Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An (Trang 35)

II/ Các đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm

4, Đối thủ cạnh tranh

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, công ty thương mại và phát triển công nghệ Trường An tuy là một công ty có tuổi đời còn non trẻ nhưng với những khả năng, lợi thế hiện có đã và đang đứng vững, có khả năng cạnh tranh với các công ty kinh doanh cùng mặt hàng. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì việc tiêu thụ sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Sản phẩm của công ty có được tiêu thụ hay không là điều kiện sống còn của công ty. Công ty phải cạnh trsnh với rất nhiều đối thủ có chất lượng sản phẩm tương tự, đặc biệt là các sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá cả rẻ nhưng chất lượng thì không tốt. Với nhiều đối thủ cạnh tranh như vậy ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của công ty trên thị trường.

Đặc điểm của ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty là cung cấp,lắp đặt các thiết bị tự động hóa, hiện đại, công nghệ cao do đó khách hàng của công ty là các ngân hàng, bệnh viện, trường học, siêu thị, nhà sách, nhà máy sản xuất, ngành bưu chính…những nơi cần sử dụng công nghệ cao để kinh doanh có hiệu quả. Tuy lĩnh vực này còn khá mới mẻ nhưng đây là một ngành tiềm năng và hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận.

Là một doanh nghiệp chịu trách nhiệm từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ sản phẩm. Các phương thức tiêu thụ tại công ty: phương thức bán lẻ, bán hàng trả góp, bán hàng theo hợp đồng thương mại. Hệ thống kênh phân phối của công ty là liên hệ qua các đại lý hoặc hệ thống phân phối trực tiếp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng.

Sơ đồ 3: Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty

Đây là kênh phân phối trực tiếp thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm cho nên công ty trực tiếp tiếp xúc khách hàng thông qua các nhân viên bán hàng của công ty. Vì thế mà thông tin về khách hàng thường chính xác và nhanh hơn so với các kênh khác. Kênh này có vai trò to lớn trong việc ngăn chặn đối thủ cạnh tranh ngay tại thị trường Hà Nội. Với cách tổ chức kênh phân phối như trên, công ty đã đảm bảo giảm thiểu khoảng thời gian sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Khách hàng của công ty là khách hàng thường xuyên nên kênh rất bền vững, tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh khá nhanh, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty trẻ, nhiệt tình, có khả năng giao tiếp, năng động là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.

III/ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRƯỜNG AN:

1, Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng của

công ty thương mại và phát triển công nghệ Trường An:

Công ty Trường An Người tiêu dùng

Bảng 3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng

Mặt hàng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008 so

với năm 2007 Năm 2009 so với năm 2008 SL % SL % SL % SL % SL % Thiết bị tin học 1280 9,67 1350 9,16 1665 9,71 70 4,63 315 13,07 Thiết bị điện 2740 20,7 2560 17,37 1570 9,16 -180 -11,92 -990 -41,08 Hàng điện lạnh 4270 32,3 4590 31,14 4935 28,77 320 21,19 345 14,31 Phần mềm - - - - 2050 11,95 - - 2050 Hàng điện tử 4940 37,33 6240 42,33 6930 40,41 1300 86,1 690 28,63 Tổng s n l ư n g 13230 100 14740 100 17150 100 1510 100 2410 100

(Nguồn:Phòng kế toán-cty TNHH Trường An) Qua bảng tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng của công ty thương mại và phát triển công nghệ Trường An ta thấy doanh thu bán sản phẩm của công ty liên tục tăng qua các năm, làm cho tổng doanh thu của

được khả năng của mình, tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, luôn tận dụng tốt mọi cơ hội có được. Ngo i ra,à

công ty luôn chú trọng tới việc tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tiêu thụ.

2, Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại một số thị trường chủ yếu của công ty thương mại và phát triển công nghệ Trường An: của công ty thương mại và phát triển công nghệ Trường An:

Bảng 4: Tình hình tiêu thụ theo thị trường

Đơn vị: sản phẩm Thị trường 2007 2008 2009 Năm 2008 so với năm 2007 Tỷ trọng % Năm 2009 so với năm 2008 Tỷ trọng % Quận Hai Bà Trưng 2650 3120 3955 470 31,13 835 34,65 Quận Ba Đình 2185 2675 3850 490 32,45 1175 48,76 Quận Cầu Giấy 2545 2650 3175 105 6,95 525 21,78 Quận Thanh Xuân 2580 2745 2345 165 10,93 -400 -16,6 Quận Long Biên 1845 2060 2260 215 14,24 200 8,3 Huyện Từ Liêm 1425 1490 1565 65 4,3 75 3,11 Tổng 13230 14740 17150 1510 100 2410 100

(Nguồn:Phòng kinh doanh-Cty TNHH Trường An)

Qua một số thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty, các sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận thể hiện qua số lượng sản phẩm của công ty hàng năm được tiêu thụ với số lượng lớn. Cũng có thị trường mà khách hàng chưa hiểu rõ về công ty, về chất lượng sản phẩm hay là do mẫu mã không

hợp với thị hiếu. Do vậy, công ty cần có kế hoạch tiếp cận thị trường này để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các tỉnh lân cận.

3, Phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm:

a, Chính sách sản phẩm: Công ty thực hiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm với 3 lĩnh vực: tự động hóa và thiết bị khoa học, công nghệ tin học, điện tử viễn thông.

b, Chính sách giá: Đây là một điểm mạnh rất cơ bản về khai thác yếu tố nội lực của công ty trong những năm qua. Do đặc điểm sản phẩm của công ty hầu như là nhập khẩu vì vậy đối với thiết bị công nghệ cao thì việc tính giá phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thuế của nhà nước. Còn đối với một số linh kiện mà công ty tự sản xuất đã có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường vì các sản phẩm của công ty dều được chứng nhận ISO 9001:2000.

Bảng 5: giá một số mặt hàng điện lạnh của công ty

TT Loại hàng hóa Đơn vị Giá bán

1 Tủ lạnh Daewoo 062 Đồng/cái 1.500.000 2 Tủ lạnh Daewoo 140 Đồng/cái 2.250.000 3 Tủ lạnh Daewoo 108 Đồng/cái 1.700.000 4 Tủ lạnh Toshiba10 vt Đồng/cái 2.000.000 5 Tủ lạnh Toshiba15 vpt Đồng/cái 3.000.000 6 Tủ lạnh Samsung 168 Đồng/cái 4.000.000 7 Tủ lạnh Samsung 7000 Đồng/cái 2.500.000 8 Tủ lạnh Mitsu 12g Đồng/cái 3.000.000 9 Lò vi sóng Electrolux Đồng/cái 4.200.000 10 Máy giặt Electrolux Đồng/cái 6.500.000 11 Máy giặt Sanyo Đồng/cái 5.000.000 12 Máy điều hòa nhệt độ Đồng/cái 12.000.000

(Nguồn:Phòng kế toán-Cty TNHH Trường An)

hạn chế và chi phí thành lập kênh phân phối khá lớn nên công ty chưa mở rộng được hệ thống kênh phân phối. Hệ thống kênh phân phối mạnh nhất chủ yếu ở Hà Nội. Trong những năm tới, công ty đang có kế hoạch mở rộng mạng lưới kênh phân phối ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam.

d, Chính sách xúc tiến hỗn hợp: quảng cáo, khuyến mại, dịch vụ sau bán hàng.

4, Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (2007-2009): đây (2007-2009):

Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty luôn có những chuyển biến tốt đẹp. Nền kinh tế thị trường cùng với những thay đổi tích cực trong luật và các chính sách của Nhà nước đã tạo hành lang thông thoáng cho công ty có một chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các công ty thương mại trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận cũng như với ngành công nghệ đang đặt ra thử thách rất lớn đối với công ty, buộc công ty muố tồn tại và phát triển phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh định hướng vào thị trường, phục vụ kịp thời nhu cầu của thị trường để xây dựng cho kế hoạch đầu vào, đầu ra hợp lý và phù hợp với thế và lực của công ty.

Để ổn định kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động, công ty đã rất cố gắng mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ hàng năm để đáp ứng cho thị trường trong thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Sau đây là kết quả phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:

Chỉ tiêu Thực hiện

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1.Tổng doanh thu 783.932.357 915.297.356 1.685.763.456

2.Thuế và các khoản giảm trừ 37.725.639 46.875.143 193.693.912

3.Doanh thu thuần 746.206.718 868.422.213 1.492.069.544

4. Giá vốn hàng bán 466.804.767 530.872.466 978.832.404

5.Lãi gộp 279.401.951 337.549.746 513.323.140

6.Chi phí kinh doanh 164.125.610 278.965.369 362.129.631

7.Lợi nhuận trước thuế 115.276.341 58.584.377 151.193.509

8.Lợi nhuận sau thuế 78.387.911 42.180.751 108.859.327

(Nguồn:Phòng kế toán-Cty TNHH Trường An)

- Trong đó:

+ Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Thuế và các khoản giảm trừ + Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

+ Chi phí kinh doanh = Chi phí mua hàng + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ HĐKD + Lợi nhuận từ HĐ tài chính + LN từ hoạt động bất thường

+ Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - TTNDN

+ Thuế thu nhập DN = LN trước thuế * 28% ( năm 2007 – 2009 )

* Nhận xét:

+ Năm 2008 so với năm 2007 tổng doanh thu đã tăng mức tuyệt đối là 131.364.999 đồng hay tăng tương đối 16,75%.

+ Năm 2009 so với năm 2008 tổng doanh thu đã tăng tương đối là 84,1% tương ứng tăng 770.466.100 đồng.

