- Đầu tư KTCB bq/ha 1000đ 28
2.5.3. Phân tích mức độ quan trọng của các nhân tố đến tình hình phát triển sản xuất Cao su theo ý kiến đánh giá của các hộ điều tra
Cao su theo ý kiến đánh giá của các hộ điều tra
Để tìm hiểu sự tác động của các nhân tố vi mô như: Vốn, kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm, lao động, quy mô diện tích…có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình sản xuất cao su của các hộ gia đình chúng tôi đã tiến hành điều tra tầm quan trọng của các nhân tố theo đánh giá của người dân trên địa bàn 2 xã Hương Bình và Bình Điền và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS.
* Cách xây dựng:
Mức độ đánh giá Điểm Xã Mặc định
Không quan trọng 1 Hương Bình 1
Quan trọng ít 2 Bình Điền 2
Quan trọng vừa 3
Quan trọng 4
Rất quan trọng 5
(Với độ tin cậy bằng 95%. Nếu P (mức ý nghĩa) <= 0,05 thì có sự khác biệt trong đánh giá mức độ quan trọng của người dân ở 2 xã và ngược lại).
Kết quả phân tích phương sai ANOVA – MEAN (chi tiết xem phần phụ lục …) được tổng hợp ở bảng 20 chỉ ra rằng có sự khác biệt ở 1 câu trong tổng số 9 câu (Giá trị xác suất lớn nhất là p= 0,007, F= 8,178 ở câu 8), sự khác biệt thể hiện: Những hộ ở xã Bình Điền cho rằng nhân tố “Đường giao thông” quan trọng trong việc phát triển sản xuất cao su với Mean=4,3 , trong khi những hộ ở xã Hương Bình lại cho rằng yếu tố này quan trọng ở mức vừa phải (với Mean= 3,2). Có sự khác biệt này xuất phát từ nguyên nhân thực tế là hệ thống đường sá ở xã Bình Điền còn khó đi, nhỏ hẹp đặc biệt chưa có hệ thống đường vào các Lô
khăn, sau khi khai thác mủ bà con phải đem về tận nhà mới tiến hành bán được vì xe không vào tận nơi để thu mua được, vả lại từ lô cao su về tới nhà khá xa nên gây rất nhiều trở ngại cho bà con. Chính vì thế, người dân nơi đây đang trông chờ các cấp chính quyền cải tạo hệ thống đường giao thông để thuận tiện trong việc sản xuất và canh tác cao su. Đối với người dân ở Hương Bình do con đường liên xóm mới được cải tạo, tuy chưa rộng rãi nhưng cũng giảm bớt nỗi lo cho người dân khi mùa mưa tới nên ta thấy họ chỉ đánh giá “đường giao thông” ở mức độ “quan trọng vừa phải” trong công tác sản xuất cao su. Vị trí địa lý hay vùng đất, địa hình canh tác có ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ngoài sự khác biệt đó thì tất cả người dân ở 2 xã đều đồng ý cho rằng thông tin giá cả, thị trường tiêu thụ quan trọng đến vấn đề sản xuất của mình, tiếp đến là kỹ thuật sản xuất. Bởi lẽ, hiện nay việc người dân tiếp cận với thông tin còn hạn chế (giá cả chỉ biết được thông qua thương lái mua hàng ngày hoặc giữa những người dân với nhau), kinh nghiệm sản xuất cây cao su chưa có nên người dân rất quan tâm đến yếu tố kỹ thuật sản xuất nhằm giảm bớt rủi ro. Yếu tố Vốn chỉ đứng ở vị trí thứ tư (quan trọng vừa) vì hầu hết người dân làm theo dự án nên được hỗ trợ giống, phân bón. Tận dụng lao động sẵn có của gia đình và do diện tích canh tác ít vì vậy yếu tố “lao động” nằm ở mức 2 “ít quan trọng” trong canh tác cao su theo đánh giá của người dân.
Nguồn: xử lý số liệu điều tra năm 2008 trên phần mềm spss
2.6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY Các nhân tố ảnh hưởng Bình Quân (Mean)