Lâm nghiệp: Dự kiến tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dương (Trang 62 - 63)

II, Định hướng đầu tư xây dựng cơ bản 1, Quan điểm đầu tư xây dựng cơ bản

2.1.2,Lâm nghiệp: Dự kiến tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết

2, Mục tiêu cụ thể

2.1.2,Lâm nghiệp: Dự kiến tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết

bị cho công tác quản lý và chăm sóc rừng, trong đó có đầu tư một số tuyến đường kết hợp phục vụ dân sinh và phòng chống cháy rừng.

Tổng vốn đầu tư dự kiến 16 tỷ đồng, trong đó vốn trung ương 12 tỷ đồng, ngân sách địa phương 4 tỷ đồng.

2.1.3, Thuỷ lợi

a, Hệ thống đê điều: Tiếp tục có kế hoạch tu bổ đê điều, đảm bảo công tác phòng chống lụt bão kết hợp với giao thông vận tải. Tổng vốn đầu tư trong 5 năm tới khoảng 683 tỷ đồng, cụ thể như sau:

+ Đắp đê: Tập trung đắp hoàn chỉnh các tuyến đảm bảo mặt cắt theo thiết kế, đắp cơ đê, lấp đầm ao sát chân đê. Khối lượng đắp đê trung ương quản lý khoảng 1.300.000m3, đê địa phương 1.200.000m3; gia cố đê trung ương 70.000mks, đê địa phương 120.000mks.

+ Củng cố những kè xung yếu xây dựng từ lâu, có biện pháp khắc phục tình trạng sạt lở ở một số khu vực.

+ Xây dựng và cải tạo hệ thống cống dưới đê: Đầu tư xây dựng mới những cống hư hoặc hỏng ngắn không đảm bảo chống lụt, trong đó địa phương quản lý 7 cống, trung ương 5 cống.

+ Hoàn thiện hệ thống điếm canh đê, nhà quản lý đê: xây dựng 4 nhà quản lý đê do trung ương đầu tư, 65 điếm canh đê (trung ương 5, địa phương 60).

+ Cải tạo và cứng hoá mặt đê: trước mắt tập trung cứng hoá đoạn đê gần khu dân cư tập trung, những nơi đê kết hợp đường giao thông. Hoàn thành kè 14km đê sông Thái Bình đoạn chạy qua thành phố Hải Dương, nâng cấp các tuyến đê Kim Thành, Nam Sách.

+ Các công trình khác: Củng cố và khép kín dần hàng tre chắn sóng. b, Hệ thống thuỷ nông: Đầu tư đảm bảo dẫn nước tưới tiêu kết hợp phát triển giao thông thuỷ và du lịch; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương (500km) nhằm nối mạng hoàn chỉnh đồng bộ những tuyến kênh đã làm xong, trong đó tập trung đầu tư kênh mương cấp 3, chú trọng tới những vùng thâm canh cao; mở rộng diện tích tưới tiêu và nâng cao chất lượng tưới tiêu, xây dựng, nâng cấp 15 trạm bơm, thay thế 60 máy bơm trục ngang cũ 4000 m3/h sang máy hỗn hợp 4000 m3/h, tăng thêm năng lực tưới tiêu chủ động cho khoảng 25.000ha, xoá bỏ 50% số trạm bơm dã chiến. Tổng vốn đầu tư khoảng 738 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dương (Trang 62 - 63)