Có thể nói doanh thu năm 2009 đã tăng vượt bậc, có được điều đó là nhờ sự cố gắng của toàn bộ các nhân viên trong công ty. Thực tế này cũng chứng minh hiệu quả hoạt động kênh phân phối của công ty là tương đối hợp lý. - Về chi phí:Cùng với sự mở rộng về quy mô, do đó chi phí kinh doanh của công ty đã tăng lên:

+ Năm 2008 tổng chi phí kinh doanh đã tăng lên 69,97% hay tăng 114.839.759 đồng. Nhìn mối tương quan giữa doanh thu và chi phí ta thấy năm 2008 Công ty đã hoạt động tốt vì tốc độ tăng của chi phí đã lớn hơn mức tăng của doanh thu.

+ Năm 2009 so với năm 2008 chi phí đã tăng 83.164.262 đồng hay tăng mức tương đối là 29,81%. Như vậy mức tăng của chi phí năm 2009 so với năm 2008 đã giảm; mặt khác tốc độ tăng chi phí này nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu là 40,16% nên nhìn chung năm 2009 Công ty đã hoạt động rất hiệu quả.

- Về lợi nhuận: Lợi nhuận là động lực nhưng vừa là mục tiêu đi đầu của các công ty trong cơ chế thị trường hiện nay. Nó là cái đích lớn nhất mà các công ty theo đuổi.

+ Năm 2008 lợi nhuận sau thuế đã giảm 36.207.160 đồng so với năm 2007 hay giảm 50,82%. Đây là mức giảm rất lớn, nhưng hoàn toàn phù hợp với ngành kinh doanh đầy cạnh tranh và biến động của công ty.

+ Năm 2009, ngược lại với sự giảm mạnh của lợi nhuận năm 2008 lợi nhuận đã tăng lên tới trên 100% hay tăng mức tuyệt đối là 66.678.567 đồng.

Tóm lại mặc dù có sự biến động trong kết quả kinh doanh năm (2007 – 2009) hoạt động kinh doanh của công ty thương mại và phát triển công nghệ Trường An đã ổn định và ngày càng phát triển.

III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRƯỜNG AN:

1, Những thành tựu công ty đã đạt được:

- Công ty đã phát huy truyền thống của mình trong ngành điện tử, điện lạnh, tin học để tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động;

- Công ty đã tạo được mối quan hệ khá chặt chẽ với bạn hàng truyền thống và luôn chủ động tìm kiếm những bạn hàng mới có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của công ty;

- Công ty đã xây dựng mạng lưới rộng khắp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn, thúc đẩy khả năng tiêu thụ;

- Công ty luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, coi trọng công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ.

2, Những hạn chế cần khắc phục:

- Cơ cấu sản phẩm tuy đã thích ứng với thị trường nhưng công ty mới thành lập được 3 năm nên vẫn trong giai đoạn thử nghiệm để có cơ cấu mặt hàng hợp lý và có hiệu quả do đó công ty cần phải có biện pháp thúc đẩy tiêu thụ hơn nữa;

- Công ty còn khó khăn về tài chính nên việc đầu tư ngân sách cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi còn kém;

- Công tác nghiên cứu thị trường chưa sâu, chưa có biện pháp cụ thể cho việc lấy thông tin chính xác từ các đối thủ cạnh tranh, bị động trước sự biến động của thị trường tiêu thụ;

- Công ty chưa đầu tư thỏa đáng tới các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN

I/ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI: GIAN TỚI:

1, Mục tiêu chủ yếu của công ty:

- Trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông tại Việt Nam;

- Xây dựng công ty thành một tổ chức có môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty;

- Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài vào làm việc, cống hiến cho ngành và xã hội;

- Duy trì ổn định thị trường truyền thống, mở rộng, thâm nhập các thị trường mới, tăng thị phần trên thị trường;

- Phấn đấu cắt giảm tối đa chi phí kinh doanh;

- Sử dụng tối đa năng lực của các bộ phận, phát triển vốn kinh doanh, chủ động với các biến động của thị trường;

- Tăng nhanh doanh số bán sản phẩm đồng thời tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ với cơ cấu hợp lý;

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm đáp ứng cả về chất lượng và số lượng theo yêu cầu của khách hàng;

- Tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng thị phần của doanh nghiệp;

- Tăng cường vị thế của doanh nghiệp và các mục tiêu an toàn trong kinh doanh.

2, Phương hướng phát triển của công ty:

- Giữ vững và phát huy tốc độ phát triển của công ty về doanh số, thị phần thị trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

- Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ, nhân viên nhằm tăng hàm lượng trí tuệ trong mỗi sản phẩm, dịch vụ của công ty; nâng cao hiệu quả công việc;

- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, phát triển phần mềm và các giải pháp tích hợp công nghệ thông tin;

- Tích cực đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh của công ty và sản phẩm đến người tiêu dùng;

- Tiếp tục đầu tư, tăng ngân sách cho hoạt động xúc tiến yểm trợ của

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Thương mại và phát triển công nghệ Trường An (Trang 35)

w