Phân tích đòn bẩy kinh doanh

Một phần của tài liệu Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu (Trang 59 - 65)

II. Cơ cấu lao động

4.2.4.Phân tích đòn bẩy kinh doanh

6. Tondena Rhum Gold 700ml 99.230 95.239 3.991,00 4.005 14 Bình quân 1đơn vị 65,

4.2.4.Phân tích đòn bẩy kinh doanh

Đòn bẩy kinh doanh còn có cách gọi khác là đòn bẩy hoạt động, đòn cân định phí.

Đòn bẩy kinh doanh là một chỉ tiêu chỉ rõ cách thức sử dụng, bố trí kết cấu chi phí trong mối quan hệ với lợi nhuận, đòn bẩy kinh doanh là tiêu thức dùng đo lường tốc độ tăng của lãi thuần theo doanh thu.

Đòn bẩy kinh doanh dùng đo lường sự nhạy cảm của lợi nhuận (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) trước sự thay đổi của số lượng và mức độ nhạy cảm này lệ thuộc vào cơ cấu chi phí - tức tỷ lệ định phí, biến phí của từng bộ phận, của từng công ty.

Độ lớn của đòn = Doanh thu - Biến phí = Hiệu số gộp Doanh thu - Biến phí - Định

phí Lợi nhuận trước thuế

Mối quan hệ giữa lợi nhuận - Doanh thu - Độ lớn đòn bẩy kinh doanh dùng đo lường sự nhạy cảm của lợi nhuận trước sự thay đổi của khối lượng hoạt động. Ta có thể viết lại độ lớn đòn bẩy kinh doanh như sau:

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Tốc độ tăng lợi nhuận Tốc độ tăng doanh thu

Qua công thức trên cho chúng ta biết khi doanh thu tăng 1% thì lãi thuần tăng bao nhiêu %.

Qua số liệu trên ta tính được đòn bẩy kinh doanh của các bộ phận năm 2007 như sau:

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh = 395.783 ≈ 2,1 lần 187.694

Như vậy ở bô phận dịch vụ khách sạn thì tốc độ tăng lãi thuần gấp 2,1 lần tốc độ tăng của doanh thu. Vì vậy nếu doanh thu tăng 1% thì lãi thuần của bộ phận sẽ tăng 2,1%.

Tính toán tương tự cho các bộ phận khác ta có:

Qua số liệu bảng 4.14 ta thấy: Trung tâm phân phối sản phẩm có độ lớn đòn bẩy kinh doanh lớn nhất 5,8 lần, các Cửa hàng có độ lớn đòn bẩy kinh doanh bé hơn và chung toàn công ty độ lớn đòn bẩy kinh doanh là 1,5 lần.

Do đó khi doanh thu các bộ phận tăng một tỷ lệ như nhau thì tỷ lệ lãi thuần ở Trung tâm phân phối sản phẩm là tăng lớn nhất và các Cửa hàng tỷ lệ tăng lợi nhuận nhỏ hơn. Qua đây cũng giúp lãnh đạo công ty có được cơ sở tính toán nên đầu tư vào bộ phận nào để có lợi nhuận tốt nhất.

Bảng 4.14. Bảng tính độ lớn đòn bẩy kinh doanh năm 2007 Mục Hiệu số gộp

(1.000 đ)

Lãi thuần (1.000 đ)

Đòn bẩy kinh doanh (lần) I. Toàn công ty 5.723.799 3.831.558 1,5 II. Các bộ phận 1. Dịch vụ khách sạn 395.783 187.694 2,1 2. TTPPSP 794.601 138.029 5,8 3. Cửa hàng số 1 1.366.850 1.085.338 1,3 4. Cửa hàng số 2 1.870.385 1.491.884 1,3 5. Cửa hàng số 3 1.296.181 928.613 1,4 III. Một số mặt hàng cụ thể 1. Vang đỏ Passion 750 ml 7.767 306 25,38 2. Vang trắng Passion 750 ml 4.443 -572 (7,77) 3. Vang Passion Clasis 750 ml 2.615 -756 (3,46) 4. Brandy Gran Matador 700 ml 2.905 65 44,69 5. Gin cao cấp Premium 750 ml 3.272 91 35,96 6. Tondena Rhum Gold 700 ml 3.991 -14 (285,07) 7. Tondena Rhum Silver 700 ml 3.380 78 43,33 8. Rhum - 2 chai (hộp quà) 3.806 646 5,89 9. Antonov Vodka 700 ml 4.920 181 27,18

