Nhưng họ cũng nói rằng luật chống phá giá và các quy định của luật này, đặc biệt là những

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Trang 40 - 45)

và các quy định của luật này, đặc biệt là những công thức phức tạp mà Chính phủ áp dụng để tính thuế, là mang tính đọc đoán và gây các trở ngại cho các Công Ty hoạt động theo các nguyên tắc thông thường tại thị trường quốc tế.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) có quyền quyết định liệu vấn đề bán phá giá có xảy trên thực tế hay không và mức thuế nào sẽ được áp đặt.

Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC) là cơ quan đưa ra phán quyết cuối cùng, quyết định xem liệu DN Mỹ - trong vụ kiện này là các doanh nghiệp tôm bị “thiệt hại vật chất” do hàng nhập khẩu hay không?.

Cho tới nay DOC và USITC đều có những phán quyết sơ bộ ủng hộ người đánh bắt tôm ở Mỹ. Theo luật hiện nay, khoản tiền thuế sẽ được dành để trợ cấp cho ngành công nghiệp tôm nội địa.

Theo các nhà kinh tế, yếu tố gây tranh cãi nhất về luật chống phá giá là cách thức DOC tính thuế chống phá giá.

Các nhà kinh tế của DOC sẽ xem xét sự khác biệt giữa giá của sản phẩm NK với giá trị thị trường hợp lý. Nếu giá NK thấp hơn, có nghĩa là các Công Ty nước ngoài đang bán sản phẩm vào Mỹ với giá rẻ, như vậy xuất hiện hiện tượng bán phá giá.

Tuy nhiên theo Michael Moore và một số nhà kinh tế khác, khó khăn chính ở đây là làm sao so sánh giá NK thực tế với “giá thị trường hợp lý” ở một số trường hợp việc so sánh gần như là điều không thể, bởi hầu như chẳng ai biết rõ “giá thị trường hợp lý”.

Trên thế giới, từ năm 1995-2002 các nước và vùng lãnh thổ bị điều tra bán phá giá nhiều nhất trong thương mại quốc tế là:

Trung quốc: 308 vụ

Hàn quốc: 160 vụ

Mỹ: 115 vụ

Đài Loan: 109 vụ

Indonexia: 91 vụ...

Như vậy, so với các nước khác thì số vụ mà DN Việt Nam bị điều tra là con số rất nhỏ. Dù Việt Nam đã bị kiện phá giá cách đây 10 năm nhưng chúng ta không có một kế hoạch cụ thể để đương đầu với vấn đề về giá cả và chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Trang 40 - 45)