Chiến lược về sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An (Trang 51)

II/ Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Thương

5, Chiến lược về sản phẩm

Sản phẩm luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn dẫn tới chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường, là đối tượng của hoạt động kinh doanh của tất cả các công ty. Công ty và người tiêu dùng quan hệ với nhau thông qua sản phẩm do đó sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh và đặc biệt trong khâu tiêu thụ. Trong sản phẩm thì yếu tố có thể coi là quan trọng nhất đó là chất lượng sản phẩm. Đời sống người dân càng ngày càng cao đòi hỏi chất lượng sản phẩm cũng phải cao. Ngày nay, người tiêu dùng ít chú trọng đến giá cả của sản phẩm mà để ý nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng thích mua một sản phẩm thỏa mãn được

gì. Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là một cách hữu hiệu để công ty nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình, khách hàng sẽ tự tìm đến sản phẩm của công ty nếu chất lượng sản phẩm của công ty đáp ứng tốt nhất được những yêu cầu của họ.

- Công ty cần chủ động tìm kiếm nguồn hàng mới để thông qua đó cạnh tranh với chính sách đa dạng hóa sản phẩm với các mức giá khác nhau từ thấp đến cao để đảm bảo nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng. - Đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa.

- Duy trì và làm tốt việc áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000.

- Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh và phát triển thêm những loại sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.

- Phát triển hơn nữa các dịch vụ sau bán hàng.

- Thu thập thông tin từ phía khách hàng về sản phẩm sau đó cải tiến thay thế các sản phẩm cho phù hợp.

6, Chính sách giá:

Giá cả trong nền kinh tế thị trường không chỉ đơn thuần là mức trao đổi mà còn là vũ khí sắc bén của mỗi công ty trên thương trường. Nếu giá bán thấp mà sản phẩm vẫn đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng thì sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn và ngược lại, đó là tuân theo quy luật cung cầu. Để hạ giá bán mà vẫn đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi thì công ty cần hạ giá thành sản xuất. Do vậy, công ty cần thiết phải xây dựng mức giá khoa học, linh hoạt, vừa tạo ưu thế trong kinh doanh, vừa đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận cao. Để xây dựng chiến lược giá phù hợp, công ty cần căn cứ vào tình hình cung cầu, giá cả trên thị trường, khả năng báo giá của các đối

thủ cạnh tranh, giá thành và chi phí công ty bỏ ra. Trước mắt, công ty cần phải:

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ trong sản xuất kinh doanh. - Giảm giá và chiết khấu cho khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp với khối lượng lớn, khách hàng truyền thống của công ty nhằm thu hút và giữ khách hàng.

- Dùng chính sách khuyến mại đối với sản phẩm mới tung ra thị trường. Công ty cần tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng như trả chậm, trả góp trong thời gian cho phép phù hợp với khối lượng mua và tình hình tài chính của công ty, tránh trường hợp bị người khác lợi dụng vốn. Để trở thành vũ khí cạnh tranh, công ty nên áp dụng những biện pháp về điều chỉnh giá và phương thức thanh toán phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. 7, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Nguồn lực con người là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Các biện pháp nêu trên có phát huy tác dụng được hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ của cán bộ công nhân viên đang công tác tại công ty. Do vậy, công tác đào tạo phải luôn được lãnh đạo công ty quan tâm giải quyết và phải được tiến hành thường xuyên. Cử cán bộ có năng lực đi đào tạo và tiếp thu những tiến bộ về kỹ thuật sản phẩm để vận dụng kịp thời vào công tác quản lý, cải cách, đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của công ty. Đặc biệt phải chú trọng đến đời sống của nhân viên để tạo mối quan hệ gắn bó với công ty, coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản trị kinh doanh cho cán bộ lãnh đạo và quản lý, nâng cao hiệu quả tổ chức điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nếu đề ra chiến lược đúng đắn về nguồn nhân lực, công ty sẽ thực hiện các mục tiêu về phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận tăng cao.

Trước sự bùng nổ của thông tin quảng cáo, công ty cần có các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí, tờ rơi…nhằm giới thiệu cho khách hàng hiểu hơn về công ty và sản phẩm của công ty trên thị trường. Đây là một trong những hoạt động Marketing rất cần thiết cho sự phát triển lâu dài của công ty. Làm tốt hoạt động này mới giữ được khách hàng tiềm năng, có như vậy mới tăng được lượng tiêu thụ, làm cho người tiêu dùng tin dùng các sản phẩm của công ty.