10. Khác 5.004 55 90,98

Đối với các mặt hàng tại Trung tâm phân phối sản phẩm : độ lớn đòn bẩy kinh doanh của mặt hàng rượu là lớn điều này nói lên rằng ngoài sự nhạy cảm với biến động của doanh thu - nó còn cho chúng ta biết tỷ lệ định phí ở đây cao - mà ở đây không phải là do đầu tư lớn mà là do chưa sử dụng hết công suất của tài sản cố định, các trang thiết bị hiện có .Qua phân tích ta thấy khi doanh thu của các bộ phận tăng giảm một lượng nhất định thì lãi thuần của đơn vị cũng sẽ tăng giảm một lượng tương ứng với độ lớn đòn bẩy kinh doanh.

Với những nghiên cứu ở trên ta có thể nói:

- Những đơn vị, doanh nghiệp, mặt hàng có hệ số đòn bẩy kinh doanh lớn sẽ nhạy cảm với lãi, lỗ hơn: như mặt hàng rượu.

- Những đơn vị có tỷ trọng định phí cao - thì đơn vị đó dễ dàng thích ứng khi tăng số lượng hàng hoá tiêu thụ, nhưng nếu số lượng hàng hoá tiêu thụ giảm thì đơn vị nào có tỷ trọng định phí lớn sẽ bị chịu hậu quả nhiều hơn.

Vì vậy sự đầu tư luôn phải phù hợp với thị trường tiêu thụ và phải luôn dự báo những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.

Trong trường hợp của Công ty Exseco nếu có điều kiện tăng doanh thu thì nên đầu tư vào Trung tâm phân phối sản phẩm. Nếu doanh thu không tăng hoặc có chiều hướng giảm thì nên tập trung vào các Cửa hàng vì ở đây hệ số đòn bẩy kinh doanh nhỏ, nó biến động ít khi có biến động về doanh thu.

4.2.5. Phân tích điểm hoà vốn

- Phân tích điểm hòa vốn cho toàn công ty

Trên thực tế công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng khác nhau, mỗi mặt hàng lại có rất nhiều chủng loại khác nhau. Việc xác định hiệu số gộp đơn vị để xác định sản lượng hòa vốn cho từng sản phẩm là công việc vô cùng phức tạp. Trên góc độ để lãnh đạo công ty điều hành kinh doanh đảm bảo hiệu quả chúng ta xác định chỉ tiêu là doanh thu hòa vốn cho từng bộ phận theo công thức:

Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí Tỷ lệ hiệu số gộp Tỷ lệ hiệu số gộp = Hiệu số gộp x 100

Doanh thu

Căn cứ vào số liệu trên chúng ta tính được doanh thu hòa vốn cho các bộ phận trong công ty như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ hiệu số gộp bộ phận = 395.783 x 100 = 38,5% 1.025.59

0

Doanh thu hòa vốn bộ = 208.089 = 504.490.910 38,5%

Tính toán tương tự cho các bộ phận khác:

Bảng 4.15. Bảng tính doanh thu hòa vốn năm 2007

Đơn vị tính: 1.000 đ Mục Hiệu số gộp Định phí Tỷ lệ hiệu số gộp (%) Doanh thu hoà vốn

I. Toàn công ty 5.723.799 1.892.242 7,2 26.417.659II. Các bộ phận II. Các bộ phận 1. Dịch vụ khách sạn 395.783 208.089 38,6 539.220 2. TTPPSP 794.601 656.572 4,0 16.324.924 3. Cửa hàng số 1 1.366.850 281.512 7,4 3.807.383 4. Cửa hàng số 2 1.870.385 378.501 8,1 4.651.804 5. Cửa hàng số 3 1.296.181 367.568 7,3 5.006.350 II. Một số mặt hàng cụ thể 1. Vang đỏ Passion 750 ml 7.767 7.461 3,93 189.847 2. Vang trắng Passion 750 ml 4.443 5.015 3,35 149.701 3. Vang Passion Clasis 750 ml 2.615 3.371 1,08 312.130 4. Brandy Gran Matador 700 ml 2.905 2.840 4,25 66.84 5. Gin cao cấp Premium 750 ml 3.272 3.180 4,15 76.627 6. Tondena Rhum Gold 700 ml 3.991 4.005 4,02 99.627 7. Tondena Rhum Silver 700 ml 3.380 3.302 2,07 159.517 8. Rhum - 2 chai (hộp quà) 3.806 3.159 4,67 67.645 9. Antonov Vodka 700 ml 4.920 4.739 4,02 117.886

10. Khác 5.004 4.949 6,36 77.814

Từ số liệu trên ta thấy trong năm 2007:

- Toàn công ty doanh thu thực tế (79.910.179.000 đ) đã vượt qua doanh thu hòa vốn (26.417.659.000 đ).

