Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra 1 Kết quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 43 - 45)

- Các phương tiện thị trường:

2.3.3.Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra 1 Kết quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra

6. Tham gia tập huấn Có

2.3.3.Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra 1 Kết quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra

2.3.3.1. Kết quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra

Đối với nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng thì kết quả sản xuất được thể hiện rõ qua năng suất và sản lượng thu được. Năng suất của cây trồng không chỉ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương mà còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư thâm canh và nhiều điều kiện khác của nông hộ.

Qua số liệu điều tra được thể hiện ở bảng 15 ta thấy:

Bình quân 1ha cao su thời kỳ kinh doanh có năng suất là 27 tạ vào năm thứ nhất (năm thu bói, trung bình 15kg/ha/ngày); 36 tạ vào năm thứ hai; 39,6 tạ vào năm thứ ba và vào năm thứ 4 đạt 54 tạ, tăng 36,4 % so với năm thứ ba và 50% so với năm thứ 2. Theo lý thuyết nếu vườn cây được chăm sóc tốt thì năng suất của vườn cây sẽ tăng khá đều đặn trong những năm đầu thời kỳ kinh doanh. Quả đúng như vậy, qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy: năm thứ hai năng suất bình quân của các vườn cây tăng 7 tạ/ha so với năm đầu khai thác đạt 36 tạ/ha, và đến năm thứ 3 ( tăng 3,6 tạ/ha so với năm 2) đến

nhân của tình hình trên là do người dân thấy giá cao su ngày càng tăng cao, mặt khác cây thời kỳ đầu khai thác còn khỏe nên mủ tăng tăng đều theo năm. Bên cạnh đó, người dân muốn có tiền để nhanh chóng trả nợ và hoàn vốn đầu tư nên cạo mủ ồ ạt. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến quá trình tồn tại và cũng như sản lượng mủ của vườn cây trong thời kỳ kinh doanh sau này .

Bảng 15: Kết quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Năm 1

(thu bói)

Năm 2 Năm 3 Năm 4 N 4/N3

+/- %

Diện tích

BQ hộ Ha/hộ 1,52 1,52 1,52 1,52 0 0

Năng suất Tạ/ha 27 36 39,6 54 14.4 36,4

Sản lượng Tạ/hộ 41,04 54,72 60,192 82,08 21,9 36,4

Giá mủ 1000đ/tạ 800 800 900 1.100 200 22,2

Giá trị SX

BQ 1000đ/ha 21.600 28.800 35.640 59.400 23.760 66,7

1000đ/hộ 32.832 43.776 54.173 90.288 36.115 66,7

Nguồn: Số liệu điều tra 2008

Bình quân 1 ha cao su vào thời kỳ kinh doanh có tổng giá trị sản xuất năm thứ nhất là 21,6 triệu đồng; năm thứ hai 28,8 triệu đồng; năm thứ ba 35,64 triệu đồng và đạt 59,4 triệu đồng vào năm thứ 4, tăng 66,7% so với năm thứ ba. Xét trung bình trên một hộ mà chúng tôi điều tra thì năm 1 là 32,832 triệu đồng, đến năm 4 đạt 90,288 triệu đồng tăng 36,115 triệu đồng so với năm thứ 3.

Như vậy, nhìn chung qua các năm giá trị sản xuất đều tăng lên một cách đáng kể. Đây là một kết quả tương đối khả quan cho các hộ trồng cao su, một trong những nguyên nhân dẫn tới giá trị sản xuất tăng là do yếu tố giá bán sản phẩm mủ cao su tăng lên khá cao. Đặc biệt vào thời điểm giữa năm 2008 đạt 12 triệu đồng/tấn mủ cao su. Đây là một nguyên nhân khách quan có tác động tích cực đến các hộ trồng cao su nói chung và người trồng cao su trên vùng đất Hương Trà nói riêng.

Ngoài ra, do đất đai, thổ nhưỡng của vùng đất này phù hợp với những yêu cầu của cây cao su nên năng suất và sản lượng của các vườn cây nhìn chung khá cao và ổn định. Tuy nhiên, nhược điểm mà chúng tôi nhận thấy từ người dân là tình trạng khai thác vườn cây quá dày, trung bình mỗi tháng người dân khai thác vườn cây khoảng 20 đến 22 ngày (theo đúng định mức kỹ thuật chỉ khoảng 15 – 18 ngày) thậm chí trong thời kỳ rụng lá có một số ít người dân vẫn tiến hành cạo mủ. Người dân chỉ nhìn thấy lợi ích kinh tế trước mắt chứ chưa thấy được ảnh hưởng của hoạt động khai thác trên đối với chất lượng và khả năng cho mủ của vườn cây sau này. Đây là một thực trạng đáng báo động và cần thiết có sự can thiệp, hướng dẫn của các bộ phận chức năng cũng như chính quyền địa phương để hạn chế tình trạng trên.

Bên cạnh đó, việc hạn chế về diện tích canh tác là một trong những nguyên nhân khống chế kết quả sản xuất của nông hộ. Qua điều tra chúng tôi thấy rằng số hộ có diện tích canh tác trên 2 ha là rất ít lại không tập trung, số hộ có diện tích 1 ha thì không phải hầu hết các cây đều đủ điều kiện để khai thác (trung bình khoảng 480/555 cây). Một số khu vực canh tác nằm ở quá xa khu dân cư, đồi núi hiểm trở, chưa có đường vào các lô Cao su… cũng là một trở ngại không nhỏ, gây khó khăn cho người dân trong việc đầu tư cũng như mở rộng sản xuất.

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 43 - 45)