Giải pháp về marketing:

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Công nghệ Tân Tiến đến năm 2015 pot (Trang 62 - 66)

- Chiêu thị: Hiện tại Công ty chưa quan tâm đến các vấn đề khuyết trương thương hiệu, tên tuổi của Công ty “Công nghệ Tân tiến”, đây là mặc hạn chế cần khắc phục.

44 1 63 12 28 Môi trường chính trị, xã hội ổn định,

3.5.2. Giải pháp về marketing:

Chủ yếu tập trung vào các giải pháp sau: 3.5.2.1. Giải pháp sản phẩm:

Chủ yếu tập trung vào phương châm của công ty là “Công nghệ tân tiến” với các sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới nhất. Tuy nhiên Công ty cần phải chú trọng đến nhu cầu thực tế khách hàng trong từng giai đoạn cụ thể bằng việc phát huy những giá trị năng lực cốt lõi của Công ty về Công nghệđi đầu, Dịch vụ khách hàng là trên hết kết hợp với các điểm mạnh vốn có để xây dựng Công ty ngày một phát triển.

Tóm lại, Công ty cần tập trung vào những sản phẩm có tính chất sau: + Xu hướng công nghệ ngày càng cải tiến nhanh, mạnh, gọn nhẹ.

+ Xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng ngày càng tăng trong tương lai. + Sản phẩm có tỷ suất sinh lợi cao nhất.

+ Sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích cũng như tạo được sự khác biệt trong nhận thức của người tiêu dùng.

+ Những sản phẩm phải tạo được thế mạnh phát triển của công ty so với các đối thủ khác.

3.5.2.2. Giải pháp về giá cả:

Chính sách giá của Công ty hiện nay đang bị hạn chế do mâu thuẫn giữa giá Đại lý và giá bán lẻ, trong đó giá đại lý buộc phải theo chính sách rẻ nhất, còn giá bán lẻ

không thể là giá rẻ để cạnh tranh với các đại lý được. Do đó tùy theo từng giai đoạn hoạt động với các chính sách ưu tiên phát triển từng mảng khách hàng riêng mà Công ty đưa ra các chính sách hợp lý nhằm dung hòa mâu thuẫn trên.

Trong giai đoạn hiện tại Công ty chú trọng vào phát triển mảng khách hàng đại lý nên phải tập trung vào chính sách giá rẻ cho các đại lý, bên cạnh đó khách hàng trực tiếp là

đối tượng chính của Công ty trong tương lai, nên công ty vẫn phải cố gắng tập trung phát triển thương hiệu, trước mắt chú trọng đến dịch vụ với phương châm “giá vừa phải, dịch vụ tốt nhất” để tạo nền tảng cho chiến lược phát triển lâu dài.

3.5.2.3. Giải pháp về phân phối:

Đối với 2 kênh phân phối hiện nay đó là kênh bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng, và kênh phân phối cho khách hàng công ty, đại lý. Theo số liệu thống kê từ năm 2006 đến 2008 thì mảng khách hàng đại lý chiếm 70% và khách lẻ trực tiếp chiếm 30% doanh thu của Công ty. Do đó trong giai đoạn đến 2015 Công ty cần tập trung vào kênh bán hàng đại lý để duy trì sự phát triển như hiện nay, nhưng đồng thời phải xây dựng nền tảng cho kênh bán bán lẻ trực tiếp để tạo chỗ đứng vững chắc trong tương lai lâu dài.

Để tập trung vào kênh bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng, Công ty cần phát triển hệ thống chuỗi gồm 1 trung tâm chính và 3 cửa hàng bán lẻ tại các khu phố máy tính ở TP.HCM, mở 2 trung tâm bán lẻ tại Cần Thơ và Đà Nẵng, đồng thời cần phải cải thiện và phát huy hơn dịch vụ bán hàng và sau bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thông qua chính sách “giá vừa phải, dịch vụ tốt nhất”. Qua đó, Công ty sẽ củng cố được khách hàng hiện tại cũng như thu hút được lượng khách mới từđối thủ cạnh tranh.

Đối với khách hàng Đại lý, Công ty cần duy trì và phát triển các đại lý hiện tại trong địa bàn TPHCM và tiến tới phát triển các thành phố lớn trong cả nước với chính sách chủđạo là “giá cả tốt nhất, giao hàng nhanh nhất”.

Bên cạnh đó, Công ty cũng cần mở rộng việc bán hàng qua mạng. Hiện nay, Công ty đã có kênh bán hàng qua mạng nhưng số lượng bán vẫn chưa được như mong muốn, chủ yếu là khách hàng tiếp cận thông tin sản phẩm, giá cả, còn việc mua hàng vẫn trực tiếp thông qua nhân viên kinh doanh hoặc tại các cửa hàng. Tuy nhiên bán hàng trực tuyến sẽ là kênh bán hàng phổ biến trong tương lai khi mà xã hội càng phát triển, thu nhập của người dân được cải thiện, và thời gian của khàch hàng có giới hạn thì việc chọn phương thức mua hàng qua mạng là hiệu quả và tiện lợi vì nó tốn ít thời gian đi lại của khách hàng.

