III- Một số kiến nghị
1- Đối với Điện lực
- Trong hoạt động kinh doanh Điện lực cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác quản lý nhân lực và phải luôn coi công tác quản lý nhân lực là một công việc thường xuyên và tất yếu. Quản lý nhân lực là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngành Điện.
- Phải vận dụng linh hoạt và hợp lý lý thuyết khoa học quản lý về quản lý nhân lực và tập trung vào những vấn đề then chốt sau:
+ Tiến hành phân tích công việc và đưa ra được bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc đối với các công việc cụ thể trong tổ chức, phục vụ cho các công việc khác trong công tác quản lý nhân lực.
+ Xây dựng các chính sách, biện pháp tuyển chọn nhân lực đa dạng cho phép có những công cụ tốt giúp cho Điện tuyển chọn được một đội ngũ lao động đáp ứng được yêu cầu của công việc nhằm tạo nên một tổ chức vững mạnh.
+ Bố trí sắp xếp hợp lý nhân lực, đảm bảo sắp xếp đúng người đúng việc, phát huy được hết khả năng và năng lực của người lao động. Từ đó xây dựng được cho Điện lực được một cơ cấu tổ chức tối ưu tạo thành một thể thống nhất mà tất cả các bộ phận cấu thành hệ thống đều vững mạnh.
+ Thường xuyên quan tâm và có hành động cụ thể đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để cho Điện lực có một đội nguc lao động giỏi chuyên môn, thành thạo về tay nghề góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh của Điện lực
+ Có các biện pháp quản lý và đánh giá thực hiện công việc của người lao động để tìm ra những ưu điểm và yếu kém để phát huy và khắc phục , đồng thời phục vụ cho các công tác quản lý nhân lực khác.
+ Luôn tìm tòi và áp dụng các chính sách, biện pháp khuyến khích người lao động hăng say, gắn bó với công việc giúp Điện lực hoạt động ổn định và phát triển. Cụ thể là các chế độ trả công, khen thưởng, phúc lợi gắn liền với hiệu quả của công việc và những chính sách kích thích về mặt tinh thần.
- Mặt khác, Điện lực nên xây dựng một cơ chế quản lý nhân thống nhất trong toàn bộ đơn vị, cụ thể: phải phân rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận, các chức vụ đối với công tác quản lý nhân lực. Trong công tác quản lý nhân lực phải thể hiện được sự phân cấp quản lý đồng thời phải có bộ phận thực hiện chức năng quản lý nhân sự như: phòng nhân sự, phòng tổ chức….
2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:
Để hoàn thiện công tác quản lý nhân lực trong kinh doanh Điện lực thì không chỉ do bản thân các Điện lực mà còn liên quan đến cáccơ quan quản lý Nhà nước. Do đó, em xin có một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước như sau:
- Tạo lập một môi trường pháp lý khoa học và thuận tiện cho công tác quản lý nhân lực như: quy định về quản lý và sử dụng lao động, quy định về tiền lương tối thiểu, quy định về thời gian lao động…
- Cơ quan quản lý Nhà nước về sản xuất kinh doanh điện cần có chính sách khuyến khích các Điện lực tăng cường công tác quản lý nhân sự để nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh để thúc đẩy ngành Điện phát triển. Chẳng hạn như:
+ Chính sách đào tạo phát triển nhân lực
+ Chính sách khuyến khích ngành Điện có chế độ đãi ngộ hợp lý và tạo động lực cho người lao động.
+ Chính sách khuyến khích ngành điện phân tích công việc phục vụ cho các quản lý nhân lực khác.
- Tổ chức đào tạo, thi tay nghề cho các nhân viên Điện lực cùng với ác chế độ động viên, khuyến khích để phát triển năng lực, tay nghề của nhân viên ngành điện nói chung.
- Nghiên cứu xây dựng các chế độ lao động đặc biệt đối với lao động Điện lực. Chẳng hạn như: chế độ về thời gian làm việc, chế độ về định mức lao động….
- Phát triển công tác đào tạo nhân lực cho ngành để các Điện lực có mộy nguồn lao động được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng cho yêu cầu của công việc.
KẾT LUẬN
Qua quá trình học tập và thời gian thực tập tại Điện lực Ba Đình, em nhận thức được rằng đi đôi với việc học tập, nghiên cứu, lý luận thì việc tìm hiểu thực tế là một giai đoạn hết sức quan trọng không thể thiếu được. Đó chính là thời gian để sinh viên vận dụng thử nghiệm những kiến thức của mình vào thực tiễn. Mặt khác, nó tạo điều kiện cho sinh viên hiểu đúng hơn, hiểu sâu sắc hơn những kiến thức mà chỉ qua thực tế mới có được.
Chính vì vậy, trong quá trình học tập em đã cố gắng đi sâu học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu lý luận cũng như thực tế và nhận thấy rằng: Công tác quản lý nhân lực là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm, hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
nói chung . Trong quá trình viết báo cáo và thực tập tại Điện lực được
sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình, tận tâm của ban lãnh đạo cùng các cô chú trong phòng tổ chức - hành chính trong Điện lực, đặc biệt là sự giúp đỡ, quan tâm sâu sắc của cô giáo hướng dẫn - em đã hoàn thành báo
cáo thực tập với đề tài: “ Một số giải pháp chính sách nhằm hoàn thiện
quản lý nhân lực tại Điện lực Ba Đình”.
Tuy vậy, do trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế nên đề tài thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các cô chú phòng tổ chức - hành chính để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành gửi tới cô giáo hướng dẫn - PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà cùng toàn thể các cô chú phòng tổ chức - hành chính Điện lực Ba Đình lòng biết ơn sâu sắc của em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 1 năm 2007 Sinh viên thực tập.
NGUYỄN THỊ TRANG.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Đoàn Thị Thu Hà – TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Giáo trình Khoa học quản lý - Tập I, II - NXB Khoa học và kỹ thuật - 2005
2. PTS Mai Văn Bưu - PTS Phan Kim Chiến - Giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh - NXB Khoa học và kỹ thuật - 1999
3. Lê Thị Tâm - Tâm lý học trong quản trị kinh doanh - NXB Sự thật - 1992
4. Bản chiến lược phát triển ngành Điện
5. Đinh Ngọc Quyên - Lý thuyết quản trị kinh doanh - NXB Giáo dục - 2004
6. Bản báo cáo công tác quản lý nhân lực tại Điện lực 7. Nội quy của Điện lực Ba Đình
8. Trần Thị Thúy Sửu - Lê Anh Vân - Đỗ Hoàng Toàn - Giáo trình tâm lý học trong quản lý kinh tế - NXB Khoa học và kỹ thuật - 2000
9. Nguyễn Khoa Điềm - Đặng Thị Mai - Tổ chức lao động khoa học - NXB Giáo dục - 2004
10. Nguyễn Hữu Huân - Quản trị nhân lực - NXB Giáo dục - 2004 11. Bản báo cáo sản xuất - kinh doanh các năm.