- Các Cửa hàng, trung tâm, khách sạn, dịch vụ đều có doanh thu thực tế lớn hơn doanh thu hòa vốn.

Điều này khẳng định thêm công ty trong năm 2007 kinh doanh có lãi. Đối với các mặt hàng cụ thể: trong 9 mặt hàng đưa ra nghiên cứu có 6 mặt hàng có doanh thu thực tế lớn hơn doanh thu hòa vốn. Có 3 mặt hàng (Vang trắng Passion, Vang Passion Clasis, Tondena Rhum Gold) doanh thu thực tế chưa vượt qua điểm hoà vốn. Vì khi vượt qua điểm hòa vốn tỷ lệ tăng của doanh thu là tỷ lệ tăng của hiệu số gộp. Mức tăng của hiệu số gộp là mức tăng của lãi thuần. Vì vậy đối với những mặt hàng đã vượt qua điểm hòa vốn công ty có điều kiện đẩy mạnh bán ra tăng doanh thu thì lãi của công ty sẽ tăng đúng với tỷ lệ tăng của tỷ lệ hiệu số gộp.

giúp lãnh đạo công ty có cơ sở để điều hành kinh doanh một cách hợp lý khi có các biến động, tác động của thị trường vào hoạt động kinh doanh như nhân tố giá cả, chi phí.

Nếu giá bán tăng, biến phí (giá mua + biến phí bán hàng) không đổi thì doanh thu tăng, biến phí không đổi làm cho hiệu số gộp tăng, vì vậy khối lượng hòa vốn (doanh thu hòa vốn) sẽ giảm xuống. Trong trường hợp này công ty nên đẩy mạnh bán ra.

Nếu giá bán không đổi - biến phí tăng (như giá mua hàng hóa tăng nhưng giá bán không đổi) trong trường hợp này doanh thu không đổi, biến phí tăng do đó làm hiệu số gộp giảm, dẫn đến tỷ lệ hiệu số gộp giảm làm doanh thu hòa vốn tăng.

Nếu tỷ lệ giá bán tăng nhưng tỷ lệ tăng nhỏ hơn tỷ lệ tăng của biến phí thì doanh thu hòa vốn sẽ tăng lên so với doanh thu hòa vốn ban dầu.

Thông qua số liệu phân tích điểm hòa vốn ở trên cũng giúp lãnh đạo công ty kết hợp tốt nhất các yếu tố định phí và biến phí như đầu tư thêm thiết bị để giảm lao động, tăng quảng cáo để tăng số lượng bán ra, thay thế bán trực tiếp bằng bán qua đại lý.

- Đối với từng mặt hàng cụ thể có thể áp dụng phương pháp phương trình để tính được điểm hòa vốn.

Theo khái niệm về điểm hòa vốn đã nêu ở trên ta thấy chỉ có doanh thu, biến phí và định phí được dùng để tính điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn được xác định bằng đơn vị sản phẩm bán ra hay doanh thu bán hàng. Công thức chung để tính điểm hòa vốn là:

Doanh thu = Tổng chi phí = Định phí + Biến phí

Khi ta biết được tổng định phí, biến phí 1 đơn vị và giá bán 1 đơn vị thì sản lượng hòa vốn được tính toán ra dễ dàng như sau:

g . X = b + a . X Trong đó:

g - Giá bán 1 đơn vị

b - Tổng định phí của sản phẩm đó a - Biến phí đơn vị

X - Số lượng sản phẩm

Từ đó căn cứ vào số liệu trên Bảng ta tính được sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn cho từng sản phẩm tại:

- Bình thông cống: có giá bán là 22.730 đ. Biến phí đơn vị là 21.947 đ. - Tổng định phí: 3.670.000 đ.

Vậy sản lượng hòa vốn là: 22.730 X = 3.670.000 + 21.946 X => X = 4.681 (sp)

Doanh thu hòa vốn là: 4.681 x 22.730 = 106.399.130 đ.

(Doanh thu hòa vốn của từng mặt hàng thuộc Trung tâm phân phối sản phẩm xem phần phụ lục). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu (Trang 59 - 65)