1. Đổi mới về tư duy và nhận thức về công tác kế hoạch hoá.
Vấn đề đổi mới tư duy và nhận thức không chỉ là vấn đề của đổi mới
công tác kế hoạch mà còn là vấn đề cần đổi mới của toàn bộ nền kinh tế
kể từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành. Tư duy và nhận thức của
một thời kỳ bao cấp kéo dài vẫn còn tồn tại trong cách thức làm việc ở
một số cán bộ trong bộ máy Nhà nước đặc biệt là những cán bộ có liên
quan đến công tác kế hoạch. Do vây vấn đề đổi mới tư duy và nhận thức
về công tác kế hoạch là công việc hết sức quan trọng và cần thiết phải
tiến hành trước tiên trong công cuộc đổi mới kế hoạch hoá nói chung và
kế hoạch 5 năm nói riêng. Bời vì nếu tư duy và nhận thức của đội ngũ
ra những kế hoạch không những không giúp Nhà nước quản lý nền kinh
tế mà còn kìm hãm quá trình phát triển kinh tế dẫn tới tụt hậu, lệch khỏi
mục tiêu định hướng của nền kinh tế xã hội.
2. Đổi mới phương thức xây dựng và quản lý kế hoạch 5 năm.
2.1. Đổi mới trong công đoạn lập kế hoạch.
Trong công đoạn này chúng ta tiến hành đổi mới từ quá trình thu thập,
sử lý thông tin. Cần cập nhật thường xuyên thông tin, sử lý thông tin
bằng các phương pháp khác nhau và bằng những công cụ tiên tiến từ đó
có những dự báo về các hiện tượng kinh tế xã hội có chất lượng tốt nhất.
Trong quá trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu, mục tiêu cần dựa vào
những căn cứ khoa hoc, những quy luật kinh tế –xã hội và những thông
tin có được. Không được chạy theo xu hướng thành tích từ đó đặt ra
những mục tiêu qua cao hay quá thấp xa rời thực tế, xa rời mục tiêu
chung của cấp kế hoạch cao hơn ( chiến lược phát triển kinh tế xã hội và
quy hoach phát triển ).
Trong quá trình phác thảo các kế hoạch thực hiện cần có nhiều phương
án khác nhau để đối phó với những thay đổi bất ngờ khách quan.
Cần phân tích các chính sách hiện hành từ đó hoàn thiện các chính sách
hiện hành và đề xuất các chính sách giải pháp mới.
Trước hết để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra thì mọi cá nhân cơ quan
ban ngành có liên quan đến quá trình thực hiện kế hoạch cần tuyệt đối
trung thành với những công việc của từng bộ phận cụ thể. Cần tiến hành
các công việc đúng tiến độ, đúng chất lượng và đảm bảo hiệu quả kinh tế
–xã hội cao nhất có thể. Trong phân công tổ chức thực hiên cần bố trí
đúng người đúng việc, tránh sự trùng lặp công việc, chức năng quyền
hạn cũng như nghĩa vụ.
Trong quá trình thực hiện cần liên kết chặt chẽ giữa các kế hoạch theo
ngành, địa phương và vùng lãnh thổ với nhau, từ đó phát huy sức mạnh
của toàn xã hội vào thực hiện từ đó tạo thành hệ thống kế hoạch tổng thể
kinh tế quốc dân.
Kế hoạch kinh tế quốc dân là kế hoạch cho mọi thành phần kinh tế
trong xã hội két quả của viêc thực hiện kế hoạch phụ thuộc vào sự huy
động mọi nguồn lực toàn xã hội, phụ thuộc vào sự nỗ lực của các tầng
lớp trong xã hội. Chính vì vậy, quá trình xây dựng và điều hành thực
hiện kế hoạch cần có sự tham gia của mọi giới, mọi ngành đặc biệt là
giới khoa học và doanh nghiệp.
2.3 Trong giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch.
Trong giám sát đánh giá cần chú ý mọi công đoạn của việc thực hiện
kế hoạch, khi có những biểu hiện lệch hướng mục tiêu hay có những tác
Cần giám sát, đánh giá trung thực, thẳng thắn nêu ra những tồn tại, hạn
chế tình trạng bao che từ đó xem lại vấn đề và rut ra bài học cho những
lần sau.