Hiện nay, công tác giao tiếp và khuyếch trương của công ty còn rất yếu kém, ngân sách cho hoạt động này là rất thấp. Vì vậy, công ty cần phải xem xét đề ra một mức ngân sách phù hợp với hoạt động này. Để thực hiện tốt hoạt động này, công ty cần thực hiện những hoạt động sau:

- Xúc tiến bán hàng là nội dung quan trọng của giao tiếp. Đó là hoạt động của người bán hàng tiếp tục tác động vào tâm lý khách hàng để tiếp cận với khách hàng, nắm bắt cụ thể hơn nhu cầu và phản ánh của khách hàng về sản phẩm của công ty. Làm tốt công tác này sẽ đem lại hiệu quả cao trong tiêu thụ, nâng cao được mối quan hệ với khách hàng, tạo thêm sức mạnh cho công ty trong các cuộc cạnh tranh tiếp theo. Muốn như vậy, công ty phải kích thích mạnh vào tâm lý người tiêu dùng bằng cách trưng cầu ý kiến khách hàng, giảm giá, giữ mối quan hệ giao dịch với khách hàng

- Tích cực hoạt động quảng cáo: Trong thời gian tới, công ty cần đặc biệt chú trọng tới công tác quảng cáo. Quảng cáo sẽ làm cho người tiêu dùng biết đến tất cả các sản phẩm của công ty. Nó không chỉ khơi dậy nhu cầu tiền đề của khách hàng mà còn làm nảy sinh nhu cầu và quyết định mua hàng.

+ Đối với khách hàng lớn, nhất là khách hàng mới, công ty cần áp dụng hình thức quảng cáo trực tiếp. Nội dung của quảng cáo không chỉ giới thiệu về sản phẩm của công ty mà còn đề cao lợi thế của công ty về mặt kỹ thuật,

về khả năng phát triển sản phẩm mới nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà cung cấp sản phẩm cho họ.

+ Đối với khách hàng tiêu thụ lẻ, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thông thường, công ty cần hướng mục tiêu quảng cáo đến người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, quảng cáo nên tiến hành thông qua phương tiện truyền thông vì đây là hình thức phù hợp với công ty và đạt hiệu quả cao.

Thông qua hình thức quảng cáo, khách hàng sẽ tiếp cận thông tin về sản phẩm của công ty và có thể so sánh với các sản phẩm cùng loại về giá cả, chất lượng và dịch vụ sau bán hàng.

- Tăng cường các hoạt động khuyến mại: Các chương trình khuyến mại luôn thu hút khách hàng có nhu cầu về sản phẩm. Một chương trình khuyến mại phải được thực hiện nghiêm túc, có sự cân nhắc kỹ về phương thức và các hình thức hoạt động. Do vậy, công tác khuyến mại phải được tiến hành thường xuyên và đúng lúc, tránh trường hợp lãng phí ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.

- Tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ với quần chúng thông qua hình thức hội thảo, hội nghị khách hàng , tặng quà. Mục tiêu của xây dựng các mối quan hệ quần chúng là tạo lòng tin của họ đối với công ty và sản phẩm của công ty. Thông qua chương trình này, khách hàng sẽ đóng góp rất nhiều ý kiến giúp công ty hoàn thiện hơn về sản phẩm.

- Đối với công tác yểm trợ bán hàng, công ty nên thông qua hoạt động của cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các hội chợ và hoạt động sau bán hàng. Tổ chức quảng cáo tốt ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Trong cửa hàng nên trưng bày tất cả những mặt hàng của công ty sản xuất và kinh doanh. - Tham gia hội chợ triển lãm: là nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các công ty, nhà máy từ nhiều nơi khác nhau, là nơi gặp gỡ giữa người mua

quảng cáo của hội chợ để quảng cáo cho sản phẩm của mình, nâng cao uy tín của công ty và của sản phẩm bằng nhiều biện pháp khuyếch trương, nắm bắt nhu cầu thị trường, tìm kiếm các bạn hàng mới, tận dụng thời cơ để bán hàng, tăng cường giao tiếp và tìm hiểu thị trường.

- Dịch vụ sau bán hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo được tâm lý yên tâm cho khách hàng khi mua các sản phẩm của công ty. Do vậy, nó phải được tiến hành thường xuyên, tránh trường hợp bỏ rơi khách hàng sau khi họ đã mua sản phẩm của công ty.

