CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TÂN TIẾN
2.2.2. Môi trường vi mô
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Do kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, phân phối hàng hóa nên có thể nói đối thủ cạnh tranh của công ty là rất nhiều, công ty đang bị cạnh tranh gay gắt toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Ví dụ trong lĩnh vực sản phẩm Công nghệ thông tin: Bên cạnh các công ty lắp ráp máy tính trong nước như CMS, FPT, Mekong Green, Robo, … và các
đại lý ủy quyền của các hãng sản xuất lớn như Sony, HP, Dell, Acer, … còn có hàng trăm công ty nhập khẩu máy nguyên chiếc từ các hãng nước ngoài, bao gồm cả máy mới và máy cũ. Tương tự như vậy, ở lĩnh vực các sản phẩm cung cấp nguồn điện áp lực cạnh tranh từ các đối thủ là rất lớn.
2.2.2.2. Khách hàng
Do đặc thù kinh doanh đa ngành nên công ty có những nhóm khách hàng riêng biệt:
Nhóm khách hàng SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: Là bộ phận chiến lược chính trong công ty, chiếm 60% doanh số và lợi nhuận toàn công ty. Bộ
phận này chuyên phân phối sản phẩm máy tính xách tay và các sản phẩm tin học khác của hãng nổi tiếng trên thế giới như IBM - Lenovo, HP - Compaq, Dell, Sony, Toshiba, Apple…, bao gồm 2 mảng khách hàng chính:
Mảng Phân phối và bán hàng dự án là bộ phận phân phối các sản phẩm thông qua hệ thống đại lý và hệ thống hỗ trợ dự án cho các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp. chiếm 80% doanh số của nhóm khách hàng sản phẩm CNTT. Thế mạnh của mảng này là sự cạnh tranh về giá và khả năng đáp ứng hàng theo yêu cầu trong thời gian nhanh nhất là một trong những điểm khác biệt tạo nên sự tin cậy từ các đối tác lớn
đối với Công ty.
Trung tâm bán lẻ máy tính và thiết bị công nghệ thông tin (MRS) hiện nay chỉ chiếm 20% doanh số của nhóm khách hang sản phẩm CNTT, nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh trong tương lai của công ty về hướng “Phát triển mô hình chuỗi các cửa hàng trên phạm vi toàn quốc, đồng dạng về hình thức và chất lượng dịch vụ, nhằm mang tới cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện ích trong việc mua sắm các sản phẩm công nghệ”.
Nhóm khách hàng của SẢN PHẨM CUNG CẤP NGUỒN ĐIỆN (SBU 2)
Nhóm này chiếm 30% doanh số và lợi nhuận toàn công ty. Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, thiết bị cung cấp nguồn điện tại Việt Nam, bao gồm hai mảng khách hàng chính:
+ Mảng khách hàng Máy phát điện và các sản phẩm phục vụ điện công nghiệp: khách hàng này chủ yếu là các công ty, mua sắp sản phẩm thông qua hình thức đấu thầu, chào giá cạnh tranh. Đặc trưng của nhóm khách hàng này là tính chất không ổn
định và khả năng chiếm dụng vốn lớn.
+ Mảng khách hàng Pin và các sản phẩm phục vụđiện dân dụng: chủ yếu là các cửa hàng chuyên phân phối và bán lẻ các thiết bịđiện dân dụng ở các chợđầu mối,
2.2.2.3. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp hiện nay của công ty gồm hai nguồn riêng biệt cho hai nhóm ngành kinh doanh chính của công ty:
- Nhóm ngành sản phẩm CNTT: các sản phẩm này 100% được nhập khẩu từ Mỹ
thông qua hai nhà cung cấp truyền thống của công ty, điều này mang lại thuận lợi về
chất lượng hàng hóa, mức độ tin tưởng, tín nhiệm trong khâu đặt hàng, thanh toán. Nhưng do hạn chế về tài chính và mạng lưới thu gom hang nên dễ xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng trong những đợt cao điểm bán hàng.
- Nhóm sản phẩm cung cấp nguồn điện: chủ yếu do các nhà sản xuất trong nước cung cấp và nhập khẩu từ Trung Quốc, điều này mang lại lợi thế cạnh tranh về giá, nhưng thường gặp khó khăn từ chất lượng và dịch vụ giao hang, thanh toán.
