- Khách hàng tiêu dùng:
1.3.3. Phân tích thực trạng về tài chính tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng 1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn qua các năm (2005 – 2007)
1.3.3.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn qua các năm (2005 – 2007)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) A/TÀI SẢN
I.TSLĐ-ĐTNH 27,449,422,443 78.34 26,221,712,449 73.3 31,638,352,668 79.7
1.Tiền 639,386,171 1.82 2,651,976,064 7.41 2,869,312,223 7.2 2.Các khoản phải thu 8,781,356,852 25.06 10,054,062,192 28.1 8,702,127,246 21.9
3.Hàng tồn kho 16,877,189,311 48.17 13,327,109,526 37.25 19,907,524,812 50.1 4.TSLĐ khác 1,151,490,109 3.29 188,564,667 0.53 159,361,387 0.4
II.TSCĐ-ĐTDH 7,587,551,942 21.66 9,553,168,725 26.7 8,078,960,909 20.3
1.Tài sản cố định 7,557,551,942 21.57 9,343,107,815 26.12 8,048,960,909 20.3
2.Chi phí trả trước dài hạn 0 0 0 0 0 0
3.Bất động sản đầu tư 0 0 180,060,910 0.5 0 0
4. Đầu tư tài chính dài hạn 30,000,000 0.09 30,000,000 0.08 30,000,000 0.08
TỔNG TÀI SẢN 35,036,974,385 100 35,774,881,174 100 39,717,286,577 100B/NGUỒN VỐN 0 B/NGUỒN VỐN 0 I.NỢ PHẢI TRẢ 14,877,467,250 42.46 15,041,353,046 42.04 18,015,463,408 45.4 1.Nợ ngắn hạn 13,329,165,156 38.04 12,182,813,929 34.05 16,234,480,019 40.9 2.Nợ dài hạn 1,452,027,830 4.14 2,858,539,117 7.99 1,780,983,389 4.5 3.Nợ khác 96,274,264 0.27 0 0 0 0 II.NGUỒN VCSH 20,159,507,135 57.54 20,733,528,128 57.96 21,701,823,169 54.6 1.Nguồn vốn và quỹ 20,211,358,756 57.69 20,741,590,034 57.98 21,674,597,455 54.6 2. Nguồn kinh phí -51,851,621 -0.15 -8,061,906 -0.02 27,225,714 0.07 TỔNG NGUỒN VỐN 35,036,974,385 100 35,774,881,174 100 39,717,286,577 100 (Nguồn: Phòng Kế Toán) *Tài sản
Dựa vào bảng phân tích trên ta có thể đánh giá như sau: Tổng tài sản của Công ty đều tăng trong 3 năm. Cụ thể cuối năm 2005 thì giá trị của Tổng tài sản của Công ty là 35,036,974,385đ nhưng đến năm 2006 thì tăng nhẹ lên là 35,774,881,174đ và năm
2007 là 39,717,286,577đ. Sự gia tăng của tổng tài sản xuất phát từ sự biến động của từng loại tài sản trong công ty, cụ thể là:
+ VỀ TSLĐ & ĐTNH
Đối với TSLĐ & ĐTNH của Công ty thì có sự biến động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty, luôn lớn hơn 73%. Cụ thể là cuối năm 2005 tỷ trọng TSLĐ là 78,34% với mức giá trị là 27,449,422,443đ thì đến 2006 tỷ trọng TSLĐ đã tăng lên 73.3% với mức giá trị là 26,221,712,449đ và đến cuối năm 2007 là 79.7% với mức giá trị là 31,638,352,668đ. Những nhân tố khiến cho TSLĐ & ĐTNH có sự biến động và luôn ở mức cao hơn so với TSCĐ& ĐTDH trong tổng tài sản là:
- Khoản phải thu biến động và có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2005 khoảng phải thu chiếm 25.06% trong tổng tài sản và đến năm 2006 thì chiếm 28.1% và nó đã chiếm 21.9% trong năm 2007. Sự biến động của khoản phải thu chủ yếu do sự biến động của khoản phải thu khách hàng. Ở năm 2006 so với năm 2005 tăng giá trị này tăng lên là 1,470,867,882 đ. Tuy nhiên ở năm 2007 so với 2006 thi nó đã giảm xuống 1,351,934,944đ Điều này cho thấy việc khắc phục tình trạng giải quyết hoạt động thu hồi các khoản phải thu khá hiệu quả.
- Hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trọng tổng tài sản và luôn biến đổi trong 3 năm. Cụ thể năm 2005 chiếm 48,17% trong tổng tài sản nhưng tỷ trọng này có giảm xuông vào năm 2006 với tỷ trọng 37,25% và năm 2007 lại tăng mạnh với tỷ trọng là 50.1%. Hàng tồn kho luôn ở mức cao làm cho tốc độ quay vòng của vốn lưu động giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đồng vốn trong công ty. Nguyên nhân cơ bản của việc tồn kho luôn ở mức cao là do đặc điểm sản xuất của Công ty từ trước đến nay là chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng nên nhu cầu dự trữ là rất lớn.
Đối với TSCĐ& ĐTDH trong 3 năm qua tăng rồi lại giảm cụ thể là năm 2006 là 9,553,168,725đ chiếm tỷ trọng là 26.7% cao nhất so với năm 2005 và 2007 lần lượt là 7,587,551,942đ (21.66%), 8,078,960,909đ (20.3%)
Việc tăng giảm của TSCĐ&ĐTDH chủ yếu là do sự tăng giảm của TSCĐ, cụ thể năm 2005 với giá trị là 7,557,551,192đ chiếm tỷ trọng 21,57% và tăng mạnh trong năm 2006 với giá trị là 9,343,107,815đ chiếm 26,12%. Sau đó lại giảm xuống vào năm 2007 với giá trị là 8,048,960,909đ chiếm 20.3%. Việc tăng lên rồi giảm xuống của TSCĐ là do sự mở rộng và thu hẹp của máy móc, trang thiết bị nhằm mang lại tối đa sự hiệu quả cho công ty trước sự biến động của nhu cầu thị trường.
Đứng trước một thị trường Nhựa với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, sự tăng giảm về TSCĐ cũng không có gì là khó hiểu, điều này thể hiện sự nhạy bén, kịp thời trong kinh. Tuy nhiên lại có sự phân bổ không đồng đều về tỷ trọng tài sản, TSLĐ&ĐTNH luôn chiếm tỷ trọng cao, trong đó lượng tồn kho luôn giữ tỷ trọng cao nhât nhưng bên cạnh đó công ty đã có chính sách thu nợ khá tốt trong năm qua
* Nguồn vốn
Dựa vào bảng phân tích về nguồn vốn ta thấy nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng lên trong 3 năm qua. Cụ thể năm 2005 là 35,036,974,385 nhưng tới năm 2007 là 39,717,286,577đ . Sự gia tăng này xuất phát từ sự biến động ở cả hai loại vốn, đó là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó:
+ Nợ phải trả của Công ty có xu hướng gia tăng nhưng tăng nhẹ trong 2 năm đầu năm 2005 là 14,877,467,250đ chiếm tỷ trọng 21,57% sang năm 2006 thì giá trị nơ phải trả là 15,041,353,046 chiếm tỷ trọng là 42,04%. Nhưng sang năm 2007 chỉ số này là 18,015,463,408đ chiếm 45.5% tỷ trọng. Sự gia tăng của nợ phải trả chủ yếu là do sự gia tăng của nợ ngắn hạn tăng mà trong đó phần lớn là vay ngân hàng. Điều này cho thấy tính tự chủ về tài chính của Doanh nghiệp thấp, vốn kinh doanh của Doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là nhu cầu mở rộng sản xuất.
+ Nguồn vốn của Công ty cũng vậy không ngừng tăng lên trong 3 năm qua thể hiện ở chỗ là năm 2005 chiếm tỷ trọng là 57,54% tương ứng với mức giá trị là 20,159,507,135đ và tăng nhẹ vào năm 2006 với tỷ trọng là 57.96% tương ứng với mức giá trị là 20,733,528,128đ và đã tăng lên vào năm 2007 là 21,701,823,169đ nhưng tỷ trọng chỉ còn 54.6%. Sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu này trong 3 năm là do sự gia tăng của các quỹ và đặc biệt là sự gia tăng của lợi nhuận chưa phân phối. Cụ thể lợi nhuận chưa phân phối tăng từ 2,349,283,096đ năm 2005 lên 2,733,79,034đ năm 2006 và năm 2007 là 3,066,797,455đ. Tất cả những điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng lên, có kết quả tốt dẫn đến lợi nhuận của các cổ đông ngày càng tăng, các thành viên trong công ty tin vào tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty nên họ sẽ tăng đầu tư vào Công ty và kết quả là nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty ngày càng tăng.
Nhìn chung, Trong 3 năm qua nguồn vốn của Công ty đều có sự biến động đặc biệt là sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này đã cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang có xu hướng tốt, các cổ đông tin vào hoạt động của Công ty và quyết định đầu tư mạnh.