3.5.2.4. Giải pháp về chiêu thị:

Về chương trình khuyến mãi: hiện nay do Công ty tập trung vào mảng khách hang Đại lý với chính sách cạnh tranh về giá cả là chính nên Công ty chưa qua tâm

đứng mức đến các chương trình khuyến mãi.

Do đó, để tăng sức hấp dẫn khi mua hàng đối với khách hàng, Công ty nên đầu tư nghiên cứu, tung ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn và phải đi trước đối thủ

cạnh tranh để duy trì, củng cố khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới.

Công ty, cần tung ra các chương trình khuyến mãi có yếu tố bất ngờ với thời gian khuyến mãi ngắn, đồng thời Công ty cũng nên có chiến lược quảng cáo dài hạn nhằm gợi nhớđến hình ảnh “Công nghệ tân tiến” trong nhận thức của khách hang.

Về chăm sóc khách hàng: hiện nay, Công tác chăm sóc khách hàng của Công ty

được thực hiện trực tiếp qua các nhân viên kinh doanh và kỷ thuật tương đối tốt. Tuy nhiên, trong thời gian tới với nhu cầu khách hàng ngày càng cao và đa dạng, đội ngũ

cán bộ, nhân viên công cần phải đầu tư trang thiết bị, kỷ năng, nghiệp vụđể giải quyết tốt bất kỳ yêu cầu nào của khách hàng. Các bộ phận, phòng ban trong Công ty cần thiết lập các kho lưu trữ thông tin về khách hàng. Dựa trên những dữ liệu về khách hàng công ty sẽ thiết lập chương trình đặc biệt dành cho từng nhóm đối tượng khách hàng riêng để đáp ứng tối đa nhu cầu của họ.

Về thương hiệu: Công ty cần chú ý đến thương hiệu gắn liền với tên tuổi của Công ty “Công nghệ Tân tiến” từ đó có các chính sách phù hợp. Mục đích chính của xây dựng thương hiệu là để tăng sự nhận thức trong tâm tưởng của người tiêu dùng đối với thương hiệu Công ty, do đó các vấn đề liên quan đến xây dựng thương hiệu mà Công ty có thế mạnh cần phải được kết hợp chặc chẽ, hài hòa để thương hiệu Công nghệ tân tiến trở thành thương hiệu đáng tin cậy khi khách hàng có nhu cầu mua sắm hàng hóa công nghệ cao trong tương lai.

3.5.3. Giải pháp về nghiên cứu và phát triển: Công ty cần tập trung vào 2 vấn đề chính:

- Tăng cường đầu tư hoạt động nghiên cứu và phát triển thông qua việc nâng cấp cơ sở vật chất, con người.

- Do đặc điểm của Công ty là một công ty thương mại, phân phối các sản phẩm có tính chất, yêu cầu cao về kỹ thuật, công nghệ nên Phòng nghiên cứu và phát triển

cầu đầu tư nghiên cứu, đưa ra những định hướng chiến lược sản phẩm, công nghệ cho Công ty. Trước mắt cần tập trung nghiên cứu khả năng ứng dụng và phân phối các sản phẩm công nghệ mới của các Hãng sản xuất nước ngoài trong thời gian sớm nhất, để

tạo sự khác biệt cho Công ty. Đây là yếu tố kiên quyết để thực hiện thành công chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.

3.6. MỘT SỐ KIẾN NGHỊĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

Có 3 vấn đề tồn tại dai dẳng và đặc biệt nổi lên trong giai đoạn khó khăn hiện nay,

đó là:

- Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.

- Nhà nước cần đẩy nhanh cải cách hành chính, trong sạch hoá bộ máy công chức nhằm hạn chế tình trạng tham ô, nhũng nhiễu doanh nghiệp, nhất là các ngành Hải Quan, thuế, Quản lý thị trường.

- Nhà nước cần có các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, gây ra sự cạnh tranh không công bằng, rối loạn thị trường.

Nhà nước có thực hiện tốt các vấn đề này thì những doanh nghiệp làm ăn chân chính mới có cơ hội kinh doanh và phát triển được.

KT LUN

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay thì việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển là một công việc đầy khó khăn và thử thách. Do đó, Công ty Cổ phần Công nghệ Tân Tiến cần phát huy những năng lực cốt lõi của mình đồng thời phải kết hợp đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo 4 chiến lược chủđạo đó là:

- Chiến lược phát triển thị trường

- Chiến lược thâm nhập thị trường

- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Công nghệ Tân Tiến đến năm 2015 pot (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)