca), Singapore(Sicom) đã có mặt đại diện của 3 Công ty lốp lớn nhất thế giới là Brigestone, Goodyear, Michelin và 3 Công ty lốp cỡ trung bình là Continental, Pirelli, Yokohama.

Để xuất khẩu cao su thiên nhiên một cách có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần quan hệ để xuất khẩu trực tiếp cho các nhà sản xuất lốp chủ yếu trên thế giới. Đồng thời, cần tập trung bán cho các nhà nhập khẩu lớn để giữ ổn định về giá cả và thị tr−ờng.

2.2. Một số quan điểm chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam nhiên của Việt Nam

Từ các dự báo về tình hình thị tr−ờng thế giới đối với cao su tự nhiên và trên cơ sở các mục tiêu đã đ−ợc xác lập, quan điểm chủ yếu về phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đ−ợc xác định là:

Quan điểm 1: Phải nâng cao nhận thức và thực hiện một cách nhất quán mục tiêu quy hoạch diện tích trồng cây cao su, duy trì khối lợng xuất khẩu nguyên liệu cao su tự nhiên ở mức độ hợp lý.

Trong điều kiện diện tích đất canh tác nông nghiệp có hạn, diện tích cây cao su hiện có của Việt Nam còn một tỷ lệ khá lớn cây cao su giống cũ năng suất thấp và cây cao su già đã hết thời kỳ lấy mủ cần phải thanh lý. Chu kỳ sinh tr−ởng của cây cao su chỉ có 20 - 25 năm, trong đó chỉ có khoảng 20 năm khai thác mủ cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Nh− vậy, để ổn định diện tích khai thác là 400.000 ha thì phải duy trì diện tích quy hoạch quỹ đất cho trồng cây cao su khoảng 550.000 ha ở trong n−ớc, số còn lại phải bằng cách đầu t− ra n−ớc ngoài chứ không nên mở rộng ra các vùng có điều kiện thổ nh−ỡng không thuận lợi cũng nh− không nên thay thế cây trồng khác bằng cây cao su. Hiện tại, xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đang có thuận lợi về giá vì giá thị tr−ờng thế giới đang đứng ở mức cao. Nếu không quán triệt đầy đủ quan điểm này mà cứ mở rộng diện tích quy hoạch hoặc để cho việc trồng cây cao su phát triển tự phát nh−

những cây trồng khác thì dù có tăng khối l−ợng cao su nguyên liệu xuất khẩu nh−ng hiệu quả xuất khẩu sẽ giảm và sẽ là một sự tăng tr−ởng không bền vững.

Quan điểm 2: Phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên theo chiều sâu, tăng kim ngạch xuất khẩu cao su theo hớng nâng cao chất lợng để nâng giá trị xuất khẩu trên một đơn vị sản phẩm.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cao su tự nhiên của Việt Nam xuất khẩu có chất l−ợng kém hơn khá nhiều so với các n−ớc trong khu vực, vì vậy giá bán th−ờng thấp hơn. Việt Nam xuất khẩu khoảng 400 - 500 nghìn tấn cao su mỗi năm, nếu tăng giá trị cho mỗi tấn sản phẩm khoảng 20 USD thì chúng ta đã nâng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên lên hàng trăm triệu USD mỗi năm. Cao su xuất khẩu của Việt Nam có chất l−ợng thấp chủ yếu là cao su tiểu điền và cao su của các doanh nghiệp nhỏ do điều kiện thu hoạch không tập trung và công nghệ chế biến lạc hậu. Từ nhận định trên, chúng tôi cho rằng cần quán triệt quan điểm tăng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên theo h−ớng nâng cao chất l−ợng để tăng kim ngạch.

Quan điểm 3: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu mặt hàng và thị trờng xuất khẩu cao su, tăng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên theo hớng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng và thị trờng xuất khẩu

Hiện nay, cao su tự nhiên của Việt Nam chủ yếu đ−ợc xuất khẩu sang thị tr−ờng Trung Quốc vì cơ cấu chủng loại cao su xuất khẩu chỉ có thể xuất khẩu sang thị tr−ờng này. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị tr−ờng Trung Quốc th−ờng không có giá cao hơn so với các thị tr−ờng khác nên đã hạn chế đến việc tăng tr−ởng kim ngạch. Vì vậy, một trong những quan điểm về tăng tr−ởng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam là phải chuyển dịch cơ cấu mặt hàng và thị tr−ờng xuất khẩu, đó là việc tăng tỷ trọng các loại mủ cao su kỹ thuật và latex để xuất khẩu sang thị tr−ờng Hoa Kỳ, EU và các thị tr−ờng khác. Muốn vậy, cần phải sự đầu t− về máy móc, thiết bị và công nghệ để chế biến đ−ợc các loại cao su theo yêu cầu của các thị tr−ờng này.

Quan điểm 4: Kết hợp chặt chẽ giữa khu vực thợng nguồn và hạ nguồn, tăng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam theo hớng tăng xuất khẩu các sản phẩm từ cao su tự nhiên và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ từ gỗ cao su.

Quan điểm này đòi hỏi phải giữ ổn định và tiến tới giảm khối l−ợng cao su nguyên liệu xuất khẩu, tăng đầu t− cho ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cao su để xuất khẩu, đặc biệt là các ngành công nghiệp sản xuất săm lốp xe, băng truyền và cao su phục vụ cho ngành y tế. Đồng thời, tận dụng gỗ cao su (kể cả cành và ngọn) để sản xuất đồ gỗ, ván ép ... phục vụ cho tiêu dùng trong n−ớc và xuất khẩu. Đây là vấn đề có tính chiến l−ợc lâu dài nh−ng cũng phải đ−ợc sớm triển khai ngay trong thực tiễn để tăng tr−ởng nhanh và bền vững đối vơí xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Mốt số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam (Trang 90 - 93)