III/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

- Trong thời gian tới , Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi về nguồn

hàng nội địa cũng như chính sách khuyến khích nhập khẩu hàng hóa mà trong nước chưa sản xuất được nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành Thương mại.

- Giảm thuế nhập khẩu đối với vật tư, linh kiện để sản xuất những thiết bị mà trong nước chưa sản xuất được hay còn thiếu.

- Chống buôn lậu, trốn thuế, lậu thuế, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường.

- Hỗ trợ đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông qua việc đổi mới chính sách chuyển giao công nghệ,chính sách tài chính.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu.

- Hoàn thiện hê thống pháp luật, tạo môi trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

- Nhà nước cần có chính sách vay vốn thông thoáng, tránh rườm rà, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn một cách nhanh nhất, giúp họ nắm bắt được cơ hội kinh doanh.

- Cải cách triệt để thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh, tránh việc gây phiền nhiễu do các doanh nghiệp đồng thời ngăn chặn triệt để tình trạng vòi tiền ăn hối lộ của một số cán bộ của các cơ quan này.

- Nhà nước cần phải có những chính sách bảo vệ người tiêu dùng

- Vấn đề về thuế cũng nên quan tâm. Nó cũng ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước cần ban hành những chính sách thuế hợp lý giúp cho các doanh nghiệp sử dụng được dễ dàng, thuận tiện và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng là người quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.

- Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua hệ thống thông tin của phòng thương mại Việt Nam.

- Cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp về sự biến động của thị trường như giá công nghệ, nguyên liệu, sự biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến giá…

- Cung cấp các văn bản mới nhất, các quy định cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành về việc thực hiện hoạt động kinh doanh để công ty có phương án phù hợp với các thay đổi đó.

- Sự quan tâm của Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp nên Nhà nước cần phải theo dõi sát sao các hoạt động của các doanh nghiệp để có thể đưa ra các chính sách phù hợp ở tầm vĩ mô tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

- Nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý đối với nền kinh tế - xã hội vì khả năng kìm chế lạm phát còn yếu, chưa vững chắc. Cần cải tiến công tác điều hành của Nhà nước theo hướng đảm bảo sự nhất quán trong các quyết định, phối hợp đồng bộ giữa cac cấp quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. Đổi mới hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô trọng yếu, tiếp tục

KẾT LUẬN

Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nhận thức đúng đắn về thị trường, bản thân doanh nghiệp cũng như về đối thủ cạnh tranh. Nhận thức được vấn đề này mới có thể tồn tại và phát triển, đứng vững trên thị trường. Đó chính là bí quyết thành công của những doanh

ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An đã đạt được một số thành tựu nổi bật và trở thành công ty sản xuất và cung cấp các sản phẩm công nghệ có uy tín, có vị thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên hệ thống kênh phân phối của công ty vẫn chưa hoàn chỉnh. Qua thời gian thực tập tại công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An, được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên trong công ty, em đã có được sự hiểu biết tương đối về các hoạt động của công ty, đặc biệt là hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Với đề tài: “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản

phẩm của công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An ” nhằm

mục đích phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm, những tồn tại và thành tích đạt được của công ty trong thời gian gần đây. Từ đó em đã mạnh dạn đưa ra những kiến nghị và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường với hy vọng công ty có thể áp dụng nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới.

Trên đây là toàn bộ chuyên đề thực tập của em tại công ty thương mại và phát triển công nghệ Trường An. Để hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa quản trị trường Cao đẳng Tài chính-Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tại trường. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đỗ Tiến Tới cùng sự giúp đỡ của cô chú cán bộ công nhân viên trong công ty.

Do trình độ, khả năng hiểu biết và thời gian hạn hẹp nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và gópý của các thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Đề cương bài giảng Marketing căn bản - Trường Cao đẳng TC-QTKD - Đề cương bài giảng quản trị nhân lực – Trường Cao đẳng TC-QTKD - Thời báo kinh tế Việt nam

- Tạp chí Thương mại

- Một số luận văn của sinh viên các khóa trước - Thông tin trên mạng Internet

- Một số tài liệu của công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 3

2, Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 5

II/ Nội dung tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 7

1, Nghiên cứu thị trường 7

2, Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm 8

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An (Trang 51)

w