2.2.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Những năm gần đây, tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, cùng với các khu phố kinh doanh sản phẩm CNTT hiện hữu thì sự chuyển hướng và thành lập mới các trung tâm điện máy (trong lĩnh vực nhưđiện máy, điện lạnh, điện gia dụng, kỹ thuật số, điện thoại di động…) ngày càng gia tăng, như trung tâm điện máy Nguyễn Kim, Thiên hòa, Ideas,Phan Khang, …. Các cửa hàng, siêu thịđiện thoại di
động chuyển sang kinh doanh đa dạng các sản phẩm CNTT như Thế giới di động, Viễn Thông A, Thế giới số, … đã làm môi trường kinh doanh trong lĩnh vực hàng
điện máy – CNTT ngày càng quyết liệt hơn. 2.2.2.5. Mặt hàng thay thế
Tuy hoạt động kinh doanh hiện nay của công ty chỉ là phân phối hàng hóa từ các nhà cung cấp. nhưng các sản phẩm thay thế có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiện hữu của công ty. Có hai loại hình thay thếđó là:
+ các sản phẩm dịch vụở những dạng khác nhau nhưng có chung công dụng hay đặt tính sử dụng (tiếng Anh định nghĩa loại này là substitute) ví dụ các loại máy tính để
bàn cạnh tranh với máy tính xách tay
+ các sản phẩm và dịch vụ có hình thức khác nhau, chức năng khác nhau, nhưng phục vụ cùng một mục đích (tiếng Anh định nghĩa loại này là alternatives)9
(W.Chan Kim – 2006, pp 87-97), ví dụ các loại điện thoại di động thông minh (Smart phone) cạnh tranh với máy tính xách tay.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) (tổng hợp kết quả 10 bảng câu hỏi phỏng vấn – xem phụ lục đính kèm)
STT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng của các yếu tố Phân loại Sốđiểm quan trọng 1 2 3 4 5 6 Tốc độ phát triển của ngành công nghệ
thông tin rất cao.
Các chính sách của Chính phủ hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin.
Nhu cầu về sản phẩm công nghệ thông tin ngày càng phong phú đa dạng.
Môi trường chính trị, xã hội ổn định, thu hút
đầu tư nước ngoài.
Tốc độ phát triển kinh tế của Việt nam cao Thị trường tiềm năng lớn 0,10 0,07 0.10 0.07 0,08 0,10 4 2 3 1 3 3 0,40 0,14 0,30 0,07 0,24 0,30 7 8 9 10 11 12 Sự mở rộng đầu tư của các trung tâm điện máy và tập đoàn bán lẻ lớn
Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp.
Thu nhập của người tiêu dùng còn thấp. Phụ thuộc nguồn cung cấp sản phẩm, linh kiện nước ngoài.
Chính sách tài chính tiền tệ thay đổi liên tục.
Ảnh hưởng của khủng hoản kinh tế làm cho nhu cầu sử dụng sản phẩm CNTT giảm sút. 0,09 0,07 0,08 0,10 0,07 0,07 2 2 2 3 2 2 0,18 0,14 0,16 0,30 0,14 0,14 Tổng cộng 1,00 2,51
Nhận xét: Sốđiểm quan trọng tổng cộng là 2,51 (so với mức trung bình là 2,5) cho thấy khả năng phản ứng của Công ty chỉ dừng ở mức trung bình đối với các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài. Các yếu tố như mức độ cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm nhập khẩu cũng như trong nước khi gia nhập WTO, phụ thuộc nguồn cung cấp sản phẩm nước ngoài là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, mức phản ứng hiện tại của Công ty đối với các yếu tố
này vẫn còn ở mức thấp. Vì vậy, chiến lược kinh doanh phải nhằm nâng cao khả năng phản ứng của Công ty đối với các yếu tố trên. Bên cạng đó, phản ứng của Công ty đối với các cơ hội từ môi trường bên ngoài như nhu cầu về sản phẩm công nghệ thông tin ngày càng phong phú, đa dạng, tốc độ phát triển của ngành mạnh, thị trường tiềm năng lớn, ... Do đó,chiến lược kinh doanh cũng phải nhằm tận dụng những cơ hội này.